CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN, CỌI - Pdf 41

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI,
PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN, CỌI
Ở HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG.
Phạm Thị Thu Hà

Mở đầu
Chiêm Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh

Tuyên Quang,

cách thị xã Tuyên Quang 67km về phía Bắc, nơi có hơn 80% là dân tộc thiểu số.
Vị trí địa lý của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Na Hang
Phía Nam giáp huyện Yên Sơn
Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Phía Tây giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) và tỉnh Hà Giang.
Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao như Khau Bươn, núi quạt Phia
Gioòng, Chạm Chu… Đất đai ở các xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá phù
hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và rừng trồng, phát triển kinh tế
nông - lâm nghiệp, còn các xã phía Nam của huyện Chiêm Hoá có độ dốc
phổ biến 10 - 250, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực
và một số cây ngắn ngày khác.
Về đơn vị hành chính, huyện Chiêm Hoá có 25 xã và 1 thị trấn, là địa
bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thủy...
Huyện có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện thuận lợi phát triển các loại
hình du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hoá như: Rừng nguyên sinh
Cham Chu; thác

Bản Ba,

hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó Ngoặng; thác Lung

“Cần ké pây tàng đầy tỉnh hát then
Mà thâng rườn táng piến pền báo ơn”
2


Tạm dịch:
Ông già qua đường được nghe hát Then
Về đến nhà khác biến thành trai trẻ!
Trải qua biết bao thế kỷ, người dân lao động Tày - Nùng luôn tìm
thấy trong nền văn nghệ của mình một nguồn động viên an ủi, thiết thực.
Trong đó, Then đã góp phần đáng kể và trở thành món ăn tinh thần không
thể thiếu được trong đời sống của đồng bào. Hát Then đã thể hiện cả trí
tuệ của nhân dân lao động Tày, là những lời ca, những tiếng nói của họ
được diễn xướng trên sân khấu, cho nên đồng bào Tày thường ca ngợi
Then và thích nghe Then hát. Họ hâm mộ Then như người dân Bắc Ninh
yêu thích quan họ, người dân đồng bằng Bắc Bộ thích nghe hát chèo...Do
đó, việc tìm hiểu, sưu tầm và giới thiệu về Then là việc làm rất có ý
nghĩa.
I. Các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của làn
điệu Then, Cọi của người Tày ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
(Qua khảo sát tại thôn Khuôn Khoai (xã Yên Nguyên); thôn An Thịnh, thôn
Tân Cường (xã Tân An); và xã Xuân Quang)
1.1. Nguồn gốc của Then và cây đàn tính
Trước hết cần phải nhận định rằng, Then trong đời sống người Tày ở
Chiêm Hóa, Tuyên Quang tồn tại ở 2 dạng khác nhau, đó là loại hát Then
mang tính văn nghệ và hát Then dùng trong lễ cúng gia đình. Như vậy, Then
là một thành tố quan trọng trong văn hóa của người Tày, nó được sử dụng
như một thể loại văn nghệ dân gian và cũng có thể được sử dụng như một
loại hình tín ngưỡng dân gian. Then từ lâu đã gắn với cuộc sống tinh thần
của dân tộc Tày, có vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày và đời sống

gọi chung và phổ biến hơn cả.

