Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện lâm thao tỉnh phú thọ - Pdf 39

MA ĐỨC HẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

CHUYÊN NGÀNH:QUẢN TRỊ KINH DOANH

MA ĐỨC HẢI

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ: 2010

Hà Nội – 2013


BẢN CAM ĐOAN

Tên tôi là: Ma Đức Hải
Học viên: Lớp cao học QTKD 2010B- VT
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh - Khóa 2010
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là thực tế. Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung
đề tài.

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương I ........................................................................................................ 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...................................... 3
VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ................................................................. 3
1.1 . Tổng quan về Ngân sách Nhà nước .................................................... 3
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước .......................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước ..................................................... 5
1.1.3 Chức năng của ngân sách Nhà nước .................................................. 6
1.1.4 Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ............... 7
1.1.4.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ............................................ 7
1.1.4.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ............................................. 8
1.1.5 Quản lý ngân sách nhà nước ........................................................... 10
1.1.5.1 Khái niệm ..................................................................................... 10
1.1.5.2 Nội dung chủ yếu của quản lý NSNN ........................................... 11
1.2 Tổng quan về ngân sách xã ................................................................. 12
1.2.1 Khái niệm về ngân sách xã .............................................................. 12
1.2.2 Vai trò của chính quyền cấp xã và ngân sách xã .............................. 14
1.2.2.1 Vai trò của chính quyền cấp xã ..................................................... 14
1.2.2.2 Vai trò của ngân sách xã ............................................................... 16
1.3 Quản lý ngân sách xã .......................................................................... 17
1.3.1 Khái niệm về quản lý ngân sách xã .................................................. 17
1.3.2 Yêu cầu quản lý ngân sách xã .......................................................... 17
1.3.3 Bộ máy quản lý ngân sách xã........................................................... 18
1.3.4 Nội dung của công tác quản lý ngân sách xã .................................... 18
1.3.4.1 Lập dự toán ngân sách xã.............................................................. 19


1.3.4.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã ................................................... 23
1.3.4.3 Kế toán ngân sách xã và quyết toán ngân sách xã ......................... 24
1.3.4.4 Kiểm tra, phân tích và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã ...... 26

3.2 một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSX trên địa bàn huyện
Lâm Thao ............................................................................................... 108
3.2.1 Nâng cao trình độ cho các tổ chức và cá nhân quản lý NSX .......... 108
3.2.1.1 Căn cứ đề ra giải pháp ................................................................ 108
3.2.1.2 Nội dung của giải pháp ............................................................... 109
3.2.1.3 Kết quả mong đợi của giải pháp.................................................. 112
3.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý NSX ............ 112
3.2.2.1 Căn cứ đề ra giải pháp ................................................................ 112
3.2..2.2 Nội dung của giải pháp .............................................................. 113
3.2.2.3 Kết quả của giải pháp.................................................................. 115
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống biểu mẩu báo cáo, thanh quyết toán............... 116
3.2.3.1 Căn cứ đề ra giải pháp ................................................................ 116
3.2.3.3 Kết quả của giải pháp.................................................................. 120
TÓM TẮT CHƯƠNG III ........................................................................... 121
KẾT LUẬN................................................................................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính - kế toán ngân sách xã ....................... 18
Bảng 7 So sánh thực hiện và dự toán thu ngân sách xã, thị trấn năm 2010 trên địa
bàn huyện Lâm Thao ............................................................................................. 38
Bảng 9 So sánh thực hiện và dự toán chi ngân sách xã, thị trấn năm 2010 trên địa
bàn huyện Lâm Thao ............................................................................................. 40
Bảng 2 - Dự toán thu NS của xã Tứ Xã năm 2010 ................................................ 42
Bảng 3 - Dự toán chi NS của xã Tứ Xã năm 2010 ................................................ 43
Bảng 4 - Dự toán thu NS của Thị Trấn Hùng Sơn năm 2010 ................................ 44
Bảng 5 - Dự toán chi NS của Thị Trấn Hùng Sơn năm 2010 ................................ 45
Sơ đồ 4 Quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách ................................................ 55
xã, thị trấn huyện Lâm Thao .................................................................................. 55

