Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên - Pdf 41

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

v

Danh mục các từ viết tắt

viii

Danh mục bảng

ix

Danh mục hình

xi

Danh mục hộp

xi

PHẦN I MỞ ĐẦU


1.4 Câu hỏi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới.
2.1.1 Một số khái niệm liên quan

5
5

2.1.2 Ý nghĩa, vai trò sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới

15

2.1.3 Nội dung nghiên cứu sự tham gia của người dân trong cơ sở hạ
tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới

19

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới
2.2 Cơ sở thực tiễn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

33

3.2 Phương pháp nghiên cứu

41

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

41

3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

41

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

42

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu

44

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

46

4.1 Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

46


4.2.2 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

77

4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới

80

4.3.1 Ý thức của người dân

80

4.3.2 Trình độ học vấn của người dân

82

4.3.3 Nhận thức của người dân về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


4.3.4 Năng lực của cán bộ cơ sở

85

5.2 Kiến nghị

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

106

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.

BQL

Ban quản lý


8.

PTNT

Phát triển nông thôn

9.



Quyết định

10.

QĐ-TTg

Quyết định-Thủ tướng

11.

TT

Thông tư

12.

TW

Trung ương


3.3

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Văn Lâm từ 2012- 2014

38

3.4

Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Văn Lâm năm 2014

39

3.5

Số lượng mẫu điều tra ở các nhóm đối tượng

44

4.1

Sự cần thiết có sự tham gia của người dân trong quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông thôn mới

49

4.2

Sự tham gia của người dân vào các khâu của công tác quy hoạch

50

Sự tham gia của người dân trong xếp loại ưu tiên các công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng tại 3 xã nghiên cứu

4.8

57

Sự tham gia của người dân trong các cuộc họp, hội nghị phổ biến
chính sách huy động đóng góp của người dân xây dựng cơ sở
hạ tầng NTM

4.9

59

Sự tham gia đóng góp trí tuệ của người dân vào các hoạt động xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghiên cứu

61

4.10 Sự tham gia đóng góp sức lao động của dân trong xây dựng cơ sở
hạ tầng NTM ở các xã điều tra

63

4.11 Sự tham gia đóng góp về đất đai của người dân trong xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới ở các xã nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


4.17 Sự tham gia trong việc xác định chủ thể quản lý công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng ở các xã

73

4.18 Người dân tự nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong
tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

81

4. 19 Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng đến sự tham gia đóng
góp nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

83

4.20 Mức độ hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của việc xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới có ảnh hưởng đến đóng góp
của người dân cho xây dựng các công trình này
4.21 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cơ sở

85
87

4.22 Ảnh hưởng của thu nhập đến sự đóng góp của người dân cho xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở các xã

88

4.23 Nhận xét của người dân về cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng
tại các xã nghiên cứu

Số hộp
4.1

Tên hộp

Thiếu cán bộ chuyên trách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Trang
86

Page xi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước ta đã ban hành
hàng loạt các chính sách phát triển nông thôn, nổi bật nhất là Quyết định số
800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới là
tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân nông thôn. Để đạt được
mục tiêu trên thì việc đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện,
nước sạch, chống ô nhiễm môi trường, an ninh nông thôn...) phục vụ phát triển sản
xuất, đời sống hàng ngày của người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng là vấn đề rất
quan trọng. Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới đã minh chứng, sự phát triển cơ sở hạ

trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”
với nội dung chủ yếu phân tích sự đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới chứ không nêu lên được giải pháp cụ thể tăng cường sự tham
gia của người dân; Đỗ Thị Thuý Ngọc (2013), “Nghiên cứu vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” với nội dung nghiên cứu thực trạng vai trò của các tổ
chức chính trị - xã hội và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính
trị trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chưa đề cập
đến sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở Văn
Lâm, Hưng Yên.
Như vậy, đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về sự
tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên. Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và tình hình
trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường sự tham gia của người
dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự
tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người
dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.

bàn huyện Văn Lâm.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc
chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Lâm hiện nay diễn ra như thế
nào? Những khó khăn, vướng mắc nào đang gặp phải?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Lâm?
- Cần có những giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của người dân
trong xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Văn Lâm?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới.
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời
gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong
điều kiện Việt Nam có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường

