Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo BLTTDS năm 2004 - Pdf 34

1

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào hoạt động kinh
tế thế giới, các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài xuất hiện
ngày càng nhiều và phức tạp đặt ra yêu cầu phải được điều chỉnh bởi pháp luật. Tư
pháp quốc tế (TPQT) là một bộ phận của pháp luật quốc tế có đối tượng điều chỉnh
là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Trên thế giới, TPQT là
một lĩnh vực khoa học pháp lý tương đối độc lập, một bộ phận không thể thiếu trong
hệ thống pháp luật của các quốc gia và vai trò ngày càng trở nên quan trọng ở bất kỳ
quốc gia nào do nhu cầu giao lưu quốc tế phát triển. Đáp ứng yêu cầu trên, tại Việt
Nam những quy định của pháp luật nội dung điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài đang dần dần được hoàn thiện trong hàng loạt các văn bản pháp luật quan
trọng như Bộ luật dân sự 2005, Luật đầu tư 2005, Luật thương mại 2005…. Và cùng
với luật nội dung, những quy định của luật thủ tục liên quan đến tư pháp quốc tế
cũng ra đời tương ứng để giải quyết các tranh chấp phát sinh, đặc biệt đó là sự ra đời
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS).
Khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện tại Tòa án của
một quốc gia, vấn đề đầu tiên đặt ra là Tòa án phải xác định xem mình có thẩm
quyền thụ lý giải quyết hay không? Đây là một trong những nội dung quan trọng của
TPQT và có giá trị thực tiễn cao, vô cùng cần thiết trong hoạt động xét xử của Tòa
án. Do vậy, bài viết này đề cập đến “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo BLTTDS năm 2004” với
mong muốn được đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật TPQT Việt Nam nói riêng, hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay.


2

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TRONG

ngoài của Tòa án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền xét
xử riêng biệt.1

ThS. Nguyễn Bá Bình, Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân
sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, web:.
1


3

Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án
nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy
thuộc vào TPQT của các nước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với
những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét
xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án
nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có
tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Trong
trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc,
tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử
riêng biệt của quốc gia sở tại.
Các quốc gia khi xác định thẩm quyền xét xử của tòa án nước mình về một vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào đó thường dựa trên cơ sở tính hợp lý của nó mà
không quy định một cách chung chung, tùy tiện. 2Tính hợp lý nằm ở chỗ vụ việc có
liên quan gì tới quốc gia đó hay không (như quốc tịch, nơi cư trú của các bên chủ
thể; sự kiện xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ; đối tượng của quan hệ đang phát
sinh tranh chấp). Thông thường, quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng biệt của
mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự của
quốc gia (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án
dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt

riêng đều có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự liên quan. Bởi vậy thường có
hiện tượng xung đột về thẩm quyền.
Xung đột thẩm quyền là hiện tượng hai hay nhiều cơ quan tư pháp (thường là
các tòa án) của các nước khác nhau cùng có thẩm quyền xét xử một vụ việc dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và có thể có những phán quyết trái ngược
nhau.
Thẩm quyền chung được hiểu là việc tòa án Việt Nam và tòa án nước ngoài
cùng có thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu
hướng giải quyết của tòa án của tòa án nước ngoài mà phù hợp với những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam thì quyết định của họ có thể được thừa nhận và thi
hành ở Việt Nam.Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Điều 410 BLTTDS Việt


5

Nam năm 2004. Cơ sở của việc quy định thẩm quyền chung thường xuất phát từ việc
hầu hết các quốc gia trên thế giới có những quy định giống nhau về dấu hiệu xác
định thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, khi xuất hiện
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì có khả năng có nhiều toà án cùng có thẩm
quyền. Điều này tạo điều kiện mở rộng thẩm quyền xét xử của các quốc gia cũng
như tạo điều kiện cho những người đi khởi kiện lựa chọn được toà án nào có thể bảo
vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình khi bị xâm hại.
Thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam là việc giải quyết tranh chấp dân
sự có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về toà án của Việt Nam .Tức là trong một số
trường hợp pháp luật Việt Nam chỉ có tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết nên
khi tòa án nước ngoài có giải quyết thì quyết định của họ sẽ không được thừa nhận
và thi hành ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam tại điều 411 BLTTDS Việt Nam năm
2004 và trong một số hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước.
Cơ sở của việc quy định thẩm quyền riêng biệt là lý luận về sự phù hợp và mối

xử thuộc về Tòa án ở nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú, quy định điều này để tạo
điều kiện thuận lợi cho bị đơn, người yêu cầu (người bị động trong việc tham gia tố
tụng) có thể được hưởng những lợi thế trong việc tham gia tố tụng, nhà lập pháp
thường quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự là Tòa án nơi cư
trú, làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu.
- Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng,
xác định cha mẹ. trường hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít
nhất một trong các đương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trường hợp này thẩm
quyền của Tòa án Việt Nam được xác định theo dấu hiệu nơi phát sinh sự kiện hay là
nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Việc xác lập các quy định này xuất phát từ quan
niệm sự kiện là khởi nguồn của tranh chấp hay vụ việc dân sự xảy ra ở đâu thì cơ
quan bảo vệ công lý ở nơi đó có quyền hạn và trách nhiệm trong việc giải quyết vụ
việc đó. Mặt khác, Tòa án nơi phát sinh sự kiện cũng là Tòa án có điêù kiện tốt nhất
để xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu cho việc giải quyết vụ việc.


