Nước CHXHCN Việt Nam - Pdf 39

Việt Nam
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc kỳ Quốc huy
Khẩu hiệu
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quốc ca
Tiến Quân Ca
Thủ đô
Hà Nội
21°2′B, 105°51′Đ
Thành phố lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
Tên dân tộc Người Việt Nam
Chính phủ Xã hội chủ nghĩa một đảng
1
- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
Độc lập
- Tuyên bố 2 tháng 9 năm 1945
-
Hiệp định Genève (Pháp rút
lui khỏi Đông Dương)
7 tháng 5 năm 1954
- Công nhận 1954
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 2 tháng 7 năm 1976
Diện tích
- Tổng số
331,690 km² (hạng 65 )


phần các quần đảo này.
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền
được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt tên hiệu là Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam được bắt nguồn từ sự định cư và hình thành nhà nước của các tộc người Việt cổ
trong thời Văn Lang mà theo Việt Sử lược là từ thế kỷ 7 TCN trong niên đại văn hóa Đông Sơn (cách
đây từ 2700 năm đến 2000 năm) tại khu vực mà ngày nay là đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông
Lam. Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, các dân tộc này bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong
hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành, hoặc chỉ giành độc lập ngắn (60 năm thời Lý
Bí, Triệu Quang Phục), đến năm 938, Việt Nam giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên
sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy. Dân tộc Việt xây dựng nhà nước độc lập trên cơ sở học tập
mô hình thể chế chính trị và xã hội, chữ viết (chữ Hán), nghệ thuật và văn hóa của người Trung
Quốc. Trải qua các triều đại phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương
Bắc của người Hán, người Mông Cổ, người Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh
thổ dần xuống phía nam và phía tây, Việt Nam có ranh giới địa lý như hiện nay vào năm 1887.
Đến giữa thế kỷ 19, cùng với Đông Dương, Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Trong Thế
chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin quân
Đồng Minh chiến thắng, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945,
Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước đầu
tiên của nước Việt Nam hiện đại.
Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản
kháng quyết liệt của người Việt Nam. Sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ
ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết,
chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia đôi nước Việt Nam và
lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, định sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.
Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hiệp định Genève đã bị phá
vỡ. Nước Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền Nam, được Hoa Kỳ và một số nước đồng minh hậu
thuẫn và các nước trong thế giới tự do công nhận, với chính quyền trong tay những người không tham

Việt Nam có diện tích 331.690 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội
thủy, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
khoảng trên 1 triệu km². Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ
khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Miền Bắc gồm có
cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên
theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143
mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng
diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở miền nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9,
và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt
(mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều
hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là
84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C.
Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền, rừng tự nhiên và một số mỏ dầu, khí, quặng khoáng
sản ngoài khơi. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội.
Chính trị
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ
chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.
Trên thực tế cho đến nay (2008) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở lên,
những người dẫn đầu chính phủ và quốc hội đều là đảng viên kỳ cựu và được Bộ chính trị Đảng
Cộng sản Việt Nam đề cử.
Phủ Chủ tịch
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp 1992.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư. Tổng bí thư hiện nay (2008) là ông
Nông Đức Mạnh.
Quốc hội Trên danh nghĩa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status