của người dân ngày một nâng cao, có được kết quả đó nhờ vào sự đóng góp không
nhỏ của công tác quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt sự thay đổi bộ mặt ở nông
thôn có sự đóng rất lớn của công tác quản lý ngân sách xã khi thực hiện Luật
NSNN. Mặc dù vậy bên cạnh những mặt đã làm được ngân sách xã của huyện cũng
bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế vì vậy em đã chọn đề tài: “Phân Tích và đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ” nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp dựa trên
khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao chất lượng
quản lý ngân sách xã tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.

1


2 – Mục đích của đề tài:
Hệ thống những cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách
xã.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã thuộc huyện Lâm Thao
trong giai đoạn gần đây (từ năm 2008 – 2010).
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Lâm Thao trong giai đoạn tới.
3 – Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê thông qua số liệu đã thu thập mô tả
quy mô thu, chi…một cách tổng thể cũng như đối với từng chỉ tiêu của ngân sách
xã, phường từ đó so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu thu, chi NSX qua các năm, trên cơ
sở đó đánh giá về mức độ hoàn thành kế hoạch, mức tăng thu, tăng chi NSX qua các
năm. Kết hợp với kết quả phỏng vấn cán bộ theo dõi ngân sách xã của huyện, cán
bộ quản lý tài chính – kế toán ngân sách xã thị trấn để đánh giá thực trạng công tác
quản lý ngân sách xã, thị trấn thời gian qua.
4 – Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý tài chính ngân sách xã, thị trấn

nhiều quan niệm về khái niệm NSNN, tuy nhiên chỉ có ba quan điểm khá phổ biến
đó là:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước,
là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước.
Quan điểm thứ hai cho rằng: NSNN là bản dự toán thu, chi tài chính của Nhà
nước trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
Quan điểm thứ ba cho rằng: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Từ những quan điểm trên về ngân sách nhà nước thấy rằng các quan điểm
này có những nhân tố hợp lý song vẫn chưa đầy đủ, nó mới cho thấy được mặt cụ
thể, mặt vật chất của NSNN mà chưa thấy hết được các mặt về kinh tế - xã hội của
NSNN. Nếu nhìn một cách đơn giản thì NSNN là các hoạt động thu chi tài chính
của Nhà nước. Khái niệm về NSNN phải thể hiện được nội dung kinh tế xã hội của

3


NSNN, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa
đựng trong ngân sách nhà nước .
Nếu xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi của Chính Phủ
lập ra, được trình lên Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính Phủ tổ chức thực hiện.
Nếu xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản
chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào quỹ tiền tệ gọi là
quỹ NSNN và các khoản chi đều được lấy từ quỹ tiền tệ này. Trong quá trình thực
hiện thu và chi quỹ này có mối quan hệ ràng buộc với nhau được gọi là cân đối. Cân
đối thu, chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy mà
có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước.
Nếu xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các khoản thu, chi
từ quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với
người nộp, giữa Nhà nước với các cơ quan, đơn vị thụ hưởng từ quỹ NSNN. Hoạt

quốc phòng, an ninh, bảo đảm các hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ Nhà
nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN có một số đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất: NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia.
NSNN bao gồm những mối quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ
tài chính quốc gia.
Thứ hai: Các quan hệ tài chính thuộc NSNN gồm những đặc điểm:
- Các hoạt động thu, chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực về kinh tế,
chính trị của Nhà nước, nó được thể hiện bằng thể chế, bằng luật định và những
công cụ hành chính.
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chưa đựng lợi ích chung,
lợi ích công cộng. Toàn bộ các hoạt động thu, chi của NSNN chứa đựng bao hàm
các nội dung về kinh tế, xã hội và chứa đựng tổng thể các mặt lợi ích của các đối
tượng liên quan. Các mối quan hệ lợi ích đó luôn được hài hoà và đảm bảo công
bằng giữa các đối tượng. Nhưng vấn đề lợi ích của quốc gia, lợi ích của tập thể vẫn
phải được đặt lên hàng đầu, nó thực hiện việc chi phối tất cả các mặt lợi ích khác.