4


Theo tác giả Nguyễn Thị Yên (Viện nghiên cứu Văn hóa) cho rằng
trong tín ngưỡng dân gian của người Tày, các trò chơi mang yếu tố saman
giáo được tồn tại dưới các hình thức nhập đồng của trẻ em và của các nam
nữ thanh niên với mục đích bói vui, bói duyên số... Những siêu linh mà họ
nhập đồng thường là các nàng tiên - linh hồn của các vật vô tri, vô giác như
nàng Trứng, nàng Trăng...Trong số những người tham gia các trò chơi nhập
đồng sẽ có những người hợp căn với một nàng tiên nào đó, được nàng tiên
hộ mệnh để cứu giúp người đời, trước tiên là ở việc bói toán. Về sau, do
nhu cầu của xã hội mà phát triền thành hình thức cầu cúng, phổ biến trong
xã hội người Tày. Đây là một hình thức cúng bái dân gian thời kỳ đầu của
người Tày, tạm gọi là tín ngưỡng sliên (tiên) - khởi đầu của tín ngưỡng
Then. Một trong những đặc điểm của hình thức cúng bái này là ngoài niệm,
hát ra còn có sự tham gia của khí cụ hoặc nhạc cụ nào đó. Để bổ trợ cho
việc hành nghề, họ đã lựa chọn nhiều dạng khí cụ khác nhau như phách,
thẻn gỗ (2 mảnh gỗ dùng để xin âm dương), chuông, chùm nhạc xóc và cả
cây đàn tính vốn có sẵn trong dân gian. Dự đoán, đây là Then của thời kỳ
đầu, mang đậm màu sắc bản địa mà chưa bị pha tạp bởi các tôn giáo, tín
ngưỡng bên ngoài.
Theo từ điển Tày - Nùng - Việt thì Then còn có 2 nghĩa:
Thứ nhất: Then có nghĩa là loài ong không sinh ra mật
Thứ hai: Then có nghĩa là Pụt. Nhiều người nghĩ Pụt tương đương với Bụt
nhưng không hẳn là vậy. Bụt là từ của người Ấn Độ, được du nhập vào thế
kỷ thứ VI trước Công nguyên, dùng để chỉ vị sáng lập ra Phật giáo
(Bouddha). Phật giáo là một tôn giáo kiêng sát sinh còn Pụt là tín ngưỡng
dân gian Tày - Nùng. Như vậy, Pụt là từ dùng chung chỉ tất cả những người

sĩ nghèo và một số thầy đồ miền xuôi lên dạy chữ, sáng tác ra, chắp nối lại
nên trong ngôn ngữ Then có pha lẫn tiếng Kinh.
6


Trong sách “Địa chí Cao Bằng”, có nói thủy tổ của phường hát Then
là ông Tư Thiên quản nhạc, tên là Bế Văn Phùng, người Bản Vạn, xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và ông Nông Quỳnh Văn ở xã Nga Ổ
(nay là xã Trí Viễn), huyện Trùng Khánh, mỗi người lập ra một phường hát
(Phường hội Then nữ ở Hòa An và hội Giàng nam ở Trùng Khánh). Hai
ông đều là người Tày, sống vào thời kỳ nhà Mạc rút lên Cao Bằng, đều làm
quan cho nhà Mạc. Hai ông đều hay chữ, giỏi thơ, rất có thể là tác giả của
nhiều bài “lượn” và bài “Then”. Sau đó, các ông tuyển trai xinh, gái đẹp
làm diễn viên tập luyện, khi thuần thục được vua nhà Mạc mời vào chầu
múa hát, họ đàn ngọt, hát hay nên đã mau chóng thành lập được các đội hát
trong cung đình.
Nguyên là lúc Mạc Kính Cung vương
Ngày vắng ở trong cung buồn rầu
Triệu hai quan vào chầu hội cung
Lấy cung nữ hát mừng chúc Chúa
Bế Phùng thì đặt ra Pụt Tày
Tay gẩy tính chân rung xóc nhạc
Dập dìu theo tiếng hát ngọt đưa
Càng xem lâu càng vừa ý thích
Chọn giai nhân trong tỉnh đẹp xinh
Tập thành thạo được vào trình tiến
Châu Kính Cung trong điện đế đô
Được Kính Cung hoan hô khen ngợi...
Vua thấy các tốp Then múa hát làm cho vua được vui vẻ, khỏe mạnh
hơn. Nhiều khi quan quân vua ốm do không chịu được thủy thổ, thời tiết

