CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG MÔN SINH HỌC LỚP 9 - Pdf 33

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ PHÚC YÊN
TRƯỜNG THCS & THPT HAI BÀ TRƯNG

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 20 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9

Người thực hiện: Ngô Thị Hương Thảo
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Hai Bà Trưng
- Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Năm học: 2015 - 2016

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
1
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

A. PHẦN MỞ ĐẦU

nâng cao ở phần sinh vật và môi trường trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9.
- Giúp HS tránh nhầm lẫn trong một số dạng bài tập nâng cao về sinh vật và môi trường như
giới hạn sinh thái, mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
trong hệ sinh thái.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
2
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
PHẦN I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chương 1 : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Môi trường và các nhân tố sinh thái
1.1.1 Môi trường sống của sinh vật
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
- Có 4 loại môi trường sống chủ yếu:+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất, không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
1.1.2 Các nhân tố sinh thái của môi trường
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
Có 2 nhóm nhân tố sinh thái
- Nhân tố vô sinh: + Khí hậu gồm : nhiệt độ, ánh sáng, gió…
+ Nước : Nước ngọt, mặn, lợ…
+ Địa hình : Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất…

1.2 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
1.2.1 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Những đặc điểm của cây
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Số lượng cành cây
- Thân
Đặc điểm sinh lý
- Quang hợp
- Hô hấp
- Thoát hơi nước

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm,
dưới tán cây khác, trong nhà…

- Tán lá rộng
- Phân cành nhiều
- Thấp

- Tán lá rộng vừa phải
- Ít
- Cao hoặc cao trung bình

- Cao hơn
- Cao hơn
- Cao hơn

- Yếu hơn

cá đẻ, tạo ngày nhân tạo để gà đẻ nhiều trứng.
1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
1.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái và đặc điểm sinh lí của thực vật:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
4
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái thực vật:
+ Thực vật vùng nhiệt đới: bề mặt lá có tầng cuticun dày để hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt
độ cao.
+ Thực vật vùng ôn đới: rụng lá mùa đông giảm diện tích tiếp xúc không khí lạnh và giảm
thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có lớp bần dày cách nhiệt.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí thực vật:
+ Cây chỉ quang hợp và hô hấp tốt ở nhiệt độ 20 – 30 0C . Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở
nhiệt độ quá thấp (00C) hoặc quá cao ( hơn 400C)
Lưu ý: Cường độ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước tăng khi nhiệt độ tăng đến mức độ nhất
định. Cường độ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước giảm khi nhiệt độ giảm đến mức độ nhất
định.
1.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái và đặc điểm sinh lí của động vật:
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của động vật:
+ Động vật vùng lạnh: lông dày, dài, kích thước lớn, có tập tính ngủ đông.
+ Động vật vùng nóng: lông ngắn, thưa, kích thước nhỏ hơn, có tập tính ngủ hè.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh vật chia thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường : Vi sinh vật,
nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát.

THCS &
5
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Cạnh tranh : thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái…
* Mở rộng:
+ Khi có gió bão thực vật sống cùng nhóm có lợi: giảm bớt sức thổi của gió giúp cây không
bị đổ.
+ Động vật sống thành bầy đàn: Có lợi trong tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn
và tự vệ tốt hơn.
+ Khi gặp điều kiện sống thuận lợi: nguồn thức ăn phong phú, nơi ở rộng rãi… sinh vật có
hiện tượng quần tụ làm số lượng cá thể tăng cao.
+ Khi gặp điều kiện sống bất lợi, số lượng cá thể tăng quá cao, thiếu thức ăn, nơi ở chật
chội, con đực tranh giành con cái…, các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới
một số cá thể yếu phải tách ra khỏi nhóm( Ý nghĩa: làm giảm nhẹ sự cạnh tranh ngăn ngừa
gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng).
1.5.2. Quan hệ khác loài
Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ và đối địch
- Hỗ trợ:+ Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ví dụ: Ở địa y: sợi
nấm hút nước, muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước, muối khoáng và năng
lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ cho nấm và tảo.
+ Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có
lợi và cũng không có hại. Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
- Đối địch:+ Cạnh tranh: Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều
kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Ví dụ: Trên 1
cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
7
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 2: HỆ SINH THÁI
2.1 Quần thể sinh vật
2.1.1. Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong
một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong quần thể
có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én…
* Mở rộng: Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể hay không?( Không phải là
quần thể vì nó chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể)
* Chú ý: Để nhận biết 1 quần thể cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong
2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của quần thể :
2.1.2.1 Tỷ lệ giới tính : Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
Ý nghĩa: Tỷ lệ này đảm bảo hiệu quả sinh sản (thay đổi theo thành phần nhóm tuổi và phụ
thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái)
* Mở rộng: Cấu trúc giới tính phụ thuộc vào cách tham gia sinh sản của cá thể :
- Sống đôi: bồ câu, chim yến, cánh cụt.
- Đa thê, đa phu: gà, vịt, dê, bò.
* Liên hệ: Trong chăn nuôi người ta áp dụng tuỳ từng loài mà điều chỉnh tỷ lệ đực cái cho
phù hợp với mụ đích. Ví dụ: ở gà, vịt số lượng con đực ít hơn con mái rất nhiều
2.1.2.2 Thành phần nhóm tuổi

THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Ngoài ra các nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể thay đổi phụ thuộc vào một số
yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư..
2.1.2.3 Mật độ quần thể
Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
Ví dụ : Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2 ; mật độ rau cải 40 cây/ 1m2
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào :
+ Chu kì sống của sinh vật.
+ Nguồn thức ăn của quần thể.
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội.
* Nâng cao: Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng mật độ quần thể là cơ bản nhất vì mật
độ quần thể quyết định các đặc trưng khác.
* Liên hệ : Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật để luôn giữ mật độ thích
hợp: Trồng dày hợp lý, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn, điều kiện chăm sóc…
2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- Môi trường ( nhân tố sinh thái ) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
+ Số lượng muỗi nhiều khi thời tiết ẩm
+ Mùa mưa ếch nhái tăng
+ Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều
+ Số lượng ếch nhái giảm nhiều vào mùa khô hạn
+ Số lượng cá thể biến đổi lớn
- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng
*Liên hệ : Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể : Trồng dày hợp lý; thả cá vừa phải
phù hợp với diện tích
2.1.3.1 Trạng thái cân bằng của quần thể:


- Do những thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường (khí hậu, thổ
nhưỡng…) và các nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể (sự cạnh tranh giữa các cá thể
trong 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt…) đã tác động đến tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong và sự phát
tán của quần thể( mùa đông sinh vật sinh sản kém, các cá thể non dễ bị chết).
- Nhân tố quyết định sự biến động số lượng có thể khác nhau tuỳ từng quần thể và tuỳ từng
giai đoạn trong chu kỳ sống( sâu bọ thì nhiệt độ có vai trò quyết định, với các loài chim thì
nhân tố quyết định lại là thức ăn về mùa đông và nơi làm tổ về mùa hè)
2.2 Quần thể người
2.2.1 Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác
- Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể các sinh vật khác(giới tính,
nhóm tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong…)
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác : kinh tế, văn hoá,
pháp luật, hôn nhân, giáo dục …
* Mở rộng: sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác là do con người có
lao động và tư duy nên có khả năng cải tạo thiên nhiên, điều chỉnh các đặc điểm sinh thái
trong quần thể  Sự khác nhau đó thể hiện sự tiến hoá và hoàn thiện trong quần thể người.
2.2.2 Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người .
- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi : nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao
động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng .
Ý nghĩa: Thấy được thành phần nhóm tuổi trong quần thể người liên quan đến dân số và
kinh tế - chính trị của quốc gia.
- Đặc trưng nhóm tuổi liên quan đến tỷ lệ sinh, tử, nguồn nhân lực, lao động sản xuất.
- Tháp dân số ( tháp tuổi ) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước.

* Liên hệ: Nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng, giảm
dân số: + Tháp dân số trẻ: Tỷ lệ tăng trưởng dân số cao.
+ Tháp dân số già: Tỷ lệ người già nhiều, tỷ lệ sơ sinh ít.
2.2.3 Tăng dân số và phát triển xã hội.
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.