5


- NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét riêng của
NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có
tác dụng riêng và được dùng cho những mục đích đã định trước.
- Hoạt động thu, chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu.
1.1.3 Chức năng của ngân sách Nhà nước
NSNN có một vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Chức năng, vai trò của NSNN luôn gắn
liền với chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và nó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, từng

1.1.4 Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.1.4.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống NSNN: là tổng thể các cấp NSNN gắn bó hữu cơ với nhau trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.
Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN:
- Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ: Hệ thống NSNN được xây
dựng căn cứ vào Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với nước ta, theo quy định của Hiến pháp, Việt Nam là một quốc gia
thống nhất, quyền lực Nhà nước thống nhất, do đó chỉ có NSNN thống nhất do
Quốc hội phê chuẩn, dự toán và quyết toán NSNN; Chính Phủ thống nhất quản lý
NSNN; Nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với chính quyền Nhà
nước; Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền Nhà nước.
Điều kiện hình thành một cấp ngân sách:
- Có một cấp chính quyền trên một vùng lãnh thổ xác định thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý có
thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu của chính quyền.
Đối với Việt nam hiện nay, hệ thống chính quyền Nhà nước được phân thành
bốn cấp. Vì vậy ứng với mỗi cấp chính quyền thì có một cấp ngân sách tương ứng
do đó hệ thống NSNN của ta gồm các cấp được thể hiện trên sơ đồ 1.

7


Ngân sách nhà nước

Ngân sách trung
ương

- Quốc hội là cơ quan quyết định dự toán NSNN, phân bổ NSNN trung ương,
phê chuẩn quyết toán NSNN; HĐND các cấp được chủ động quyết định dự toán
ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách địa phương.

8


Nội dung phân cấp quản lý NSNN:
Đây chính là việc giải quyết các mối quan hệ về quyền lực, quan hệ vật chất
giữa các cấp chính quyền trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN bao gồm các
nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban
hành các chính sách, chế độ thu, chi và chế độ quản lý NSNN.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi,
nguồn thu và cân đối NSNN.
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình NSNN.
Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN:
- Phân cấp Ngân sách phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế và tổ
chức bộ máy hành chính.
- Đảm bảo thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập
của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất.
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách.
Trong hoạt động quản lý ngân sách, phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu
khách quan bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính Nhà
nước. Để đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có sự phân cấp quản lý ngân sách, phân
cấp quản lý ngân sách không chỉ giới hạn ở việc phân, giao nhiệm vụ thu, chi mà
phải bao quát tất cả các lĩnh vực của hoạt động ngân sách ở từng cấp và phải thực
hiện trên những nguyên tắc nhất định.
Đối với nước ta hiện nay, thực hiện phân cấp quản lý theo các cấp NS từ
ngân sách Trung ương đến ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi

Để thực hiện được năm ngân sách, bao giờ cũng được bắt đầu từ khâu lập dự
toán, sau đó tiến hành thực hiện dự toán, sau khi dự toán được thực hiện hoàn thành,
để đánh giá được việc dự toán phải tiến hành một khâu gọi là quyết toán ngân sách.
Việc tiến hành thực hiện ba khâu này trong năm ngân sách khi năm ngân sách kết
thúc thì lại tiếp tục bắt đầu năm ngân sách mới, vì vậy hoạt động của ngân sách có
tính chu kỳ lặp đi lặp lại và hình thành nên chu trình liên tục của NSNN.

