RÈN LUYỆN nề nếp THÓI QUEN BAN đầu CHO TRẺ 18 – 24 THÁNG TUỔI - Pdf 32

RÈN LUYỆN NỀ NẾP THÓI QUEN BAN ĐẦU
CHO TRẺ 18 – 24 THÁNG TUỔI.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Năm nào cũng vậy cứ vào đầu năm học mới là trường chúng tôi lại đón nhận
những cháu mới, thời gian đó cũng là lúc trường tôi phải đối đầu với thực trạng:
Không ít bé bị sốt, ho, nôn trớ, khóc liên tục, nhiều bé sút cân, cứ nghe đến hai chữ
“đi học” là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm
đã chọn biện pháp tiêu cực là cho bé nghỉ học, có phụ huynh đe dọa, buộc bé phải
đến trường. Thế là, có bé mới vào học được vài ngày cha mẹ thấy bé khóc quá, “xót
con” nên cho nghỉ; Có bé cứ đi học được 1 ngày lại nghỉ hai ba ngày do bị sốt, thậm
chí có bé phải nằm viện cả tuần lễ, phụ huynh lại đến xin rút hồ sơ; Có bé chưa quen
với chế độ dinh dưỡng của trường nên bị tiêu chảy, lại cũng xin nghỉ học … Từ đó
dẫn đến tình trạng sĩ số cháu không ổn định, tăng giảm liên tục và để đảm bảo sĩ số
cháu theo kế hoạch đề ra nhà trường phải nhận thêm bé khác vào để bổ sung vào chỗ
trống của những bé đã nghỉ. Vậy là bé này vừa quen cô, quen bạn hết khóc thì có bé
mới vào lại khóc tiếp.
Do đó, nề nếp lớp chậm ổn định và trong thời gian này giáo viên rất vất vả các cô ăn
không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Cá biệt, có khi suốt cả tuần lễ, cả trường không
ngủ được vì trưa nào cũng có bé khóc. Không chỉ có thế, phụ huynh cũng không an
tâm khi gửi con đến trường, cứ “thập thò” ở cửa lớp để “rình” xem con mình hết khóc
chưa? Có ăn được không? Có ngủ ngon không? ...
Trẻ nhà trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 18 – 24 tháng, trẻ còn đang rất bé, dễ bị tổn
thương về tâm lý vì ở độ tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, là một giáo
viên mầm non được phân công phụ trách trẻ nhà trẻ, tôi thấy việc giáo dục đưa các
cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong suốt quá trình cháu học ở nhà trẻ. Vì trẻ chưa tách rời khỏi bố
mẹ, gia đình...nên khi mới nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ
lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc,
không ăn không ngủ, hoặc không tham gia mọi hoạt động ... có thể trẻ dường như
không hòa nhập vào tập thể.

Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi trường
hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo
một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 18 –
24 tháng tuổi, nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức,
thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.... thì việc rèn nề nếp, thói
quen cho trẻ đạt kết quả cao hơn nhằm tìm ra được biện pháp tốt nhất giúp trẻ có
được nề nếp, thói quen ban đầu và giúp cho tôi và đồng nghiệp có được những giải
pháp để dạy trẻ đật hiệu quả cao.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1.1. Cơ sở lý luận.
Để thực hiện được những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen
ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng
được đổi mới. Đặc biệt việc giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi
18 – 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ
không đưa lại hiệu quả cao, không phát huy được tính chủ động tích cực và khả năng
sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một
cách thụ động.
1.2. Thực trạng.
- Trường mầm non Quảng Đức luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo
sâu sát cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo mọi
2


điều kiện giúp đỡ về mọi mặt, bên cạnh đó là đội ngũ giáo viên có trình độ, có nhiều
kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục các cháu.
- Lớp được phân công 2 cô phụ trách 28 cháu, các cô đều có trình đọ chuyên
môn, có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở độ
tuổi nhà trẻ.
- Cơ sở vật chất của lớp để phục vụ cho mọi hoạt động cần thiết của trẻ tương

- Biết tự xúc ăn và ăn uống sạch sẽ.
- Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc, biết lấy và cất gối giúp cô.
- Tham gia chơi nhiệt tình, có nề nếp trong vui chơi, biết cất đồ chơi đúng
nơi quy định.
- Trẻ hứng thú có nề nếp trong học tập.
20%
- Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, biết tự đi vệ sinh.
25%
Để đi vào nề nếp thói quen cho trẻ từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên,
dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đè ra một số biện pháp:
2. Các giải pháp thực hiện:
2.1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và
khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 18 – 24
tháng tuổi.
Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả
cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu
3


nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan
trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và
điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra những biện
pháp thực hiện hữu hiệu nhất.
2.2. Phân nhóm trẻ theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có biện pháp thích
hợp.
- Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề trọng
tâm . Ngoài ra tiến hành tổ chức để các cháu đi vào nề nếp thói quyên mọi lúc mọi
nơi . Vì vậy mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đêì phải nghiên cứu lập ra chương
trình kế hoạch bồi dưỡng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một



