Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định Bộ kế hoạch đầu tư - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định Bộ kế hoạch đầu tư miễn phí



Theo quy định những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phải được thẩm định. Việc thẩm định DAĐT phải do cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện (đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng) chủ đầu tư có trách nhiệm trình BCKT tới người có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32491/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Quy trình phối hợp thẩm định DAĐT tại Văn phòng thẩm định
(Quy trình phối hợp thẩm định được biểu diễn trong hình 6)
Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các công việc thẩm định (xem xét, đánh giá) dự án. Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu về công tác thẩm định như đã nêu. Để thực hiện tốt khâu này cần có môt quy trình thực hiện thẩm định hợp lý, khoa học. Cơ sở hình thành quy trình thực hiện thẩm định dự án là nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định DAĐT.
- Thứ nhất, phân tích đánh giá tính khả thi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường...
- Thứ hai, đề xuất kiến nghị với Nhà nước là chấp nhận hay không chấp nhận dự án nếu chấp nhận thì với điều kiện nào.
Việc thứ nhất chủ yếu là công việc đánh giá, xem xét chuyên môn của các chuyên gia. Việc thứ hai là của các nhà quản lý, lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nhất.
Công tác thẩm định và tổ chức thẩm định dự án được thực hiện như sau: Các thành viên tham gia thẩm định dự án bao gồm 2 khối:
- Thành lập nhóm chuyên gia bao gồm các chuyên gia làm việc tại các Bộ, Sở quản lý chuyên ngành, có khi thêm vài chuyên gia độc lập từ các viện nghiên cứu, trường Đại học bên ngoài. Trong những trường hợp cần thiết nhóm này có thể chia thành các tiểu ban chuyên môn để thực hiện đánh giá theo từng nội dung chuyên môn (chẳng hạn: tiểu ban công nghệ, tiểu ban xây dựng, tiểu ban kinh tế...).
- Các tư vấn độc lập (trong và ngoài nước) là tổ chức hay cá nhân có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực liên quan. Các tổ chức tư vấn hay các chuyên gia này làm nhiệm vụ phản biện toàn bộ hay từng phần dự án (theo chuyên đề).
* Khối quản lý gồm các cơ quan hay chuyên gia về quản lý (ngành và lãnh thổ) có hiểu biết về chuyên môn, nhưng có thể không sâu về chuyên ngành.
Tuỳ theo nội dung, tính chất của từng dự án cụ thể, cơ quan tổ chức trình người có thẩm quyền quyết định thành lập nhóm chuyên gia và chọn tư vấn phản biện để tiến hành thẩm định dự án. Cách thức sử dụng tư vấn chuyên môn thẩm định đối với từng dự án có thể áp dụng một cách linh hoạt: Có thể có đầy đủ các hình thức tổ chức nói trên (có cả nhóm chuyên gia, có cả tư vấn độc lập), có thể sử dụng một hay một vài hình thức nêu trên (chỉ gồm nhóm chuyên gia phản biện). Trên cơ sở ý kiến của các tư vấn chuyên môn cơ quan thẩm định sẽ xem xét, quyết định để có ý kiến trình người có thẩm quyền quyết định.
Cơ quan thẩm định cần phối hợp với các Bộ chuyên ngành, hiệp hội tư vấn để hình thành mạng lưới đội ngũ chuyên gia và tổ chức tư vấn tương đối ổn định, có mối liên hệ thường xuyên để huy động nhanh đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác thẩm định. Nhóm chuyên gia liên ngành, các tiểu ban chuyên môn và tư vấn độc lập có thể sử dụng thông tin, trao đổi, phối hợp trong quá trình thẩm định, đánh giá dự án. Đơn vị đầu mối là người tổ chức quá trình thẩm định đồng thời là thành viên trong nhóm chuyên gia các tiểu ban chuyên môn để theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ thẩm định.
Hội nghị tư vấn thẩm định: tham gia hội nghị tư vấn thẩm định có các thành viên tham gia thẩm định, thay mặt các Bộ, ngành và địa phương liên quan ( trong trường hợp cần thiết), thay mặt nhóm chuyên gia và hay các tiểu ban chuyên môn và hay các tư vấn độc lập. Các nhóm chuyên gia hay tiểu ban chuyên môn tham gia và phát biểu ý kiến tại hội nghị tư vấn thẩm định. Báo cáo đánh giá của các tư vấn chuyên môn ( nhóm chuyên gia, các tiểu ban chuyên môn, các tư vấn độc lập) được gửi tới đơn vị đầu mối thường trực và có thể được trình bày tại hội nghị tư vấn thẩm định. Các báo cáo này được thành viên tham gia hội nghị thẩm định bàn luận và thống nhất trong từng vấn đề được xem xét thảo luận.
- Một câu hỏi được đặt ra, nếu làm theo sơ đồ thì sẽ được thuận lợi cái gì? Qua việc phân tích sơ đồ ở trên ta có thể thấy tiến hành theo sơ đồ sẽ có một số thuận lợi sau:
- Đảm bảo các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp giữa các ngành các địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự án.
- Đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án ( do đảm bảo tính độc lập của tư vấn về chuyên môn) cho phép phân tích, đánh giá sâu sắc có kiến thức khoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn, có sự xem xét của chuyên gia các ngành, các nhà chuyên môn, làm cơ sở cho việc xem xét lựa chọn và quyết định.
- Đơn giản về công tác thẩm định, kết hợp được phần đánh giá chuyên môn của các chuyên gia với phần nghiên cứu lựa chọn quyết định của các nhà quản lý.
2.2. Cách thức thực hiện
Cách thức thực hiện căn cứ vào yêu cầu thẩm định trong các văn bản quy định của Chính phủ.
2.2.1. Đối với các dự án đầu tư trong nước
Theo quy định những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phải được thẩm định. Việc thẩm định DAĐT phải do cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện (đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng) chủ đầu tư có trách nhiệm trình BCKT tới người có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư.
* Công tác thẩm định DAĐT trong nước được quy định tại Điều 27 Nghị định 52/ 1999/ NĐ -CP, ngày 8/ 7/1999 của Chính phủ. Theo đó các DAĐT trong nước phải được thẩm định về các mặt sau:
- Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.
- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có)
- Các ưu đãi hỗ trợ của Nhà nước mà DAĐT có thể được hưởng theo quy chế chung.
- Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng.
- Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư.
- Phòng chống cháy nổ an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án.
- Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
- Phương án vay trả nợ vốn vay.
* Tuỳ theo từng dự án, công tác thẩm định được tiến hành theo các cách khác nhau, theo quy định tại điều 12, NĐ 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, quá trình chuẩn bị đầu tư được phân theo ba loại dự án:
- Đối với dự án nhóm A, chủ đầu tư phải tổ chức lập BCTKT, nếu dự án đã được quốc hội hay Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ cần lập BCKT.
- Đối với dự án nhóm B chủ đầu tư phải tổ chức lập BCKT, nếu thấy cần thiết phải lập BCTKT thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét thẩm định.
- Đối với các dự án nhóm C có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa bảo từ bằng vốn sự nghiệp, các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status