những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn.
+ Quần thể đặc trưng của quần xã sinh vật: Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn
các loài khác. Ví dụ: Quần thể cây cọ tiêu biểu đặc trưng nhất cho quần xã SV đồi núi trung
du Phú Thọ.
* Mở rộng: Cấu trúc đặc trưng của quần xã được đánh giá qua chỉ số loài đặc trưng.
2.3.3 Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn luôn tác động và tạo nên tính chất thay đổi theo chu
kì của quần xã.
Ví dụ: Các quần xã ở vùng nhiệt đới thay đổi theo chu kỳ ngày đêm rất rõ: phần lớn động
vật hoạt động vào ban ngày, nhưng ếch, nhái, chim cú, vạc, muỗi... hoạt động mạnh về ban
đêm.
Các quần xã ở vùng lạnh thay đổi chu kỳ theo mùa rõ hơn (chim và nhiều động vật
di trú vào mùa đông lạnh giá, rừng cây lá rộng ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa khô...).
- Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển  động vật cũng phát triển.( Nếu cây phát triển 
sâu ăn lá tăng  chim ăn sâu tăng  sâu ăn lá lại giảm)
+ Nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì?( Nếu số lượng sâu bị giảm do
chim ăn sâu thì cây lại phát triển và sâu lại phát triển) Số lượng loài động vật này khống chế
số lượng loài động vật khác
* Quần xã luôn có cấu trúc ổn định: Do có sự cân bằng các quần thể trong quần xã.
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống
chế ở mức độ phù hợp với môi trường. Giữa các quần thể trong quần xã thường xuyên diễn
ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch hoặc kìm hãm lẫn nhau gọi là hiện tượng khống chế sinh
học.
Tất cả những quan hệ đó, làm cho quần xã luôn luôn dao động trong một thế cân bằng, tạo
nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động
quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học
*Quần xã có cấu trúc động vì:
- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài.


thực vật chết thành các chất vô cơ.
*Hệ sinh thái không hoàn chỉnh : Ví dụ: Hệ sinh thái đáy biển sâu: thiếu thành phần sinh
vật sản xuất vì ở đáy biển sâu ánh sáng không thể chiếu tới nên không có thực vật, các sinh
vật tiêu thụ chủ yếu là động vật ăn thịt hoặc ăn xác chết của thực vật hoặc động vật trôi nổi
chìm xuống.
* Các thành phần trong hệ sinh thái có mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lượng:
- Một phần năng lượng ánh sáng mặt trời, chất vô cơ trong hệ sinh thái được cây xanh
(SVSX) hấp thụ để tạo chất hữu cơ.
- Động vật ăn thực vật: (SVTT bậc 1) tiêu thụ 1 phần chất hữu cơ của sinh vật sản xuất.
- Động vật ăn thịt (SVTT bậc 2, 3, 4…) tiêu thụ 1 phần SVTT bậc 1.
- Khi các SVSX và SVTT chết đi, xác của chúng được SV phân giải, phân giải thành chất
vô cơ để cung cấp cho SVSX tổng hợp chất hữu cơ
* Các kiểu hệ sinh thái: thuộc 3 nhóm:
- Các hệ sinh thái trên cạn gồm có rừng nhiệt đới, cây bụi - cỏ nhiệt đới (savan), hoang mạc
nhiệt đới và ôn đới, thảo nguyên, rừng lá ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới
lạnh,...
- Các hệ sinh thái nước mặn gồm có hệ sinh thái vùng ven bờ và vùng khơi.
- Các hệ sinh thái nước ngọt gồm có hệ sinh thái nước đứng (ao, đầm, hồ) và hệ sinh thái
nước chảy (sông, suối).
2.4.2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
2.4.2.1 Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn : Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1
mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía
sau tiêu thụ
- Có 2 loại chuỗi thức ăn:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
12
THPT Hai Bà Trưng


Lưới thức ăn : Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Mắt xích chung: Châu chấu, chuột, ếch, rắn chim ăn sâu, cú mèo.
Mở rộng: Bậc dinh dưỡng bao gồm những mắt xích thức ăn thuộc một nhóm, sắp xếp theo
thành phần của nhóm thức ăn như sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc I, II, III…
Cây ngô
sâu ăn lá ngô
nhái
rắn hổ mang
diều hâu
Bậc 1

bậc 2

bậc 3

bậc 4

bậc 5

* Liên hệ: Trong thực tiễn sản xuất người nông dân có biện pháp kĩ thuật để tận dụng nguồn
thức ăn của Sinh vật: Thả nhiều cá trong ao. Dự trữ thức ăn cho động vật trong mùa khô
hạn.
Chương 3: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1 Tác động của con người tới môi trường
3.1.1 Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội
* Tác động của con người:
- Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ  giảm diện tích rừng.
- Xã hội nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