Trẻ 18- 24 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinnh lý phát triển mạnh , trẻ còn bé
hay tò mò bắt chước , tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng , sử dụng khen chê
đúng mức . Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ , nhưng
không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, nên tôi thường khen những
gương tốt để trẻ bắt chước
Ví dụ : Cô khen những trẻ đi học ngoan , đúng giờ , mặc quần áo , đầu tóc gọn
gàng sạch đẹp . Biết chào cô khi đến lớp , thông qua các bài hát , bài thơ câu chuyện
mọi lúc mọi nơi , cũng giúp trẻ có thói quyen nề nếp hơn hoặc cô không nên chê trẻ
trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt hay
trong lớp còn một và cháu hay nhõng nhẽo không nge lời cô do sự nuông chiều của
ông bà bố mẹ... tôi dựa vào lúc có điều kiện , trong gìơ hoạt động nào đó mà trẻ có
thể học tập bắt chước . Tôi đã tận dụng cơ hội đó để thay đổi trẻ bằng mọi hình thức
. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần . Do được cô tạo
điều kiện giúp đỡ kết hợp rèn luyện mà trẻ đã thực sự hòa nhập vào nề nếp khuôn
khổ của cả lớp một cách thoải mái , dễ dàng và tự tin
2.5 Rèn luyện thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động : giờ ăn , giờ ngủ, vệ
sinh học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ
được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp, thói quen đâu phải
là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế cháu còn rất bé chưa có ý thức như các anh chị lớn,
điều này cũng là một thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen
thường xuyên, phải luôn nhẹ nhàng, gần gủi và tình cảm với trẻ để uốn nắn hoặc
thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện.... trò chơi có nọi dung nói về nề nếp thói quen
tôi cũng có thể sử dụng để trẻ có phần nào liên hệ với bản thân và ngoan hơn, biết
vâng lời cô giáo. Nhờ sự tạo điều kiện và giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời
thường xuyên, liên tục, do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt
động, mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn.
2.6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phối kết hợp với

Qua quá trình cô giúp trẻ đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo và các bạn,
yêu trường, mến lớp, tình cảm thân mật giữa cô và các bạn ngày càng gắn bó gần gủi
hơn. Từ đó dã mất dần tình trạng đến lớp ngồi một mình khóc dễ gây nhớ gia đình
của trẻ.
PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể
như sau:
Các cháu đã thực sự hứng thú thích đi học yêu mến cô giáo và các bạn, có nề
nếp, tham gia nhiệt tình trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn
cụ thể:
NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

TỶ LỆ
%
90%
97%
5%
98%
96%
98%

- Trẻ thích và đi học chuyên cần.
- Trẻ tự giác và có thói quen chào hỏi.
- Trẻ mang quà đến lớp.
- Biết tự xúc ăn và ăn uống sạch sẽ.
- Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc, biết lấy và cất gối giúp cô.
- Tham gia chơi nhiệt tình, có nề nếp trong vui chơi, biết cất đồ chơi đúng
nơi quy định.
- Trẻ hứng thú có nề nếp trong học tập.

thói quen ban đầu cho trẻ.
- Làm đồ dùng kết hợp tham mưu bổ sung ý kiến nâng cao cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động của trẻ.
- Lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi,
tuyên truyền giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Đưa việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ vào tất cả các hoạt động trong ngày,
nhằm giúp trẻ có nề nếp tốt.
- Để trẻ có thói quen nề nếp tốt thì cô giáo trước hết phải thực sự là người bạn
lớn của trẻ, luôn bên cạnh trẻ để kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích cho trẻ, gợi mở
cho trẻ khi còn lúng túng.
- Quá trình rèn luyện cho trẻ cô phải quan tâm đến khả năng và tính cách từng
trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
- Tham gia đầy đủ các buổi thao giảng của ngành của trường tổ chức.
- Ngoài chuyên môn vững vàng cô còn phải thực sự hoà nhập vào thế giới của
trẻ thơ. Cô là người hiểu tâm lý của trẻ, biết được ý định thực hiện của trẻ, cô nhẹ
nhàng, tình cảm dẫn dắt trẻ tìm hiểu và cùng thể hiện, đến với trẻ bằng những tình
cảm thân thương, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt được hiệu quả cao
trong mọi hoạt động.

7


- Phải tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được
tâm sinh lý trẻ khi bắt đầu đi học cũng như ý nghĩa của việc đưa bé đến trường mầm
non nhằm giúp phụ huynh an tâm và có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường.
- Phải có sự thống nhất trong chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bộ
phận trong nhà trường về yêu cầu, nội dung cũng như biện pháp thực hiện.
3. Kết luận.
Toàn bộ bài sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi xoay quanh nội dung là làm
sao cho trẻ có được nề nếp thói quen ban đầu cho tốt. Tôi đã đầu tư nghiên cứu ngay



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status