PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT - Pdf 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÀI HUỲNH BỬU QUYÊN
MSSV: 4094944

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC
SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN TPCT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành:KT0924A2

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. VÕ THÀNH DANH

Tháng 05/2014


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đang công tác tại
Sở Giáo dục vào Đào tạo thành phố Cần Thơ đã cung cấp cho em những số
liệu quan trọng liên quan đến đề tài.
Em cũng đặc biệt cảm ơn Ban giám hiệu, thầy (cô) giáo, cán bộ Đoàn
và các em học sinh tại các trường THPT Châu Văn Liêm, Phan Ngọc Hiển,
Bùi Hữu Nghĩa và Lý Tự Trọng đã nhiệt tình hỗ trợ em trong việc thu thập số
liệu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Võ Thành Danh.



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..

iii



2.6 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................. 17
2.7 Phương pháp phân tích ........................................................................... 19
2.7.1 Thống kê mô tả.................................................................................... 19

iv


2.7.2 Phân tích bảng chéo ............................................................................. 21
.....................................................................................................................
2.7.3 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................................... 22
2.7.4 Phân tích nhân tố ................................................................................. 22
Chương 3: DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU ............................................... 25
3.1 Thu thập dữ liệu ..................................................................................... 25
3.2 Mô tả bảng câu hỏi ................................................................................. 26
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................ 28
4.1 Thực trạng công tác hướng nghiệp tại các trường THPT địa bàn TPCT .. 28
4.2 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 ..... 31
4.2.1 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm học 2012-2013 ............. 31
4.2.1 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm học 2013-2014 ............. 32
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học
sinh lớp 12 ................................................................................................... 36
4.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của ngành nghề sau khi tốt nghiệp trung
học phổ thông .............................................................................................. 36
4.3.2 Những nhân tố tác động đến quyết định ngành nghề của học sinh lớp 12
.............................................................................................................................. 41
4.3.3 Quá trình đánh giá lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 ............... 49
Chương 6:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH NGHỀ
CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN TPCT ........................................ 53

Hình 4.6 Dự định chọn trường dự thi của học sinh lớp 12 .............................. 52

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỉ lệ học Sinh của từng Quận, Huyện ........................................ 26
Bảng 3.2 Kích cỡ mẫu ................................................................................... 26
Bảng 4.1 Mức độ thường xuyên của hoạt động hướng nghiệp tại các trường .. 29
Bảng 4.2 So sánh hình thức hướng nghiệp giữa các trường ............................ 29
Bảng 4.3 Nhận định về hoạt động hướng nghiệp của học sinh từng trường..... 30
Bảng 4.4 Số học sinh TPCT đăng ký dự thi tuyển sinh năm học 2012-2013 ... 31
Bảng 4.5 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh 12.................................... 33
Bảng 4.6 Xu hướng chọn ngành nghề giữa nam và nữ .................................... 35
Bảng 4.7 Thời điểm định hướng ngành nghề giữa các trường ............................ 36
Bảng 4.8 Dự tính của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT ..................... 37
Bảng 4.9 Phương án ưu tiên của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT ..... 38
Bảng 4.10 Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp tương lai .................................... 39
Bảng 4.11 Định hướng của học sinh nếu không trúng tuyển Đại học .............. 40
Bảng 4.12 Mối liên hệ giữa kết quả học tập của học sinh và định hướng
nếu không trúng tuyển Đại học ....................................................................... 41
Bảng 4.13 Cronbach alpha của các nhóm nhân tố ........................................... 43
Bảng 4.14 Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với quyết định chọn
ngành nghề của học sinh................................................................................. 44
Bảng 4.15 Ma trận nhân tố sau khi xoay ......................................................... 45
Bảng 4.16 Ma trận hệ số điểm các nhân tố ..................................................... 46
Bảng 4.17 Dự định chọn ngành của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 ....... 51

vii

:

Trung học phổ thông

TPCT

:

Thành phố Cần Thơ

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi cá nhân, một trong
những giai đoạn quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai chính là
những năm tháng học Trung học phổ thông (THPT) , hay cụ thể hơn là lớp 12.
Chính thời điểm này, các em phải đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp trước khi
bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Có thể nói việc tìm được cho mình một ngành
nghề hay lĩnh vực yêu thích để theo học vừa tương xứng với năng lực vừa phù
hợp với nhu cầu xã hội là việc không hề dễ dàng với các em. Theo thống kê
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2011, tỷ lệ sinh viên ra
trường làm trái ngành đã học tại các trường đại học (ĐH) lên đến 60%, một
con số đáng để suy ngẫm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lê (người tham
gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05-09 mang tên "Giáo dục
phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hoá - hiện đại hoá") chia sẻ: "Giáo dục phổ thông nước ta đang
đứng trước những thách thức to lớn và một tình trạng nan giải là: chỉ có một

