Giải pháp phát triển du lịch Việt nam - Pdf 33

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá là một sản phẩm do con người tạo nên, nó không do một cá nhân
mà do cả một cộng đồng, tập thể người. Tương ứng với mỗi một thời kỳ phát
triển của loài người là một nền văn hoá tập trung riêng. Đồng thời văn hoá tự
đánh giá phần nào sự phát triển của văn minh nhân loại và ngày nay văn hoá còn
là một yếu tố cấu thành thúc đẩy động cơ đi du lịch. Mỗi một quốc gia và một
dân tộc có những nét đặc trưng văn hoá riêng do vậy để hiểu biết, giao lưu tìm
hiểu và thưởng thức buộc con người phải có hoạt động đi du lịch và thông qua
du lịch cảm thấy gần gũi thân thiết với nhau hơn.
Ở Việt Nam bắt đầu từ nền văn hoá đất nước trải dài theo thời gian thông
qua năm tháng đã tích lũy được một kho tàng văn hoá lớn và nó ngày càng có
sức thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người ở các quốc gia khác nhau. Hơn bất
cứ một ngành nào du lịch ngày càng có mối quan hệ mật thiết với văn hoá. Văn
hoá không chỉ là động lực của sự phát triển mà còn được gọi là điểm tựa, là nền
tảng cho sự phát triển bền vững. Văn hoá du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo
trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. Trong Nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch
to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái, môi trường xây dựng
các chương trình và các điểm hấp dẫn du lịch về văn hoá, di tích lịch sử và danh
lam thắng cảnh.
Hà Nội được coi là cái nôi văn hoá của cả nước, nơi tập trung nhiều giá trị
văn hoá gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, có sức thu hút lôi cuốn
ngày càng nhiều khách du lịch.
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi
trọng sự phát triển của du lịch văn hoá bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du
lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh
năm. Nguồn thu từ du lịch văn hóa là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng
ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh. Điều
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368

cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phương thức hấp
dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du
lịch văn hoá thường để dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hoá được xem là tổng thể của Du lịch - xem đó là một hiện
tượng văn hoá nhằm thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá.
Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể chia du lịch văn hoá ra
nhiều loại.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là
chủ yếu. Mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu nghiên cứu. Đối tượng
khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.
+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất du
khách thường kết hợp giữa tham quan. Với nghiên cứu tìm hiểu văn hoá trong
một chuyến đi. Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên
cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan vừa để nghiên cứu còn có những
khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tìm hoặc có thể theo trào
lưu... Do vậy trong một chuyến du lịch du khách thường đi đến nhiều điểm du
lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm du lịch
núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn... Đối tượng khách là những người ưa
phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi.
+ Du lịch kết hợp giữa thăm quan văn hoá với các mục đích khác. Mục
đích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề
nghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng của loại hình
này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn,
các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú
có chất lượng cao, quy trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh
toán cao, nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít. Thể loại du
lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công vụ.
Tuy nhiên, sự phân loại Du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ là

hoá là yếu tố tiềm ẩn hoá thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch
trước hết là hoạt động nhằm đi tìm các giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại để
thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng du
lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng văn hoá
và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực
rỡ của nền văn hoá nhân loại, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự xích lại
gần nhau giữa các nền văn hoá nhằm làm cho các dân tộc ngày càng hiểu rõ
nhau hơn. Nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở sự thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm hiểu các di tích lịch sử để cảm thụ
mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
Du lịch và văn hoá là hai khái niệm khác nhau nhưng lại đồng nhất trong
mỗi khát vọng của mỗi con người. Lịch sử phát triển du lịch từ xưa đến nay đã
cho thấy nhờ du lịch mà con người đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ và đã
chuyển hoá khá nhiều giá trị văn hoá thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Như vậy
du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được của con người trong quá trình hiểu
biết để hưởng thụ và sáng tạo. Sự đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế
cho sự phát triển nguồn thu từ du lịch có nguyên nhân từ nhu cầu này - du lịch
phát triển không tách rời nhu cầu hiểu biết, khám phá, sáng tạo. Theo đặc trưng
của văn hoá trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá của dân tộc, biết xem
các di sản văn hoá, di tích lịch sử... Sự phát triển của du lịch ở Hà Nội, cũng như
Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng... là nhờ vào tiềm năng vô giá đó.
b) Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá
Nói đến du lịch văn hoá không có nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất
của sự phát triển văn hoá. Không nhận thức rõ điều này, thì vô tình sự phát triển
chỉ có thể thành công xét về góc độ kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản
sắc dân tộc do sự tiếp xúc với du khách từ khắp năm châu đến Việt Nam.
Phát triển du lịch văn hoá là một định hướng đúng trong quá trình CNH-
HĐH đất nước. Văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du

Xét về hai khía cạnh: người đi du lịch và những nhà kinh doanh đi du lịch
để phát triển du lịch văn hoá thì yếu tố đó là tài nguyên văn hoá bởi vì:
* Khách du lịch: với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá trị
văn hoá tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó và do vậy
họ sẽ đến với du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng,
một địa phương, một đất nước nếu ở đó có tài nguyên văn hoá phong phú, đa
dạng, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc... cùng kết hợp với một số yếu tố khác
tạo nên những địa điểm du lịch văn hoá đầy hấp dẫn, cuốn hút. Chính những yếu
tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá, lôi cuốn và
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch
văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch.
* Nhà kinh doanh: mục đích của những nhà kinh doanh du lịch là làm sao
thu hút được nhiều khách tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực
văn hoá... để từ đó có được doanh thu cao lợi nhuận lớn. Muốn đạt được mục
đích đó để phục vụ khách du lịch đến tham quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên
là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể kinh doanh du lịch được. Khi có tài
nguyên du lịch thì khách mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây ngành du lịch
cũng vì vậy mà phát triển hơn.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hoá, đây
là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hoá với những đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa
dạng độc đáo sẽ ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan nhằm thoả mãn
trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng
về cái hay cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi đất nước. Tài nguyên văn
hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá vật chất qua các di tích lịch
sử, văn hoá, các danh lam, thắng cảnh, các công trình kiến trúc... Ngoài ra nó
còn thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hoá phi vật chất đó là các loại hình
nghệ thuật: tuồng, chèo, múa với múa dân ca... là những nét đặc sắc dân gian và
huyền thoại cho các lễ hội.

