Đề tài Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 (Thi giáo viên giỏi cấp tỉnh) - Pdf 33

Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử
dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện
ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng
không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái
chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có
điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo...
từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình.
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và
kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở
các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy,
cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu,
đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn
học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi
chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ
ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài ‘’Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
qua môn Tiếng Việt 1 – CGD” .
2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp
và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực
đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
+ Về đọc đúng: HS đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh, đọc đúng các
tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ.

Trang 1



Trang 3


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở lí luận
Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương
trình môn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:- Mục
tiêu giáo dục - Nội dung và phương pháp dạy học - Cách thức đánh giá học tập
của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và
phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các
giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh
kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như chúng
ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua
4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình
Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc”
nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu
học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp
nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế
của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách
nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ
vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng
Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc đúng được
chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết
đúng và nói đúng, ... Đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát

- Đa số các em tiếp thu nhanh.
1.2.2. Khó khăn:
- Là chương trình Tiếng Việt mới (năm nay mới áp dụng cho 8 trường trong
toàn huyện) nên giáo viên còn mất nhiều thời gian nghiên cứu, đọc tài liệu.
Trang 5


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
- Cách phát âm của một số chữ cái không giống với chương trình hiện hành
( VD: âm /k/ theo chương trình hiện hành đọc là “ ca” nhưng theo chương trình
mới lại đọc là “ cờ”, hay âm /gi/ theo chương trình hiện hành đọc “di” nhưng theo
chương trình mới đọc là “ dờ”)
- Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến
lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp.
- Một số phụ huynh học sinh chưa có thời gian cũng như một số ít phụ
huynh không biết chữ nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà, và
chương trình Tiếng Việt 1 – CGD là chương trình mới nên phụ huynh còn gặp
nhiều khó khăn khi con cái có thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp thì phụ huynh còn
lúng túng khó giải đáp.

2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng dạy và học Tiếng Việt 1 - CGD ở trường Tiểu học thị
trấn Tiên Yên.

Trang 6


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
Năm 2014 – 2015 tôi được phân giảng lớp 1A với sĩ số lớp 34 gồm 16 nam
và 18 nữ (1 em mắc bệnh tự kỉ, 1 em tiếp thu cực chậm) và trực tiếp dạy phân


Đọc ngọng

2

6

bình
34

5

7

20

Trang 7


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
- Học sinh hiểu nghĩa của từ còn hạn chế.
- Vốn từ của các em còn quá ít ỏi.
- Kĩ năng nói và viết chưa thực sự tốt.
- Vẫn có em đọc còn ngọng ( l/n, thanh hỏi, thanh ngã...)
- Tìm hiểu về nghĩa của từ còn hay lẫn lộn vv...
- Một số em yếu khi học sang phần nguyên âm đôi hoặc âm đệm ( vì một
kiểu vần lại có cách đánh vần riêng) còn nắm chưa chắc.
3. Về chương trình Tiếng Việt 1 – CGD
- Phương pháp dạy học mới khơi gợi tính sáng tạo, tự giác thiếp thu bài, tạo
sự hứng thú giúp học sinh làm chủ kiến thức.

sạ” dẫn đến người nghe không hiểu được nghĩa muốn nói.
3.1.3. Sai về vần
Lỗi này thường mắc ở một số em do thói quen sử dụng từ ngữ của vùng
miền ( rượu – riệu, gãy – gẫy...)
VD: “ cô Thanh” ý muốn nói đến cô tên Thanh nhưng HS lại phát âm lại
đọc là “ cô Thăn” làm cho người nghe hiểu lầm sang tên cô là Thăn.
4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đọc sai của học sinh tiểu học hiện
nay là:
Từ việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc đọc sai của học sinh lớp 1 chủ yếu
tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Một là: Các em chưa hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ về nghĩa của tiếng, của
từ, của câu.
Hai là: Chưa ý thức được phải phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu hết
nghĩa mà mình muốn diễn đạt.
Ba là: Do bản thân các em đọc sai lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để sửa
sai.

Trang 9


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
2.2. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng
Việt 1 - CGD
Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đọc sai của học sinh lớp 1
theo tôi để khắc phục những hạn chế trên cần chú ý đến một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh phát âm
Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi
người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn
tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học
sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với những âm, vần, tiếng dễ

+ Những tiếng có thanh sắc: Đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngăn, đọc
nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh
có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 2: Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là thần
tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt
chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em
thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết
…Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì
vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai,
viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải
phát âm chuẩn xác.
Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến
tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính
tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp
này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn, không thể
tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo
viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng
phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát âm đúng
và dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc mẫu, không đơn giản chỉ là phát ra âm
tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm
chuẩn xác hơn. Học sinh nếu chỉ nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát
âm sẽ không đạt hiệu quả cao, vì trong môn Tiếng Việt 1_CGD việc quan sát môi
cô khi phát âm âm mới là rất quan trọng.
Trang 11


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
Biện pháp 3: Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau
Hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương

Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
một phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát
âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm
không chuẩn xác. Với những đối tượng này, giáo viên phải thật nghiêm khắc,
khen – chê đúng mực để các em thấy rằng mình có khả năng học tập rất tốt, mình
cần phải thể hiện hết khả năng của mình.
Biện pháp 5. Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc
Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn, sửa sai
cho các em trong giờ học môn Tiếng việt mà cần luôn theo dõi, uốn nắn cho các
em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể… Bởi vì
những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất. Người
giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện những lỗi phát âm của các em và kịp
thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thói quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi
đâu.
Biện pháp 6. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh
Giáo viên có thể cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc
một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm
cho các em khi ở nhà. Với một số em cá biệt về phát âm, giáo viên có thể gặp trực
tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh
trong đó có lời đối thoại nhiều phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn và dành thời
gian đọc, kể cho các em nghe, dạy em kể lại chuyện. Ngoài ra cần nhắc nhở phụ
huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình,
giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi
trường giáo dục cho các em khi ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và
nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp các em ngấm dần một
cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng. Một số trường hợp, học sinh phát âm sai
không phải do hệ thống phát âm của các em chưa hoàn chỉnh, cũng không phải do
các em chưa hiểu cách phát âm mà là do thói quen sử dụng từ ngữ địa phương
(rượu - riệu). Đối với những trường hợp này, trong mỗi bài dạy, khi có từ ngữ
hoặc chủ đề liên quan, giáo viên cần quan tâm tới các em thường nói sai, giải

- Điểm 7, 8: Đọc to, rõ ràng. Phát âm đôi chỗ chưa thật sự đúng. Sai không
quá 3 lỗi chính tả/bài.
- Điểm 5, 6: Đọc còn nhỏ, đọc chậm và còn sai quá 5 lỗi chính tả/bài
- Dưới điểm trung bình: chưa đọc được hết bài. Sai nhiều lỗi phát âm.
Trang 14


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
Sau khi kiểm tra có kết quả như sau:
95% các em đã đọc được hết bài. Tuy nhiên vẫn có em đọc nhỏ, đọc chậm
và có em vẫn sai lỗi phát âm, nhưng nhiều em đã có sự tiến bộ trong cách đọc
cũng như số lượng mắc lỗi phát âm của các em đã giảm.
Cụ thể là:
Căn cứ vào bài chấm tôi thống kê điểm bài đọc của học sinh như sau:
TSHS

Đọc tốt

Đọc khá

Đọc trung

Đọc yếu

Đọc ngọng

2

1



bình

Đọc
ngọng

2013-2014

34

8

10

11

5

5

2014-2015

34

15

11

6


học sinh lớp 1. Qua đó, tôi rút ra được một số bài học cho bản thân như sau:
1. Phải nâng cao nhận thức của giáo viên là biện pháp tiên quyết để nâng
cao chất lượng dạy học.
2. Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu sâu thiết kế.
3. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên
cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối
tượng học sinh. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy
gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao.
Trang 16


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
4. Giáo viên phải thực sự linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy.
5. Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây hứng thú học
tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài.
6. Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước
rất tốt tránh để tiếng địa phương là ảnh hưởng đến các em.

Trang 17


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên và tìm hiểu thực tế tôi thấy người giáo viên muốn
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải miệt mài nghiên cứu tài liệu và điều
quan trọng là phải đi sâu vào thâm nhập đối tượng học sinh để có thể tìm ra
phương pháp giảng dạy tốt nhất giúp cho học sinh hiểu và nắm được nội dung của

các cấp để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho giảng dạy.
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT:
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và bố trí giáo viên
trực tiếp dạy môn Tiếng Việt 1 trong huyện tham gia giảng dạy luân phiên để các
trường về dự và cùng nhau thống nhất cách dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần tạo mọi điều kiện có thể cho các giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Việt 1
có cơ hội nhiều nhất để học tập ở các trường ngoài huyện cũng đang thực hiện
chương trình Tiếng Việt 1.
- Cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn ở các cấp cao hơn.
Trên đây là một số việc mà bản thân tôi đã thực hiện để rèn kỹ năng đọc
đúng cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD. Trong điều kiện còn
hạn chế, đề tài này chỉ đề cập đối tượng học sinh Tiểu học thuộc lớp 1A ở trường
Tiểu học thị trấn Tiên Yên. Tôi rất mong được sự giúp đỡ góp ý của các cấp quản
Trang 19


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
lý, các anh chị em đồng nghiệp để bản thân tôi có những biện pháp phù hợp hơn
trong giảng dạy cho học sinh trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của nhà trường

Tiên Yên, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Hiệu trưởng

Người viết

Hoàng Thị Nhung


1. Lí do chọn đề tài.

1

2. Mục đích nghiên cứu.

1
Trang 22


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
3. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.

1

4. Đóng góp mới về lí luận và thực tiễn.

2

II. Phần nội dung.

3

Chương I: Tổng quan.

3

1.1. Cơ sở lí luận.


13

IV. Phần tài liệu tham khảo - Phụ lục

15

V. Nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm.

17

V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 23


Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status