được bao bọc bởi luỹ trẻ làng bảo vệ.
- Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm
đều theo nguyên tắc trọng tình (duy tình).
- Sự đồng nhất (giống nhau) dẫn đến chỗ người nông dân Việt Nam hiện nay nhiều
khi có thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đông (Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
2.1.1.3 Khái niệm về cơ sở hạ tầng
* Khái niệm cơ sở hạ tầng
Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác
nhau như giao thông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật được
hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trò “nền tảng” cho các hoạt động
diễn ra trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” được mở rộng ra cả các
lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường học, bệnh viện, rạp hát,
nhà văn hoá.. phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…
Như vậy, có thể hiểu cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất,
kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội
được diễn ra một cách bình thường. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: cơ sở hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật là những công trình phục vụ sản xuất như
bến cảng, điện, giao thông, sân bay…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


+ Cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết bị và công trình
phục vụ cho hoạt động văn hóa, nâng cao dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư
như trường học, trạm xá, bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí… (Đỗ
Xuân Nghĩa, 2011).
* Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn

bó với nhau, sự trục trặc ở khâu này sẽ liên quan, ảnh hưởng đến khâu khác.
- Tính kiến trúc: các bộ phận cấu thành hệ thống cơ sở hạ tầng có cấu trúc
phù hợp với những tỷ lệ cân đối, kết hợp nhau thành một tổng thể hài hoà, đồng bộ.
- Tính tiên phong định hướng: tính tiên phong của hệ thống cơ sở hạ tầng thể
hiện ở chỗ luôn đi trước, mở đường cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.
Chiến lược đầu tư phát triển hạ tầng đúng là chiến lược ưu tiên công trình hạ tầng
“trọng điểm”, có tính “đột phá”.
- Tính tương hỗ: các bộ phận trong cơ sở hạ tầng nông thôn có tác đông qua
lại với nhau. Sự phát triển của bộ phận này có thể tạo thuận lợi cho bộ phận kia và
ngược lại.
- Tính công cộng: các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng tạo ra
những sản phẩm hàng hoá công cộng như: đường giao thông, cầu cống, mạng lưới
điện, cung cấp nước... điều đó được thể hiện cả trong xây dựng và trong sử dụng.
- Tính vùng (địa lý): các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng
thường gắn với một vùng, địa phương cụ thể. Nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên (tài nguyên, môi trường, địa hình, đất đai...) và các yếu tố kinh tế, xã hội của
từng vùng, từng khu vực.
- Xây dựng hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng thuộc
lĩnh vực đầu tư kinh doanh, đòi hỏi vốn lớn: trong điều kiện nguồn vốn có hạn,
khi đầu tư cần chú ý phân bổ nguồn vốn hợp lý giữa các lĩnh vực phát triển hạ
tầng và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội (Phạm Văn Hùng, 2013).
- Một số đặc thù riêng của cơ sở hạ tầng nông thôn
+ Phần lớn công trình hạ tầng nông thôn mang tính địa phương, khu vực khá rõ
nét. Công trình xây dựng phân tán, phát huy trong một phạm vi nhất định, tính hệ thống
bị chia cắt bởi địa lý, tự nhiên, kinh tế, cơ chế quản lý.
+ Tính thời vụ: do đối tượng tác động, phục vụ chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp và đời sống của người dân nông thôn, nên công trình cơ sở hạ tầng ở nông
thôn hoạt động có tính thời vụ, tuỳ thuộc vào mùa sản xuất nông nghiệp và các yếu
tố tự nhiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

không chỉ thể hiện ở khâu phân phối kết quả mà nó còn thể hiện ở chỗ tạo điều kiện
sử dụng tốt năng lực của mình, đó chính là cơ hội học tập, cơ hội được chăm lo sức
khoẻ và đặc biệt là cơ hội được làm việc, tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện vật chất quan trọng, có tính quyết định
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội
bộ ngành nông nghiệp. Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Những trở ngại trong giao
thông vận tải thường là trở ngại chính đối với sự phát triển khả năng chuyên môn
hoá sản xuất tại khu vực có tiềm năng phát triển nhưng không thể tiêu thụ được sản
phẩm hoặc không được cung cấp lương thực một cách ổn định...”. Như vậy, nếu
không có hạ tầng giao thông nói chung hay hạ tầng cơ sở nông thôn nói riêng thì
không thể có giao lưu hàng hoá nông sản với các hàng hoá khác, không thể tạo điều
kiện phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu
hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, khơi thông sự ngăn cách giữa thị
trường nông thôn với toàn bộ nền kinh tế. Nhờ đó, kích thích sự phát triển kinh tế
hộ, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao chất
lượng đời sống dân cư, tạo ra sự thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn, thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, từng bước xoá bỏ sự ngăn
cách về không gian giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã
hội trên từng địa bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, nhờ đó mà giảm boét
và ngăn chặn tình trạng di cư tự do từ nông thôn ra thành thị. Đồng thời, tạo lập sự
công bằng, nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế và văn hoá
cho dân cư vùng nông thôn, xoá đi những chênh lệch trong phát triển kinh tế - xã
hội giữa các vùng miền trong nước.

nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ
nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi
trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có những chỉ tiêu cụ thể, tổng cộng gồm 39 chỉ tiêu để đánh
giá về xã đạt chuẩn NTM.
Xây dựng mô hình NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về
nông nghiệp và nông thôn, mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối liên hệ với các
chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể
khắc phục tình trạng rời rạc, duy ý trí.
Như vậy, “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo
thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân
Sơn và Nguyễn Cảnh, 2008).
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất
trên các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa
đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Xây dựng nông
thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp
họ phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, thay đổi diện mạo đời sống văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách sống nông
thôn, thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng
tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và
của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

- Hệ thống cung cấp điện nông thôn: bao gồm mạng lưới đường dây tải điện
từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới
các dụng cụ, hộ dân sử dụng điện.
- Chợ nông thôn: Với đa số các vùng nông thôn, chợ đã hình thành khá sớm
trong lịch sử. Chợ nông thôn ra đời và phát triển do nhu cầu trao đổi hàng hóa.
Nhiều chợ đã tồn tại lâu đời và đến nay vẫn được duy trì.
- Hệ thống các trường học: gồm các trường mầm non, tiểu học, THCS,
THPT. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, nguồn lực con người đã trở thành một
trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình xây dựng
nông thôn mới.
- Trạm y tế xã: Nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng dân cư ở nông
thôn. Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn hiện nay, trạm y tế xã còn thấp kém, cơ sở
vật chất nghèo nàn, trang thiết bị y tế thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu
cầu khám chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Nhà văn hoá: Nông thôn là nơi bảo tồn, lưu truyền và giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá cấp xã còn thiếu thốn, số
xã có thư viện rất ít, nhà văn hoá còn thô sơ lồng ghép (Phạm Văn Hùng, 2013).
2.1.1.5 Khái niệm về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
* Khái niệm về sự tham gia của người dân
“Sự tham gia” có ý chỉ nội dung, mức độ sự tham gia của các bên liên quan
trong thực thi một chính sách, chương trình, dự án nhất định. Mức độ tham gia khác
nhau thể hiện từ việc được thông báo, xác định nhu cầu, lập kế hoạch, hưởng lợi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


giám sát, vận hành, duy tu, bảo dưỡng,…Tăng cường sự tham gia của người dân
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới được sử dụng với hàm ý này. (Phạm
Bảo Dương và Nguyễn Thị Thanh Minh, 2014).



người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm
túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng
thực hiện.
c. Tham gia thực sự
- Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định: cán bộ là
người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia cùng cán bộ trong các
khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
- Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định: người dân khởi xướng,
lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
- Người dân khởi xướng, quyết định chọn các phương án và có sự hỗ trợ của
cán bộ: người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ
chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộ đóng vai trò khi người dân cần.
- Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết.
Các mức độ tham gia này có thể minh hoạ phương thức "Nhà nước và nhân
dân cùng làm" với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cộng thêm
bước xuất phát là dân nhận từ nhà nước và bước cuối cùng là dân tự quyết nên chọn
nhận những gì (Nguyễn Mạnh Cường, 2012).
2.1.2 Ý nghĩa, vai trò sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới
2.1.2.1 Sự cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới
- Những công trình cơ sở hạ tầng trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất (hệ thống
điện, đường giao thông, thuỷ lợi, kênh mương,...) cần được quan tâm và đầu tư
thích đáng để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và tạo ra các động lực cho việc phát
triển cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Tuy nhiên đầu
tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn mà
thời gian thu hồi vốn dài, có một số công trình phục vụ đời sống dân sinh, lợi nhuận
thấp,...vì vậy việc huy động các công ty, doanh nghiệp đầu tư vốn, nguồn lực vào

dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người
dân trong xây dựng nông thôn mới được hiểu:
- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về
những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá
trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác,
người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình
xây dựng công trình. Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng
góp từ người dân, cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, người dân
được hưởng lợi.
- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch
phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên
địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình
phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ
chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn
thu, phương thức quản lý tài chính,… trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
- Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn
ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của
từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động,
vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
- Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của
các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc
liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp
tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch, hoạt động thi công, quản lý


Đóng góp

Bàn

Kiểm tra,
NGƯỜI

giám sát

DÂN
Biết

Quản lý,
sử dụng

HƯỞNG LỢI

Hình 2.1 Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 18



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status