10


Như vậy: quản lý NSNN là quá trình quản lý thực hiện các khâu lập, chấp
hành và quyết toán ngân sách của một chu trình ngân sách.
1.1.5.2 Nội dung chủ yếu của quản lý NSNN
a – Lập ngân sách
Lập ngân sách nhà nước thực chất là xây dựng dự toán các khoản thu, chi
của ngân sách trong một năm ngân sách, lập ngân sách là công việc khởi đầu trong
quá trình hình thành ngân sách.
Yêu cầu lập NSNN:
- Bảo đảm xây dựng dự toán thu, chi NSNN dựa trên hệ thống chế độ, chính
sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội đang
vận động.
- Bảo đảm xây dựng dự toán thu, chi NSNN tiến hành đúng với trình tự và
thời gian quy định.
- Xây dựng dự toán thu, chi NSNN bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa kế
hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị trong bối cảnh cung cầu giá cả luôn biến động.
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước:
- Phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng của Nhà nước.
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong
năm.

- Nâng cao vai trò của Quốc hội, HĐND các cấp trong việc xem xét, phê
chuẩn quyết toán và tổng quyết toán NSNN.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện chu trình của NSNN đó là tiến hành việc
phân tích, kiểm tra, kiểm toán NSNN. Đây là công tác thường được thực hiện trong
quá trình thực hiện và sau khi một chu kỳ NSNN kết thúc. Nó được tiến hành nhằm
đánh giá việc thực hiện dự toán, chấp hành dự toán, kế toán, quyết toán NSNN
trong một chu kỳ hoặc một năm tài chính. Thông qua việc kiểm tra, kiểm toán thấy
được những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, những vướng mắc trong quá trình
thực hiện và từ đó có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời theo quy định.
1.2 Tổng quan về ngân sách xã
1.2.1 Khái niệm về ngân sách xã

12


Các nước trên thế giới có hệ thống chính quyền từ cấp Trung ương đến cấp
xã và phân cấp quản lý NSNN thì ngân sách xã (NSX) là một bộ phận của chính
quyền Nhà nước cấp xã và là một cấp của hệ thống NSNN.
Đối với nước ta, từ khi cấp xã, phường, thị trấn được công nhận là một cấp
chính quyền trong hệ thống chính quyền từ trung ương đến cấp cơ sở của Nhà nước
pháp quyền thì NSX cũng được xác nhận là một cấp của hệ thống NSNN, là một bộ
phận của chính quyền cấp xã. Ngân sách xã được Nhà nước ta quy định bằng các
văn bản pháp luật cụ thể. NSX được quy định cụ thể trong Luật NSNN số
47/1996/QH10. Ngoài ra, NSX cũng được quy định cụ thể tại một số văn bản quy
phạm khác của Chính Phủ, Bộ Tài chính. Theo quy định NSX là một bộ phận, là
một cấp của NSNN; NSX là cấp NS địa phương cuối cùng trong hệ thống NSNN.
Nói một cách cụ thể: NSX là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định trong
dự toán của một năm do Hội đồng nhân dân xã quyết định và giao cho Uỷ ban nhân
dân xã chấp hành nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính
quyền xã.

1.2.2 Vai trò của chính quyền cấp xã và ngân sách xã
1.2.2.1 Vai trò của chính quyền cấp xã
Theo Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 quy
định các đơn vị hành chính nước ta được phân định : Nước chia thành tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương. Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã;
thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã. Huyện chia thành
xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành
phường.
Mỗi đơn vị hành chính có một cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa
phương (Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã) và một cơ
quan hành chính tương ứng (Chính Phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND
cấp xã). Bên cạnh đó ở nước ta Đảng Cộng sản Việt nam là cơ quan lãnh đạo cao
nhất, lãnh đạo toàn diện đất nước.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cơ sở do nhân dân trong xã bầu ra,
nó có một vị trí, vai trò đặc biệt trong hệ thống chính quyền Nhà nước của nước ta;
là cấp chính quyền tiếp xúc trực tiếp với dân trong địa phương. Vì thế chính quyền
cơ sở có vững mạnh thì nhân dân mới tin tưởng, chính quyền thực hiện tốt chủ

