Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Một số lý luận cơ bản 3
I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển 3
1. Khái niệm 3
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 3
3. Vai trò của đầu tư phát triển. 4
3.1. Xét trên góc độ vĩ mô 4
3.2. Xét trên góc độ vi mô. 8
4. Nguồn vốn đầu tư 8
4.1. Nguồn vốn huy động trong nước 9
4.2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài 10
4.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài 11
II. Một số vấn đề lý luận chung về ngành dệt may. 12
1. Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may 12
1.1. Sản phẩm của ngành có tính thiết yếu và thường xuyên thay đổi 12
1.2. Tiến bộ khoa học công nghệ tác động lên cả quá trình sản xuất lẫn tiêu dùng hàng dệt may 12
1.3. Là ngành sử dụng nhiều nhân công với trình độ kỹ thuật đòi hỏi không cao. 13
1.4. Các khâu trong mối liên kết dọc của ngành có quy mô không giống nhau và không nhất thiết phải phát triển khép kín. 13
1.5. Quá trình sản xuất có thể được tổ chức theo quy mô vừa và nhỏ, tạo thành màng lưới gia công theo các hợp đồng phụ. 15
1.6. Có tác động đến việc phát triển các ngành nghề sản xuất phục vụ cho ngành dệt may 15
2. Vai trò của ngành công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế 15
2.1. Giảm tình trạng thất nghiệp 16
2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 16
2.3. Mở rộng thương mại quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. 17
3. Sơ lược về tình hình phát triển ngành dệt may thế giới và một số bài học kinh nghiệm. 18
4. Các lợi thế và điều kiện cơ bản phát triển ngành dệt may Việt Nam. 19
III. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may 22
1. Sự cần thiết phải đầu tư cho ngành dệt may. 22
2. Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam. 24
2.1. Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng (CSHT). 24
2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 26
2.3. Đầu tư cho nguyên liệu (trồng bông, trồng dâu nuôi tằm) 28
2.4. Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. 29
2.5. Đầu tư khác 30
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 33
I. Khái quát tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam. 33
1. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam. 33
2. Cơ cấu tổ chức 34
3. Chính sách phát triển ngành dệt may 37
3.1. Chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước 37
3.2. Chính sách khuyến khích xuất khẩu 38
3.3. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may 40
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1997 đến nay 40
II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 42
1. Thực trạng về vốn đầu tư 42
2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư 43
2.1. Nguồn vốn trong nước 44
2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 46
3. Cơ cấu vốn đầu tư 47
3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ 47
3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 54
3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 55
3.4. Đầu tư nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. 58
3.5. Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. 61
3.6. Đầu tư khác: đầu tư hàng tồn trữ, xử lý môi trường. 62
III. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 65
1. Kết quả đạt được 65
1.1. Nâng cao sản lượng toàn ngành 65
1.2. Nâng cao kim ngạch xuất khẩu 66
1.3. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã hàng hoá 67
1.4. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của công nhân ngành dệt may 68
1.5. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, địa phương 69
2. Hiệu quả đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 69
3. Thành công và hạn chế 70
3.1. Thành công 70
3.2. Những hạn chế 71
Chương III: Chiến lược tăng tốc và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2010 73
I. Tính tất yếu phải có chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 73
II. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 74
1. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư phát triển của ngành dệt may Việt Nam 74
2. Nội dung định hướng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 76
III. Dự báo thị trường 79
IV. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam và một số kiến nghị 81
1. Giải pháp về tài chính và vốn: 81
2. Giải pháp về nguồn nhân lực 83
3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu 84
3.1. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu trọng điểm 85
3.2. Giải pháp về kỹ thuật. 85
4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ 86
4.1. Tiếp tục thực hiện chính sách " hai tầng công nghệ" 86
4.2. Thực hiện phát triển công nghệ một cách hiệu quả nhất (đặc biệt là đối với công nghệ nhập) 86
4.3. Tăng cường các tác nhân thúc đẩy công nghệ. 87
4.4. Tạo môi trường công nghệ thuận lợi 87
5. Giải pháp về thị trường 87
6. Một số kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 88
6.1. Về phía Nhà nước 88
6.2.Về phía các Bộ ngành 92
6.3. Về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam 93
Kết luận 94
Danh mục tài liệu tham khảo 95
Phụ lục 1 96
Phụ lục 2 97
Phụ lục 3 97


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32490/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cao, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ để thâm nhập tạo chỗ đứng chân. Sản phẩm nhập vào Mỹ chủ yếu là dệt kim (nhập khẩu vải), còn sản phẩm áo Sơ mi và Jacket nhập vào Mỹ ít. Đồng thời chỉ số giá cả hàng tiêu dùng trong nước năm 2000 giảm 0,6% so với tháng 12 năm 1999 làm cho giá xuất khẩu giảm đáng kể, ví dụ: Thị trường Nhật Bản giảm từ 10-15%, trong khi chi phí sản xuất tăng do giá nguyên, nhiên vật liệu, cước vận chuyển, phí Hải quan tăng (Ví dụ: so với năm 1999 giá bông xơ tăng 15-20%, giá điện xăng dầu tăng trên 10%, BHXH tăng 25% do lương tối thiểu tăng). Tuy nhiên, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu (giá hợp đồng) vẫn đạt 212 tr.USD tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 99, trong đó các sản phẩm dệt đạt 103,6 tr.USD tăng 20%, các doanh nghiệp may đạt 96,9 tr.USD tăng 26,6%. Kim nghạch xuất khẩu (giá tính đủ) toàn ngành công nghiệp dệt may đạt 546 tr.USD tăng 12,7%, trong đó các doanh nghiệp Dệt đạt 141,8 tr.USD tăng 9,5%, các doanh nghiệp may đạt 376,9 tr.USD tăng 17%. Chuyển sang năm 2001, 2002 những năm mở đầu kế hoạch 5 năm 2001-2005, các doanh nghiệp dệt may có một số thuận lợi cơ bản như: kinh tế nước ta đang có đà khôi phục, Nhà nước tăng cường các hoạt động đối ngoại mở rộng thị trường, ngành dệt may được chính phủ quan tâm phê duyệt chiến lược phát triển kèm theo các chính sách ưu đãi tạo điều kiện vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới..., song đứng trước những khó khăn lớn và những biến động phức tạp khác.