yếu tố văn hóa Hán mà họ tiếp thu được khi còn ở Trung Quốc, thể hiện qua
8


các nghi lễ phong tục được thực hiện bởi những ông thầy Tào hành nghề
cúng bái theo sách chữ Hán. Các cuộc di cư này còn góp phần tạo nên mối
quan hệ gần gũi giữa những người họ hàng đồng tộc ở hai bên biên giới, dẫn
đến có sự giao lưu về văn hóa giữa hai bên, trong đó có sự giao lưu với văn
hóa Hán từ chính nước bản địa. Như vậy, với vị thế riêng của mình, Cao
Bằng đã trở thành điểm đến của nhiều cuộc di cư để từ đó hình thành nên
một vùng giao lưu và hội nhập văn hóa Kinh - Tày - Nùng. Trong đó, văn
hóa Tày bản địa đã trở thành trung tâm dung nạp và điều chỉnh các dòng văn
hóa du nhập, trong đó có Then.
Trong cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội, xuất bản năm
1975, có nói đến nhiều giai thoại trong dân gian, chủ yếu là những nghệ
nhân già trên dưới 70 - 80 tuổi giải thích Then bằng một số giai thoại khác
nhau nhưng một điều thống nhất trong cả các tỉnh Việt Bắc cho rằng Then
có từ Cao Bằng.
Cũng trong cuốn Lời hát Then, có nói đến một số chương đoạn, lời ca
có nhiều chi tiết nhất quán và phổ biến trong Then như đi sứ, khảm hải, bắt
phu phen...nghĩa là đã có việc đi sứ sang Tàu. Ngoài ra, các chương đoạn lời
hát Then, đoạn “lập cầu hào quang” có nói đến đúc đồng, đúc gang rèn sắt
để bắc cầu, đoạn “thấu quang thấu nạn” có nói đến quân Then dùng súng
ống đi săn hươu nai. Nhiều chỗ nói đến quân binh của Then được tổ chức
thành đội, có câu nói đến việc đốt hỏa tiễn thăng thiên dùng làm pháo lệnh.
Đoạn miêu tả chợ Tam Quang mua bán nhộn nhịp đông vui, có đủ hàng lụa
là gấm vóc... Tất cả những chi tiết đó trong lời hát Then phần nào cho phép
ta nghĩ rằng Then xuất hiện trong một xã hội đã có sự phân chia đẳng cấp rõ
rệt, có sự phân công lao động xã hội và đã có hàng hóa, có nghề thủ công
phát triển. Tuy nhiên, nếu nói Then xuất hiện từ niên đại nào thì tới nay cũng

Sau đó, Xiên Cân lại lên trời xin giống cây bầu về gieo:
10


Ba hôm sau nảy mầm
Sáu hôm sau nảy lá
Tháng 7 nở đầy hoa
Cây nào cũng đầy quả...
Khi đã có dây tơ và bầu, Xiên Cân lên nương kiếm cây “khảo
hương” làm cần đàn và sừng đàn. Anh mắc vào cây đàn của mình 12 dây
tơ. Mỗi khi buồn phiền, anh lại lấy đàn ra gẩy. Nghe tiếng đàn của anh,
muôn loài đều say mê, nhiều con vật héo hon, đau khổ vì tiếng đàn.
Tiếng đàn của chàng cũng làm các cô gái ngẩn ngơ... Bụt liền sai sứ
xuống hỏi tội Xiên Cân, anh không đắn đo trả lời rằng: “Tôi đã nhiều
tuổi nhưng vẫn chưa lấy được vợ nên tôi chỉ biết lấy cây đàn này làm
bạn. Tôi yêu nó như yêu vợ và thỉnh thoảng gẩy đàn giải buồn”. Nhưng
rồi cuối cùng Bụt xét thấy rằng nếu cứ để cây đàn của Xiên Cân 12 dây
như vậy thì mỗi khi nghe tiếng đàn của anh cất lên, muôn loài ở trần sẽ
quên ăn mà chết nên đã bắt Xiên Cân cắt đi 9 dây, chỉ cho phép để 3 dây.
Cây đàn 3 dây tơ này chính là cây đàn tính của người Tày bây giờ. Từ
đó, cây đàn tính làm bằng cây dâu, quả bầu và dây tơ được phổ biến rộng
rãi ở vùng dân tộc Tày Việt Bắc, là tiếng đàn ca ngợi cuộc sống, ca ngợi
tình yêu.
Tuy nhiên, ở vùng Chiêm Hóa, Tuyên Quang thì cây đàn tính chỉ
có 2 dây, không cần dùng đến dây thứ 3. Trong đó, 1 dây biểu tượng của
trời và đất còn dây kia tượng trưng cho cha và mẹ. Theo nghệ nhân Hà
Thuấn, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa - người dân tộc Tày đầu tiên của tỉnh
Tuyên Quang được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng nghệ nhân
văn hóa dân gian cho biết: Then Tuyên Quang có đặc trưng là giai điệu mượt
mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ ới la còn Then ở các

