Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 18 24 tháng - Pdf 40

A. phÇn më ®Çu
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ
của Giáo dục phải Đào tạo ra được những “con người mới xã hội chủ nghĩa” và
con người đó phải được phát triển toàn diện.
Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được toàn
xã hội quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục Mầm non, là hệ thống
đầu tiên của Giáo dục quốc dân. Nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình
giáo dục đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện tốt những mục
tiêu cơ bản của mình thì ngành học Mầm non phải không ngừng đổi mới và phát
triển về mọi mặt cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội
dung chăm sóc giáo dục trẻ.
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và
cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì trước hết phải kể đến vai
trò của gia đình.Vì gia đình là sợi dây của tình yêu thương chăm sóc và kích
thích đầu tiên của trẻ. Cha mẹ là người “Thầy” đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi
nhà giáo dục, mỗi một cô giáo là người mẹ thứ hai của con trẻ thì phải làm thế
nào để hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở
thành một Công dân tốt.
Là một giáo viên Mầm non được phân công phụ trách nhóm trẻ 18-24
tháng, ở độ tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý của trẻ thì lại phát
triển rất mạnh. Do vậy, trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi nhận thấy rằng: “Việc
đưa các cháu vào nề nếp, thói quen” để tham gia mọi hoạt động trong ngày của
trẻ là một nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của các
cháu. Vì trẻ độ tuổi này chưa tách rời bố mẹ, gia đình, những người thân của bé
nên khi mới đến trường, nhập lớp trẻ thường biểu hiện thái độ sợ hãi, mọi thứ
quanh bé đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo,
thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ hoặc không tham gia vào mọi hoạt
động trong nhóm, có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể. Vậy! Làm
thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp, thói quen ngay từ những ngày đầu?
1

người lớn để trở thành người bạn thực sự của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với
trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ như thế trẻ dễ nghe theo sự
hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô giáo một cách tự nguyện, thoải mái và vui vẻ.
Từ đó, giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều
kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt
nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen
cho trẻ Mầm non phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng
được đổi mới. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
trình độ Chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên
đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc- giáo dục
trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt kết quả cao.
3


Nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ
không đưa lại hiệu quả cao như mong đợi, tính chủ động tích cực sẽ không phát
huy được khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ sẽ thấp, nó
sẽ phát triển một cách thụ động.Vì vậy, chỉ có Đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ
thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt nhất cho
trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói
chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, đặc biệt là trẻ 18-24 tháng tuổi, nếu cô tạo điều
kiện cho trẻ được trãi nghiệm dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động
hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi...thì việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ sẽ
được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Ý thức được việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ trong độ tuổi Mầm
non là vô cùng quan trọng. Do vậy, trường Mầm non TT Lệ Ninh đã quán triệt
và bồi dưỡng về vấn đề này đến tận đội ngũ. Trong năm học 2011-2012 nhà
trường cũng đã chú trọng nhiều đến việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ và

- Đặc điểm tình hình của lớp:
+Tổng số trẻ: 12 cháu: Trong đó: 6 trẻ nam và 6 trẻ nữ
+Dân tộc: Kinh
Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến
hành khảo sát kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát kết quả đầu năm về nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ

TT Nội dung

Tỷ lệ

1

Trẻ có thói quen nề nếp đi học chuyên cần

6/12 - 50%

2

Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép và vâng lời người 4/12 - 33,3%
lớn

3

Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh sạch sẽ, đúng nơi quy 2/12-16,7%
5


định
4

tháng tuổi.
- Luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và “Quy chế
nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt
hơn.
- Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, Cụm liên trường và
nhà trường tổ chức.

6


- Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan
trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ.
- Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm
kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân.
- Thường xuyên rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy
trình của độ tuổi 18-24 tháng.
2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp.
Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là vấn đề
trọng tâm thì cô giáo cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói
quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải
nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân
nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
- Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát.
- Trẻ nhút nhát, chậm chạp ngồi cạnh trẻ mạnh dạn và nhanh nhẹn.
- Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.
- Trẻ hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan.
Cô động viên khích lệ kịp thời sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá
biệt khi thấy trẻ ngoan hơn.
3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều Đồ chơi đẹp có tính sáng tạo.

cho trẻ tăng thêm niềm tin, tính kiên trì và chủ động. Khi động viên trẻ, tôi chú
trọng đến các phương pháp như biểu dương, tán thưởng những thành tích trẻ đã
đạt được và khuyên bảo tôi dùng lời lẽ khéo léo và thái độ tình cảm để thương
lượng thuyết phục trẻ.
Ví dụ: Tôi nói: “ Con chịu khó nhé! Khi nào quen rồi thì con sẽ cảm thấy
rất dễ dàng”.
Tỏ rõ lòng tin: Tôi tin là trẻ làm được công việc gì thì tôi kiên quyết hướng
dẫn trẻ làm và tỏ rõ cho trẻ thấy được là cô tin tưởng ở trẻ.
Ví dụ: Tôi nói: “ Con làm được đấy! Cô biết mà!”
Thiết tha yêu cầu: Khi tôi muốn trẻ làm một công việc nào đó trong hoạt
động hàng ngày của trẻ tại lớp học thì tôi yêu cầu trẻ một cách dịu dàng và có
tính mời mọc.
Ví dụ như nói: “ Các con ơi, giúp cô với nào!”
8