7

- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự
đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại
Việt Nam. Trường hợp này được xác định theo nguyên tắc quốc tịch.
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần
hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này được xác định theo dấu
hiệu nơi xảy ra sự kiện.
- Vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. Trường
hợp này được xác định theo dấu hiệu quốc tịch.

- Xác định một sự kiện pháp lý nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam .
Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện. Tòa án Việt Nam sẽ
là tòa án có điều kiện thuận lợi để xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu cho việc giải
quyết vụ việc khi vụ việc xảy ra rên lãnh thổ Việt Nam.
- Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt
Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên
lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này xác định theo dấu hiệu nơi cư trú và dấu hiệu
nơi xảy ra sự kiện.
- Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu
họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để
tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác
lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này được xác định
theo dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện.
- Yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu
việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ
Việt Nam. Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu quốc tịch.
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền
sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
1.Hiện tượng đa phán quyết


9

Do liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau mà với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài hoàn toàn có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhiều nước. Vì thế,
đương sự nộp đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết cục với một vụ việc sẽ tồn tại nhiều
phán quyết được tuyên bởi Tòa án các nước khác nhau. Đây chính là hiện tượng đa


– Thái Lan thì Ponpot phát hiện và bà Nữ bị bắn chết. Nay ông Minh sống ở Mỹ, yêu
cầu tuyên bố bà Nữ chết. Qua điều tra các chứng cứ có liên quan và thực hiện việc
thông báo nhắn tin cùng xác minh lời khai, tòa án tỉnh Trà Vinh (nơi cư trú cuối cùng
của bà Nữ) thấy có đủ cơ sở và tuyên bà Nữ, sinh năm 1954 đã chết từ ngày bản án
có hiệu lực pháp luật. Sự kiện xảy ra ở biên giới Campuchia- Thái lan nên Tòa án
nơi xảy ra vụ việc hoàn toàn có thể được yêu cầu giải quyết. Nếu quy định là tòa án
Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt, tức là quy định tòa án nơi xảy ra vụ việc không
có quyền giải quyết. Trong khi đó khoản 2, điểm c, điều 411 BLTTDS 2004 lại quy
định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt khi có yêu cầu tuyên bố công dân
nước ngoài, người không quốc tích mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại
thời điểm có sự kiện xảy ra”.
Ngoài ra, quy định của pháp luật trái với quy định của một số điều ước quốc tế
trong lĩnh vực này mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể điểm b khoản 2 Điều 410
BLTTDS 2004 quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn
người nước ngoài có nơi “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” hoặc “ có
tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”. Theo khoản 2 điều 9 Nghị định số 68/2003/NĐ-CP
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài quy định: “Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là
công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở
Việt Nam”. Điều này có nghĩa là khi bị đơn nước ngoài chỉ có nơi “tạm trú” tại Việt
Nam thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Trong khi đó, điều 18
Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc quy định: “Tòa án của một
trong hai bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu
bị đơn có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của bên ký kết đó tại thời điểm
bắt đầu tiến hành tố tụng. Trong trường hợp này điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên áp
dụng, nghĩa là có những trường hợpTòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử dù bị
đơn nước ngoài chỉ có nơi tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hướng hoàn thiện pháp luật


ThS. Nguyễn Bá Bình, Hiện tượng đa phán quyết đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp điện tử
7


12

phù hợp với nội dung của các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia
là một yêu cầu quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia,
đặc biệt là đối với Việt Nam khi hệ thống pháp luật cho sự vận hành của nền kinh tế
thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triển.

KẾT LUẬN
Quy định của BLTTDS năm 2004 đã liệt kê tương đối cụ thể các trường hợp
tòa án Việt Nam thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài. Những quy định này nhìn chung phù hợp với các chuẩn
mực chung của pháp luật quốc tế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tòa án Việt
Nam tham gia vào toàn bộ cơ chế điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế cuộc sống không
thể tránh khỏi một số bất cập. Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án là một nội
dung quan trọng của quá trính giải quyết xung đột pháp luật trongTPQT. Chính vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là
yêu cầu cần thiết trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
2) Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungary 1986.
3) Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào 1998.
4) Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Xô cũ 1981.


TS. NGuyễn Trung Tín, Về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004, Tạp chí Nhà Nước và pháp luật, số 02/2006.

14)

ThS. Bành Quốc Tuấn, Một số ý kiến về khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà nội, số 25
(2009), tr, 101 – 109.

15)

ThS. Bành Quốc Tuấn, Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án, Tạp chí nghiên cứu lập pháp
điện tử

16)

Minh Trí – Bảo Phượng, Diễn viên Lý Hương và vụ tranh chấp nuôi
con: Tòa án Việt Nam và Mỹ đều … đúng?, Pháp luật.Tp.Hồ Chí Minh,
Http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.


14

17)

Vướng mắc trong việc xét xử án dân sự có yếu tố nước ngoài, Pháp
luật Việt Nam, Http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status