mới tới, trời bèn gom nhặt những thứ trong nhà như quạt, chùm nhạc, bầu
12


gáo, cây đảo cám lợn trao cho. Nhưng người này sáng trí, khéo tay, sửa sang
những thứ đó thành đạo cụ, nhạc xóc, đàn tính để đệm những bài ca dân dã
đi cứu nhân độ thế, sau này trở thành Then.
Truyền thuyết dân gian được dựa trên sự tưởng tượng hoang đường
nhưng cũng có thể gợi cho ta suy ra cốt lõi câu chuyện. Sự tích trên cho ta
biết cây đàn tính được sáng chế ra nhằm để người lao động giải trí, sau mới
được sử dụng trong tín ngưỡng dân gian. Rõ ràng rằng, cây đàn tính được ra
đời đầu tiên bởi bàn tay sáng tạo của người đàn ông với mục đích giải sầu,
đó là nhu cầu có trước nhu cầu làm hành nghề tín ngưỡng. Đến nay, còn thấy
rõ có Then được dùng trong văn nghệ hàng ngày, có Then lại được hát trước
bàn thờ thắp hương, lễ bái nhưng vẫn xen lời giao duyên với người phục vụ,
với khách đến dự rất tự nhiên.
Hiện nay, ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, dòng Then cổ tồn
tại ở hai dạng là Then tàng bốc (đường cạn) và Then tàng nặm (đường
nước). Loại Then nào cất lên cũng có từ “ới la” chứ không hát thẳng, điều
này làm cho Then Tuyên Quang khác hẳn với làn điệu Then của các tỉnh
khác như Cao Bằng, Lạng Sơn...
Điệu tàng bốc (đi đường bộ, đi đường trên cạn): Thường là làn điệu
hát ngay từ phần mở đầu của cuộc Then và là làn điệu được sử dụng nhiều
nhất trong một cuộc Then bởi lẽ nếu theo nội dung lời hát thì đường đi của
Then lên thiên giới phải đi qua rất nhiều cửa như cửa đẳm, cửa thổ công, cửa
vua, cửa tướng...rồi sau mỗi chặng nghỉ chân, khi đã phải vượt qua bao
nhiêu chặng đường gian khổ như rừng ve sầu, rừng vắt, rừng sương
tuyết....Mỗi chặng đi tiếp đó thường là làn điệu “pây tàng” được hát lặp đi
lặp lại. Điệu tàng bốc của mỗi địa phương đều mang đậm bản sắc riêng
nhưng nhìn ching về tính âm nhạc thường nhẹ nhàng, tâm tình và ít xáo trộn.

thời gian thì Then tính hát nhanh gấp 3 lần Then quạt. Then tính rút gọn hơn
14


về số câu và nhịp phách. Ở Then quạt âm điệu chủ yếu là “ừ.. ừ”, còn Then
tính là “ới la ới là”, nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất,
thiên nhiên, vạn vật.
Sự khác biết giữa Then nghi lễ (dùng trong cúng bái) và Then văn nghệ
* Đối với Then nghi lễ: Then có nhiều hình thức sinh hoạt phong
phú. Qua khảo sát ở huyện Chiêm Hóa thì có những hình thức Then phổ
biến như sau:
- Lễ cúng mát nhà
Lễ này thường được diễn ra vào tháng Chạp, tháng 2 và tháng 3 (âm
lịch). Đồng bào Tày ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa giải thích rằng 3
tháng đầu là tháng mùa xuân, hoa nở, làm Then cúng mát nhà để dâng hoa
cho các cụ, cho bàn thờ tổ tiên với mục đích thay quần áo cho các cụ, gửi
vàng bạc, cầu sức khỏe cho mình, mong cho người già khỏe mạnh, cho con
trẻ mau ăn chóng lớn, giải những điều không tốt đẹp hay những sai lầm của
năm cũ để chuẩn bị đón năm mới thanh tịnh hơn, cầu mong gia đình được
hưởng lộc mới. Từ tháng 4 trở đi, đồng bào không cúng mát nhà vì đây là
vào mùa nóng.
- Lễ giải hạn, ốm đau
Lễ này được tổ chức vào bất kỳ thời gian nào mà gia chủ thấy cần thiết.
Có thể chỉ do một giấc mộng không lành hoặc do một hiện tượng thiên nhiên
nào đó gây nên như rắn, rết...chạy qua nhà, gầm sàn nhà. Họ cho đó là hiện
tượng không lành sẽ đến với gia đình nên phải đón thầy Mo hoặc Then đến
làm lễ cầu an giải hạn, mong mọi điều may mắn sẽ đến với gia đình. Trước
đây, người Tày cũng như nhiều dân tộc khác cho rằng người ốm, người chết
do nhiều nguyên nhận đưa đến. Nhiều người bị ốm do không hiểu nguyên
nhân sinh bệnh, họ cho là do thần linh, ma quỷ làm hại. Có thể do hồn bị xúc