14


trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành. Do vậy, chính quyền
cấp xã có một vai trò hết sức to lớn trong hoạt động Nhà nước mà đặc biệt trong
công cuộc phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo thực hiện tốt sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò của chính quyền cấp xã được thể hiện cụ
thể:
Thứ nhất: Chính quyền cấp xã là nơi đóng vai trò trực tiếp, gần nhất đối với
người dân địa phương về việc tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật, các chủ
trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính quyền
xã thay mặt Nhà nước quan hệ trực tiếp với người dân, nó còn thể hiện tính cộng

1.2.2.2 Vai trò của ngân sách xã
NSX là một cấp ngân sách, là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà
nước, chính vì vậy mà NSX thể hiện đầy đủ vai trò của NSNN; NSX cũng là một bộ
phận của bộ máy chính quyền cấp xã, vì vậy nó còn có những vai trò riêng [3].
Trong nền kinh tế thị trường định hướng theo Chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay, ngân sách xã cơ bản có vai trò chung của NSNN. Tuy nhiên có những đặc
thù và vai trò riêng biệt được thể hiện:
Thứ nhất: NSX cung cấp các phương tiện vật chất, tiền tài vật lực cho sự tồn
tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Để đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy chính quyền cấp xã thì chỉ có nguồn tài chính từ NSNN. Như vậy
mọi chi phí cho bộ máy cấp xã phải do NSX đảm đương.
Thứ hai: NSX là một công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã
quản lý một cách toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn xã trong lĩnh
vực được phân cấp, được thể hiện thông qua:
- Hoạt động thu ngân sách: từ thu ngân sách đã tạo lập ra quỹ NSX, từ đó có
điều kiện để hoạt động và có thể còn có đầu tư cho mục đích phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Qua hoạt động thu còn giúp chính quyền xã thực hiện việc
kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đi theo đúng
hướng, đúng khuôn khổ của pháp luật. Thu ngân sách còn góp phần thực hiện các
chính sách về công bằng xã hội,…Việc thực hiện chế độ thu phạt vi phạm đối với
các tổ chức, cá nhân vi phạm không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn góp
phần răn đe, giáo dục và buộc phải chấp hành đúng chính sách pháp luật, giữ gìn an
ninh trật tự xã hội.

16


- Hoạt động chi ngân sách: từ việc chi ngân sách mà sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy chính quyền được duy trì và phát triển liên tục, ổn định. Từ đó đảm bảo
được vai trò quản lý hành chính cấp cơ sở của chính quyền. Chi NSX có vai trò

theo đúng chế độ kế toán quy định và đảm bảo cân đối NS.
Từ đó đưa hệ thống tài chính NSX ổn định, vững chắc, đảm bảo thực hiện
được các chức năng nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã.
1.3.3 Bộ máy quản lý ngân sách xã
NSX được quản lý trực tiếp bởi một ban tài chính xã, có thể khái quát sơ đồ
bộ máy quản lý kế toán và tài chính xã thể hiện trên sơ đồ 2

UBND xã

Ban Tài chính

Trưởng ban

Kế toán

Thủ quỹ

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính - kế toán ngân sách xã
Trong đó:
- Ban Tài chính là một bộ phận của UBND xã, được giao trách nhiệm quản
lý toàn bộ vấn đề về tài chính và ngân sách xã.
- Trưởng ban: là thành viên UBND xã phụ trách công tác tài chính (Có thể là
Chủ tịch UBND xã kiêm trưởng ban) có nhiệm vụ giúp UBND quản lý về công tác
tài chính.
- Kế toán: là người có chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính – kế toán
giúp trưởng ban tài chính quản lý hoạt động thu, chi tài chính của xã.
- Thủ quỹ: là người trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của xã.
1.3.4 Nội dung của công tác quản lý ngân sách xã
NSX là một cấp của hệ thống NSNN, chính vì vậy việc quản lý NSX cũng
chính là thực hiện quản lý NSNN, tuy nhiên NSX là một cấp cơ sở có những đặc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status