3.2.2 Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
3.2.2.1 Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO 2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy
nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
3.2.2.2 Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước
ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi)  nước mưa  đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất  nước mưa  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3.2.2.3 Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện
nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
3.2.2.4 Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
3.2.2.5 Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệng vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi
trường kém...
3.2.3 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Hạn chế ô nhiễm không khí : Phải có qui hoạch tốt và bố trí hợp lí khi xây dựng khu công
nghiệp, khu dân cư tránh ô nhiễm không khí ở khu dân cư.
- Tăng cường việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn. Cần lắp
đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ
để sử dụng các nguyên liệu không gây khói bụi.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo

- Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiêm xmặn.. và nâng cao độ
phì nhiêu của đất.
- Biện pháp: Thuỷ lợi, kĩ thuật làm đất, bón phân, chế độ canh tác... đặc biệt là trồng cây,
gây rừng nhất là rừng đầu nguồn.
4.1.2.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
- Vai trò của nước: Nước là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái
đất.
- Thực trạng hiện nay: Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt.
- Cách sử dụng hợp lí: khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt
xuống sông, hồ, ao, biển.. tiết kiệm nguồn nước.
4.1.3 Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
- Vai trò của rừng: Rừng cung cấp lâm sản quý: gỗ, củi, thuốc chữa bệnh, là nơi sống của
nhiều loài sinh vật, điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, xói mòn đất, góp phần giữ cân bằng sinh
thái.
- Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn, ảnh hưởng tới
khí hậu của trái đất do lượng nước bốc hơi ít...
- Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: khai thác hợp lí kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng.
Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
4.2 Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
4.2.1 Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
- Môi trường đạng bị suy thoái.
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng
tránh ô nhiễm môi trường, luc lụt, hạn hán, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
4.2.2 Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
15
THPT Hai Bà Trưng



- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng
nguồn nước...
- Phòng cháy rừng  bảo vệ rừng.
- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
4.3.2 Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
4.3.3 Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực và thực phẩm nuôi sống con người.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam:
+ Vùng núi phía Bắc: Chủ yếu trồng quế, hồi, lúa nương...
+ Vùng trung du phía Bắc: Chủ yếu trồng chè.
+ Vùng tây nguyên: Chuyên trồng cà phê.
+Vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng: Phát triển nghề trồng lúa nước.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Trồng lúa nước.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
16
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp là cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu,
đồng thời cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

cá nhân với lợi ích cộng đồng (lợi ích cá nhân, quốc gia, quốc tế) để bảo vệ môi trường và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
PHẦN II: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. HỆ THỐNG CÂU HỎI ( HS tự làm)
Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Gồm các nhóm nào? Phân biệt các nhân tố vô sinh và hữu
sinh. Tại sao có thể tách nhân tố con người riêng thành một nhóm?
Câu 2: Nhân tố ánh sáng có vai trò như thế nào đến đời sống sinh vật?
Câu 3: Nhân tố nhiệt độ có vai trò như thế nào đến đời sống sinh vật? Thế nào là giới hạn
sinh thái? Cho ví dụ về giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam?
Câu 4: Nhân tố độ ẩm, không khí, đất có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật?
Câu 5:Trình bày các mối quan hệ sinh thái cùng loài. Ý nghĩa từng mối quan hệ đó?
Câu 6:Trình bày các mối quan hệ sinh thái khác loài. Ý nghĩa từng mối quan hệ đó?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
17
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 7: Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể có những đặc trưng nào? Vì sao mật độ
quần thể lại được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể? Điều kiện môi trường sống có
ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật? Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong
quần thể?
Câu 8: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác? Quần thể người có
đặc trưng nào? Tỉ lệ giới tính ở quần thể người có đặc trưng như thế nào? Đặc trưng về
thành phần nhóm tuổi ở quần thể người biểu hiện điều gì? Quá trình tăng dân số của quần
thể người và sự phát triển xã hội có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 9: Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu và phân tích các ví dụ về quan hệ sinh thái giữa