nền văn hoá thế giới phát triển.
d) Du lịch văn hoá phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng
thẳng của các trung tâm đô thị hoá cho công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô
nhiễm môi trường trong đô thị.
e) Sự phát triển du lịch văn hoá có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai
thác bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên
xã hội, trong quá trình CNH-HĐH.
h) Du lịch văn hoá là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một
lợi thế lớn cho các nhà kinh doanh du lịch bởi vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về
cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao
động tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng địa điểm du lịch mà sự phát
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triển du lịch nói chung và cụ thể là sự phát triển du lịch văn hoá sẽ tác động tiêu
cực đến đời sống kinh tế từng vùng - đất nước du lịch.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HOÁ Ở HÀ NỘI
I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HÀ NỘI
1. Tài nguyên du lịch văn hoá
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hiến. Cuộc đấu tranh trường kỳ
của dân tộc trong lịch sử giữ nước là truyền thống điểm tựa vững chắc cho du
lịch văn hoá. Đất nước với những chiến công hiển hách từ chống giặc phương
Bắc (Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh...). Những kỳ tích hào hùng qua
cuộc kháng chiến chống Pháp (80 năm), Mỹ (21 năm) Việt Nam đã trở thành
"lương tâm thời đại".
Do những chiến công mà mỗi mảnh đất, mỗi con sông, ngọn núi đều trở
thành huyền thoại.

thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh, đông vui. Xem khắp đất Việt, đó là chỗ danh
thắng, thật là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất
đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời...".
Từ đó đến nay Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội
của cả nước. Đây cũng chính là tiềm năng cho Hà Nội trở thành trung tâm du
lịch hàng đầu của nước ta.
* Hà Nội - vị trí đầu mối giao thông quan trọng
Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và với vị trí thuận lợi
trung tâm châu thổ Bắc Bộ, Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu mối các hệ thống
mạng lưới giao thông: đường bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội toả đi các
miền của đất nước, còn nối tiếp nước ta với các nước láng giềng và thế giới.
Do đầu mối giao thông quan trọng như vậy, khách du lịch quốc tế có thể
từ tuyến đường không, qua cửa khẩu Nội Bài và dừng chân ở Hà Nội để lựa
chọn các phương tiện giao thông phù hợp với các chương trình hấp dẫn của
chuyến đi.
Trong vòng bán kính xấp xỉ 60-80 km, khách du lịch có thể đến đền
Hùng, Tam Đảo (Vĩnh Phú), Hồ Đại Nải, Ba Vì, các làng quan họ ở Hà Bắc,
Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Hoa Lư - Cúc Phương - Nhà thờ đá Ninh
Bình...
- Trong vòng bán kính xấp xỉ 100 km khách có thể đến thăm cảng Hải
Phòng, hải đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long nổi tiếng...
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tính đến năm 2000 thủ đô Hà Nội đã có 201 di tích. Mật độ di tích của
Hà Nội thuộc loại cao nhất cả nước (0,24 di tích trên 1 km
2
). Nhiều quận, huyện
có từ 25 - 50 di tích lịch sử, văn hoá, các danh thắng đã được xếp hạng. Các di
tích lịch sử, văn hoá, danh thắng tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội:
- Chùa Một Cột: Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của

những học trò giỏi trong cả nước. Ngày nay, ở đây được dùng làm nơi trưng bày
chuyên đề về cổ sử của Thủ Đô.
Du khách tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hoá giáo dục có
đủ 900 tuổi mà còn được giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long -
Đông Đô - Hà Nội.
- Di tích thành cổ Hà Nội: Thăng Long là kinh đô từ năm 1010, vua Lý
Thái Tổ đã xây thành trải qua các đời Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng,
Tây Sơn đều sử dụng thành này. Năm 1803, vua Gia Long nhà Nguyễn cho lệnh
phá thành này, xây thành mới. Do đó, vị trí thành Thăng Long từ đời Lý (thế kỷ
11) đến đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19) đến nay chưa thể nói chính xác ở nơi nào.
Còn thành nhà Nguyễn thì tuy nay không còn nhưng các bản đồ cổ vẫn
còn và có thể nhận ra địa giới. "Địa giới phía Bắc là đường Phan Đình Phùng,
phía Đông là đường Phùng Hưng, phía Tây là đường Hùng Vương bây giờ".
Thành cổ đã bị thực dân Pháp phá huỷ từ năm 1894 đến năm 1897. Ngày
nay chỉ còn lại một di tích đáng kể là thềm điện Kính Thiên.
- Cột cờ Hà Nội: Đây là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc
khu vực thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá huỷ do thực dân Pháp tiến
hành trong ba năm 1894-1897.
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu bát giác cao 3m có 8 cửa sổ
tương ứng với 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn đường kính 40 cm cao đến đỉnh
lầu là chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Như vậy toàn bộ cột cờ bao gồm 3 tầng, đế
cao gần 20cm và thân cao khoảng 40cm, là một cao điểm đáng kể ở nội thành
thủ đô Hà Nội.
14


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status