thích; ba là, không có can đảm thay đổi, tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn
và khi ra trường vướng vào hệ lụy: thất nghiệp, làm trái ngành,… Với hai lựa
chọn đầu, học sinh đó mặc dù đã tìm ra hướng đi của mình nhưng lại mất một
khoảng thời gian, về mặt kinh tế cả nhà trường và gia đình đều tổn thất khoản
phí không nhỏ. Còn với lựa chọn cuối, hậu quả thường thấy: thất nghiệp trở
thành gánh nặng cho gia đình; nếu làm trái ngành thì chắc chắn hiệu suất làm
việc sẽ không cao, một lần nữa lại gián tiếp tác động đến kinh tế của xã hội.
Học sinh là lực lượng lao động tiềm năng, là những nhân tài tương lai
của đất nước, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh
của một quốc gia. Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để giúp học sinh có những
định hướng đúng đắn cho tương lai?”; “Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng
thất nghiệp và làm trái ngành, nghề của học sinh, sinh viên?”… Để có lời giải
đáp, ta cần tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành
nghề, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực phần nào hạn chế được
những tác động xấu về mặt kinh tế cũng như xã hội. Với thực trạng hiện nay
và những nhận định riêng của bản thân, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích
những nhân tố tác động đến việc chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 THPT
tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ” làm luận văn tốt
nghiệp của mình. Hy vọng từ đề tài này có thể đưa những giải pháp thiết thực
-2-


để giúp học sinh phổ thông có cái nhìn rõ ràng, đúng đắn hơn trong quyết định
chọn ngành nghề tương lai,… góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của nước ta nói chung và TPCT nói riêng.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích những nhân tố tác động đến việc chọn ngành nghề của học sinh
12 trên địa bàn TPCT, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể giúp học sinh cuối

-4-


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Lựa chọn
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số
những điều kiện hay cách thức thể hiện có thể đạt được mục tiêu trong các
điều kiện khan hiếm nguồn lực. (Nguyễn Phương Toàn, 2011)
2.1.2 Hướng nghiệp
Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi
xem xét hoạt động hướng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về
khái niệm này. Riêng các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan
hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực đối với lao động
và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân bố lực
lượng lao động xã hội...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Thông
qua giáo dục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi
hỏi của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và
sự đào tạo nghề tương ứng, tự sàng lọc những nguồn tư vấn để tự mình tháo
gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được
đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
2.1.3 Tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực
chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn
hướng nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp
(như phụ huynh, thầy cô, bạn bè…). Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một quá
trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà

xuất hiện.
2.2 QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH CHUYỂN BIẾN
TÂM LÝ CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

-6-


2.2.1 Quá trình ra quyết định
- Bước đầu tiên là nhận thức nhu cầu, xác định cụ thể vấn đề cần giải quyết
và thứ tự ưu tiên các mục tiêu.
- Bước kế tiếp là tìm kiếm thông tin. Trong bước này việc phân tích tình
huống sẽ cho thấy các khả năng không thể thực hiện hoặc không khả thi và
chỉ giữ lại những khả năng thực hiện được để đánh giá chi tiết.
- Ở giai đoạn đánh giá các chọn lựa, ý kiến của người khác có thể được xem xét.
- Trong bước quyết định, những lợi ích và bất lợi của những hành động phải
được đánh giá kỹ lưỡng và luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng.

Hình 2.1 Quá trình ra quyết định
(Nguồn : Hành vi khách hàng, Nguyễn Quốc Nghi – Lê Quang Viết, 2011)

2.2.2 Quy trình chuyển biến tâm lý của người ra quyết định

-7-


Hình 2.2 Quy trình chuyển biến tâm lí của người ra quyết định
(Nguồn : Hành vi khách hàng, Nguyễn Quốc Nghi – Lê Quang Viết, 2011)

- Nhận thức là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối
tượng, là khả năng tư duy của con người, là một quá trình thông qua đó một

trên con đường tìm cho mình câu trả lời phù hợp. Ngoài các yếu tố riêng của
mỗi cá nhân (năng lực, sở thích,..), những yếu tố bên ngoài xuất phát từ gia
đình, bạn bè, xã hội cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làmnảy sinh nhu cầu lựa
chọn ngành nghề của bản thân học sinh.
2.3.2 Tìm kiếm thông tin
Khi học sinh đã xác định được mình nên thi vào nhóm ngành nào hay theo
học một nghề nào không có nghĩa là đã hoàn thành công việc. Học sinh phải tìm
kiếm thông tin cụ thể và chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin mà học sinh
tiếp cận. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các em rất dễ dàng
tiếp cận những thông tin liên quan đến tuyển sinh và đào tạo nghề từ: sách,
báo, tạp chí, truyền hình, internet,… Các nhóm ngành như tiếng Anh, công nghệ
thông tin, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, quản trị kinh doanh, kế
toán, tài chính, ngân hàng… được đào tạo ở rất nhiều trường ĐH, Cao đẳng (CĐ)