+ Thực vật ưa sáng: thanh long, sen, tiêu, ớt, mướp, lúa, chuối, nhãn..
+ Thực vật ưa bóng: lan, mộc lan, hải đường, vạn niên thanh, gừng, riềng…
c) Hãy kể tên một số loài thực vật thuộc hai nhóm ưa ẩm, chịu hạn?
+ Thực vật ưa ẩm: lan, thiên lý, rọc mùng, rau mác…
+ Thực vật chịu hạn: xương rồng, hoa giấy, thanh long, thông…
d) Hãy kể tên một số loài động vật thuộc hai nhóm ưa sáng, ưa tối?
+ Động vật ưa sáng: dê, cừu, trâu, bò, gà, bồ câu…
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
18
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Động vật ưa tối: cú mèo, dơi, bướm đêm, muỗi, nhím, …
e) Các ví dụ sau đâu là quần thể sinh vật, đâu không phải quần thể sinh vật?
(1) Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
(2) Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
(3) Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
(4) Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
(5) Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái giao phối với
nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
(6) Tập hợp cá trắm cỏ trong ao.
(7) Chim ở lũy tre làng.
(8) Bèo trên mặt ao.
(9) Loài Vọoc quần đùi trắng ở khu bảo tồn rừng Cúc Phương.
(10) Các cây ven hồ.
(11) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.

THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Bài tập về Hệ sinh thái.
2.1 Các dạng bài tập liên quan tới lưới thức ăn và chuỗi thức ăn:
2.1.1. Xác định một loài động vật nào đó là động vật tiêu thụ bậc mấy trong lưới thức
ăn.
* Các bước giải bài tập chuỗi – lưới thức ăn
Bước 1: Xác định các thành phần của hệ sinh thái mà đề bài đã cho. Phải xác định được:
- Sinh vật sản xuất: Thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ:
+ Động vật ăn sinh vật sản xuất( ăn thực vật): động vật tiêu thụ bậc 1
+ Động vật ăn thịt: Động vật tiêu thụ bậc 2, bậc 3, bậc n …
- Sinh vật phân hủy
Bước 2: Xây dựng chuỗi – lưới thức ăn hoàn chỉnh.
Dạng 1: Xác định một loài động vật nào đó là động vật tiêu thụ bậc mấy trong lưới thức
ăn.
Ví dụ 1: Cho các dữ liệu sau: Cây cỏ, bọ rùa, gà, cáo , diều hâu, rắn, dê, ếch, châu
chấu, hổ, vi sinh vật. Em hãy xây dựng lưới thức ăn và xác định bậc dinh dưỡng của các
sinh vật ở lưới thức ăn đó. Trả lời:
+Xác định các bậc dinh dưỡng của các sinh vật trong lưới thức ăn.
- Sinh vật sản xuất: Cây cỏ.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bọ rùa, châu chấu, dê.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: ếch, gà, diều hâu, hổ
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn, diều hâu, cáo, hổ.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: hổ
- Sinh vật phân giải: Vi sinh vật.

Bước 1: Viết các chuỗi thức ăn có liên quan đến sinh vật mà đề bài yêu cầu.
Bước 2: Kết luận.
Ví dụ 4: Lấy ví dụ 1 ở trên (1) Hãy cho biết ếch tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
- Các chuỗi thức ăn liên quan tới sâu ăn lá:
+ Cây cỏ  bọ rùaếchrắn vi sinh vật.
+ Cây cỏ  bọ rùa ếchdiều hâuvi sinh vật
+ Cây cỏ  châu chấuếchrắn vi sinh vật.
+ Cây cỏ  châu chấuếchdiều hâuvi sinh vật
- Vậy ếch tham gia vào chuỗi 4 thức ăn.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI TRONG CÁC ĐỀ THI
Câu 1: Giới hạn về nhiêt độ của 1 loài sinh vật là gì? Động vật biến nhiệt và động vật đẳng
nhiệt có phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ môi trường khác nhau như thế nào?
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Vĩnh phúc 2008-2009)
Câu 2. Nêu tên các mối quan hệ khác loài? Lấy ví dụ và cho biết đặc điểm của các mối quan
hệ nêu trên?
(Đề thi chọn HSG Hà nam 2009-2010)
Câu 3: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Tại
sao cần phải ban hành Luật bảo vệ môi trường?
(Đề khảo sát ĐT HSG Yên lạc 2009-2010)
Câu 4: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
(Đề thi chọn HSG huyện krongnang 2009-2010)
Câu 5:
a, Giới hạn sinh thái là gì? Hiểu biết về giới hạn sinh thái được con người ứng dụng gì
trong trồng trọt và chăn nuôi?
b, Phân tích mối quan hệ giữa nấm và tảo để tạo thành địa y?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh phúc 2010-2011)
Câu 6: Cho biết các yếu tố cấu thành hệ sinh thái.
(Đề thi chọn HSG Hà nội 2008-2009)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &

- Hội sinh : 5
- Hợp tác : 6
- Vật kí sinh và vật chủ: 2, 4
- Vật ăn thịt và con mồi: 1, 10.
Câu 10: Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với
sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh Phúc 2011-2012)
Gợi ý trả lời..........
Điểm khác nhau:
- Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt
hơn động vật biến nhiệt.
- Vì động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và toả nhiệt), còn động
vật biến nhiệt thì không.
Câu 11: Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đã giúp quần thể tồn tại
và phát triển ổn định?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh Phúc 2012-2013)
Gợi ý trả lời..........
- Các mối quan hệ trên giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định vì:
+ Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể trong quần thể kiếm sống hiệu quả hơn, bảo vệ nhau
chống lại kẻ thù tốt hơn.
+ Quan hệ cạnh tranh giúp quần thể duy trì số lượng và phân bố cá thể hợp lí, phù hợp với
khả năng đáp ứng nguồn sống của môi trường giúp quần thể phát triển ổn định.
Câu 12:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
22
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

b. Ngày nay chúng ta thường nhắc đến hiện tượng ô nhiễm phóng xạ. Hãy cho biết nguồn ô
nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ?
(Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Vĩnh Phúc 2013-2014)
Gợi ý trả lời..........
a, Khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh:
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục
hồi
b, Nguồn ô nhiễm phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy
điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
Phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ vì: Chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và
sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư…
Câu 15:
a. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể? Giải thích?
- Tập hợp những con ốc trong ao.
- Tập hợp những con cá chép có trong những cái ao ở cạnh nhau.
b. Khi gặp điều kiện bất lợi, các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt làm cho một số
cá thể tách khỏi nhóm. Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
23
THPT Hai Bà Trưng


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

c. Vì sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì tính ổn định và khả năng tự điều
chỉnh của hệ sinh thái càng cao?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh Phúc 2014-2015)

85
90
95
96
Tỉ lệ trứng nở (%)
0
5
90
90
5
0
a. Từ bảng số liệu trên, nêu nhận xét về sự phụ thuộc giữa tỉ lệ nở của trứng với độ ẩm
tương đối. Xác định giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng cực thuận của độ ẩm
không khí đối với sự nở của trứng.
b. Điều gì xảy ra nếu nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận ? Giải
thích.
(Đề thi chọn HSG Thang hóa 2013-2014)
Gợi ý trả lời..........
a. Nhận xét: Các số liệu thu được mô tả giới hạn sinh thái của sự nở trứng đối với độ ẩm:
+ Khi độ ẩm phòng ấp bằng 74% hoặc bằng 96% thì tỉ lệ nở của trứng bằng 0.
+ Trong khoảng giới hạn độ ẩm (74%;85%) thì tỉ lệ nở của trứng tăng;
Trong khoảng giới hạn độ ẩm (90%;96%) thì tỉ lệ nở của trứng giảm.
+ Trong giới hạn độ ẩm từ 85%  đến 90% thì tỉ lệ nở của trứng cao nhất và không đổi;
- Giới hạn dưới, giới hạn trên, khoảng cực thuận
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
24
THPT Hai Bà Trưng



2, sinh vật tiêu thụ bậc 3, sinh vật tiêu thụ bậc 4?
b) Giả sử chim ăn hạt là loài chim quý hiếm cần được bảo vệ thì việc tiêu diệt hoàn toàn
chim diều hâu có phải là biện pháp hữu hiệu hay không? Vì sao?
Gợi ý trả lời..........
a) Xác định dạng sinh vật:
- Sinh vật sản xuất: thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Chuột, thỏ, sóc, chim ăn hạt, côn trùng ăn thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sói, diều hâu, rắn, ếch, chim ăn côn trùng, nhện.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: sói, diều hâu, chim ăn côn trùng, rắn.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: soi, diều hâu
- Sinh vật phân hủy: vi sinh vật.
b) Việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu để bảo vệ chim ăn hạt là loài chim quý hiếm
không phải là biện pháp hữu hiệu. Vì:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên: Ngô Thị Hương Thảo
THCS &
25
THPT Hai Bà Trưng



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status