Nhìn chung các chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng khá từ 6% đến 14% năm, đặc biệt là trong mấy năm gần đây tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và số lượng sản phẩm may mặc có sự tăng đột biến. Điều này cho thấy làn sóng dệt may đã thực sự thâm nhập vào nước ta và đang phát triển với tốc độ cao.
II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
1. Thực trạng về vốn đầu tư
Trong ngành dệt may, lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn từ 50 đến 70% trong tổng số vốn đầu tư. Điều này cũng dễ hiểu vì để tiếp cận được các thị trường lớn thì các doanh nghiệp dệt may mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các thị trường lớn.
Bảng 2: Tổng vốn đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng vốn đầu tư
860
841
1800
3200
3579
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
-2,2
114,03
77,77
11,84
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư
Qua bảng số liệu nhìn chung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp dệt may tăng khá. Tuy nhiên đi vào từng năm cụ thể thì thấy lượng vốn giảm sút từ năm 1997 và năm 1998 chỉ có 841 tỷ đồng. Song đến năm 1999, vốn đầu tư đã bắt đầu tăng, cụ thể là 1800 tỷ đồng. Đến năm 2000 vốn đầu tư tăng rất mạnh do việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài cũng như khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn trước. Đồng thời, có sự phục hồi rất nhanh của nền kinh tế các nước trong khu vực. Ngành dệt may nước ta đứng trước nhiều cơ hội lớn trong việc làm ăn buôn bán với các bạn hàng lớn như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nguồn vốn này càng tăng mạnh hơn khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được hai nước thông qua. Cơ hội mở ra, nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta đã mạnh dạn đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để huy động mọi nguồn vốn để đầu tư. Vì thế lượng vốn đầu tư tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn qua các năm lại có xu hướng giảm. Từ năm 1998 đến 1999, tốc độ tăng liên hoàn tăng lên rõ ràng, từ –2,2 % lên 114,03 %. Nhưng từ năm 1999 đến nay, tốc độ tăng liên hoàn đã giảm liên tục qua các năm: 2000/1999 là 77,77; 2001/2000 chỉ còn là 11,84.
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chia thành hai khu vực lớn là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn đầu tư của khu vực trong nước.
2.1. Nguồn vốn trong nước
Có thể coi những bước phát triển của Tổng công ty dệt may Việt Nam là thay mặt cho quá trình phát triển khu vực trong nước của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex, nguồn vốn đầu tư được phân bổ trong Tổng công ty như sau:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của VINATEX
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1991-1998
1999
2000
2001
2002
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
400
107.1
171.2
127
2698
Khấu hao cơ bản và tự bổ sung
581.5
76.7
125
262
420
Vay ngân hàng thương mại
1768.8
558.9
1166
950
900
Ngân sách
6
8.6
24.1
30.2
ODA
170
180
229
81
-
Tổng
979.2
1699.8
1444.1
4048.2
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
18.38
13.47
5.6
Nguồn Tổng công ty dệt may Việt Nam
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có biến động lớn, không theo chiều hướng nhất định, tăng từ 107,1 tỉ đồng năm 1999 lên 171.2 tỉ đồng năm 2000 và lại giảm xuống còn 127 tỉ đồng năm 2001. Tuy nhiên nguồn này tăng mạnh vào năm 2002 là 2698 tỉ đồng do Nhà nước hỗ trợ tín dụng mạnh cho các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp mới cùng với những dự án đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu. Cùng với sự cải tiến của hình thức tín dụng từ cấp phát sang cho vay theo chương trình dự án.
Đối với nguồn khấu hao cơ bản và vốn tự bổ sung đang có chiều hướng tăng. Các doanh nghiệp đang dần thích nghi với môi trường cạnh tranh, đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả, có tích luỹ và tỉ lệ tái đầu tư trong mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng.
Cũng từ bảng trên ta thấy nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt may. Nguồn vốn này thường là cho vay ngắn hạn với lãi suất cao. Mặc dù vậy nguồn này vẫn bị đánh giá là quá nhỏ so với tiềm năng của nó. Hiện nay các doanh nghiệp đang rất cần có vốn để đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thậm chí bất chấp khó khăn các doanh nghiệp đã phải vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để tiến hành đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm, mức độ mạo hiểm cao thậm chí họ phải trả giá bằng chính sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Hiện nay cơ hội đầu tư đang rộng mở, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay vốn nếu họ có phương án đầu tư tốt. Phạm vi các doanh nghiệp vay vốn không chỉ bó hẹp ở các ngân hàng thương mại trong nước mà cả các ngân hàng thương mại nước ngoài. Các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này.
Trong chiến lược phát triển kinh tế mà Nhà nước đề ra, ngành dệt may được coi là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo và được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, khi cả nước tiến hành CNH- HĐH đất nước, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần vốn để đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách trở nên quá ít ỏi. Trong điều kiện chung như vậy, vốn ngân sách dành cho Tổng công ty dệt may Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chỉ chiếm khoảng 0.6% trong tổng vốn đầu tư cho toàn Tổng công ty. Nếu so sánh với tổng vốn đầu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status