-9-


khác nhau. Mức điểm chuẩn, nguồn lực giảng viên, cơ sở vật chất, học phí... ở
từng trường cũng rất phong phú và khác biệt. Bên cạnh đó, những khóa đào tạo ở
các trung tâm dạy nghề từ kỹ thuật viên điện tử, sửa chữa cho đến đầu bếp, pha
chế,… đã và đang đáp ứng nhu cầu của nhiều học sinh sau tốt nghiệp. Vì vậy, tùy
theo hoàn cảnh của mình (tài chính, năng lực học tập, cơ hội việc làm) mỗi cá
nhân sẽ tự cân nhắc để chọn môi trường đào tạo phù hợp nhất.
2.3.3 Đánh giá thông tin và lựa chọn
Nguồn thông tin được tìm thấy rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,
không phải tất cả các nguồn thông tin đều được tiếp nhận. Qua quá trình
tìm hiểu và chọn lọc, học sinh sẽ đánh giá mức độ quan trọng và tin cậy của
nguồn thông tin. Từ đó, học sinh sẽ lựa chọn ra các tác nhân quan trọng và có
ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi lựa chọn của mình.
2.3.4 Đưa ra quyết định chọn ngành

thật sự là niềm đam mê và quyết tâm hay không.
2.3.5 Mức độ hài lòng sau quá trình quyết định
Theo một khảo sát gần nhất trong năm 2013 của Trung tâm Hỗ trợ và Tư
vấn tâm lý trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội,
có đến 75,6% sinh viên năm nhất “không thỏa mãn với nghề nghiệp đã chọn”
và 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau. Thực tế trên cho thấy học
sinh cần cân nhắc kỹ trong quá trình lựa chọn để tránh mắc những sai lầm.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xoay quanh phân tích về những
yếu tố tác động trong quá trình chọn ngành nghề, đối tượng chính là học sinh
lớp 12, không đi sâu vào phân tích sau chọn lựa.
2.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
 Theo nghiên cứu của Chapman, D. W .(1981) về việc lựa chọn
trường ĐH của học sinh, tác giả đã đề xuất mô hình:

- 11 -


Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman
Nguồn: Chapman, D.W. (1981)

_ Dựa vào kết quả thống kê mô tả, tác giả chỉ ra có 2 nhóm yếu tố ảnh
hưởng nhiều đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh. Thứ nhất là đặc
điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng cụ thể như: các cá nhân có ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường
ĐH và nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với các học sinh.
_ Trong nghiên cứu của mình, những yếu tố D.W.Chapman cho rằng sẽ
có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh:
+ Các yếu tố cố định của trường ĐH như học phí, vị trí địa lý, chính sách
hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá.
+ Nỗ lực giao tiếp của các trường với học sinh: Trong những nỗ lực ấy,


Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH
của học sinh THPT
Nguồn: Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009)

_ Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ
bằng định tính rồi nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Thang đo và độ tin
cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Kiểm
định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa từ 5% -10%.
+ Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Thang đo Likert với dãy giá từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận
của đối tượng khảo sát. Nguồn cung cấp dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ
liệu sơ cấp. Đối với dữ liệu sơ cấp, bảng câu hỏi được gởi trực tiếp đến đối
tượng phỏng vấn tại 5 trường phổ thông tại các huyện, thành phố tiêu biểu của
tỉnh là huyện Nghĩa Hành, huyện Tư Nghĩa, huyện Sơn Tịnh và thành phố
Quảng Ngãi. Tỷ lệ hồi đáp trực tiếp là 37,8% tương ứng có 227 phản hồi có
giá trị trên số lượng gửi là 600.

- 14 -


_ Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 20082009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5 yếu tố bao gồm
yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc điểm cố định của trường
ĐH; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến
quyết định của học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường ĐH. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối
quan hệ giữa 5 yếu tố trên với quyết định chọn trường ĐH của học sinh THPT
với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu đề xuất một số

+ Phương pháp lấy mẫu hai giai đoạn được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Thang đo Likert với dãy giá trị từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận
của đối tượng khảo sát. Nguồn cung cấp dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ

- 16 -


Trích đoạn Những nhân tố tác động đến quyết định ngành nghề của học sinh lớp Các hoạt động định hướng, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status