Trẻ ở giai đoạn này hay tò mò, thích bắt chước do đó mà tôi thường xuyên
nêu gương tốt thông qua các hoạt động của trẻ diễn ra trong ngày. Tôi luôn tôn
trọng trẻ và hết sức công bằng khi khen trẻ. Khen và chê có tác dụng mạnh đến
hành vi vâng lời của trẻ, do vậy tôi thường khen những gương tốt để trẻ bắt
chước. Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc áo quần sạch đẹp,
đầu tóc gọn gàng. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè. Nếu có trẻ đi học
còn khóc nhè...thì cô có thể nói: “Lần sau con đi học ngoan, không uốn mẹ nữa
để được cô khen giống bạn... nhé! Khi con ngoan không khóc cô thấy con xinh
hơn đấy! Các bạn có thấy bạn... ngoan không nào!”
Cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ
về một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo,
không nghe lời cô giáo do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ ... tôi dựa vào lúc
có điều kiện để giúp trẻ có thể học tập, bắt chước gương tốt. Tôi đã tranh thủ cơ
hội đó để thay đổi trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính

Hoặc: “ Giờ chơi hết rồi.
Nào các bạn ơi!
Ta cùng cất dọn
Đồ dùng đồ chơi
Vào nơi quy định.”
- Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện rèn cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như:
Bài hát: Giờ đi ngủ. Bài thơ: Giờ ăn. Bài thơ: Giờ ngủ
- Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua bài thơ: “Rửa tay sạch”
6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp
với gia đình.
Thông qua các buổi Hội nghị cha mẹ học sinh hàng tháng và hàng quý hoặc
vào giờ đón - trả trẻ hàng ngày và cập nhật các thông tin trên bảng “Những điều
cha mẹ cần biết”; Phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ, câu chuyện
có nội dung giáo dục phù hợp; Đóng góp nguyên vật liệu cùng làm đồ chơi phục
vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Thường xuyên chú trọng
tuyên truyền rộng rãi với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện
nề nếp, thói quen cho trẻ ở độ tuổi này. Từ đó, phụ huynh cùng phối hợp với
giáo viên để trao đổi nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân từ đó
thống nhất giải pháp thích hợp, kịp thời uốn nắn, rèn luyện trẻ lúc ở nhà cũng
10


như ở trường. Giúp việc rèn luyện nề nếp thói quen theo khoa học và đi đến
thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ.
Đa số trẻ ở độ tuổi này chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ, yêu thương của bố mẹ,
gia đình và những người thân yêu quanh bé nên khi mới nhập lớp các cháu còn
mang một tâm trạng lưu luyến nhớ bố mẹ và những người thân. Khi đến lớp
quanh bé đều lạ lẫm, lúc này bé rất cần tình cảm sự âu yếm, nhẹ nhàng. Do đó,
cô phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, sự ấm áp, được quan


Tỷ lệ

1

Trẻ có thói quen nề nếp đi học chuyên cần

12/12- 100%

2

Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép và vâng lời

12/12-100%

3

Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh sạch sẽ, đúng nơi quy 12/12-100%
định

4

Trẻ có nề nếp biết ăn sạch sẽ, tự phục vụ bản thân

11/12- 91,7%

5

Trẻ có thói quen nề nếp giờ ngủ nằm im lặng, biết lấy 12/12-100%
và cất gối đúng nơi quy định

trọng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ.
2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp. Đặc
biệt quan tâm đến trẻ cá biệt không kỳ thị giữa trẻ này với trẻ khác.
3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp có tính sáng tạo, đẹp, gần
gũi với trẻ và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ. Thực sự yêu nghề mến
trẻ, tận tâm, hăng say với nghề.
4. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt động
trong ngày. Bản thân giáo viên luôn là tấm gương tốt, lời ăn tiếng nói phải mẫu
mực, hành vi văn hoá. Khen chê đúng mực và biết tôn trọng trẻ.
5. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc
mọi nơi. Cô tạo mọi cơ hội cho trẻ được tự làm một số việc phù hợp với khả
năng của trẻ.
6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia
đình để tìm ra nguyên nhân và thống nhất cách dạy trẻ tốt nhất.
7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ. Cô giáo là người bạn của trẻ
khi vui chơi, là tình mẹ - con khi ăn, khi ngủ.
C. KẾT LUẬN
13


Để đạt được mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ đức,
đủ tài. Ngành học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Vậy,
làm thế nào để cho trẻ em trưởng thành và phát triển được như mong muốn
trong lời Bác đã nói:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
là cả một công trình lớn nhằm khai thác hết tiềm năng để hướng trẻ đến sự

Xác nhận của HĐKH
trường MNTT Lệ Ninh

Người viết

Trần Thị Thanh
Hương

Xác nhận của HĐKH
Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ

15




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status