16


- Loại then vui mừng, chúc tụng ca ngợi:
Những nhà khá giả, những người được thăng cấp, có địa vị trong xã hội
hoặc làm được nhà mới, sinh con đầu lòng, mừng thọ tuổi già...nghĩa là có
những việc vui trong gia đình thì mời Then đến đàn hát, chúc tụng ca ngợi.
Những cuộc làm Then này không phải theo trình tự như các đám cúng lễ mà
lời ca phần lớn là ứng tác cho phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh gia chủ. Nghiên
cứu ở xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa cho thấy hiện nay, người Tày mời
Then về hát chúc mừng trong nghi lễ đám cưới còn tồn tại phổ biến. Lễ vật
phải có nhà mụ, tiền vàng bạc (làm bằng giấy), 2 cây mía ở 2 đầu bàn thờ tổ,
hương, gương soi (để tổ tiên chứng giám) và nhiều lễ vật khác. Mục đích của
buổi lễ nhằm giả lễ cho bà mụ đã có công sinh thành ra mình, cầu mong cho
hai vợ chồng được trăm năm hạnh phúc.
Qúa trình vào nghề của Then
Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc của mình,
những ông Then, bà Then luôn tự mình cảm thấy mình phải thực hiện theo
một quy tắc không thành văn, những kiêng kỵ, chuẩn mực và những nghi
thức, nghi lễ riêng. Điều đó tạo cho họ dường như có một thế giới đời sống
khác hẳn với những người xung quanh. Những người làm Then cho thấy,
họ thường không tự nguyện trở thành tín đồ của đạo Then mà ngược lại, họ
thường bị buộc phải đi theo tiếng gọi của thánh thần thông qua các giấc
mơ, những biểu hiện khác biệt trong tâm thức và những đổ vỡ phải chịu
đựng trong đời sống gia đình hoặc các sức ép tinh thần khác. Qúa trình trở
thành tín đồ đạo Then của họ là quá trình thức tỉnh bổn phận thiêng liêng
mà thần thánh trao cho họ. Do vậy, không phải ai cũng có thể trở thành
Then, một người chỉ có thể trở thành Then khi người đó là con cháu trong
các dòng họ có người làm Then lâu đời (được gọi là dòng họ có “tẩn
Then”) hoặc nếu là phụ nữ thì sẽ có thể phải nối nghiệp làm Then nhà

18


thầy cả và bạn bè làm nghề Then và tất cả những người thân có mặt
trong buổi lễ. Họ đã khóc vì xúc động vì phải bắt đầu một cuộc sống mới
của một thầy Saman, rất khác biệt với các thành viên trong gia đình.
Như vậy, Then là một loại người đặc biệt trong cộng đồng làng
bản mà do nguồn gốc xuất thân, do bản tính của cá nhân (có căn Then)
mà buộc họ phải trở thành ông Then, bà Then. Họ có khả năng đặc biệt
trong việc thông quan với thần linh, vơí thế giới siêu nhiên và tiếp nhận
ở đó sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình.
* Đối với Then văn nghệ
Bên cạnh loại hình Then nghi lễ, cúng bái thì Then còn tồn tại
trong đời sống của người Tày với tư cách là một hiện tượng văn hóa cổ
truyền thông qua những tiết mục đàn, hát và múa trên sân khấu. Nhìn lại
về mặt lịch sử, ta thấy rằng trong quá trình phát triển của nó, Then đã
chuyển hóa từ tín ngưỡng dân gian thành sinh hoạt văn hóa dân gian. Đó
là sự phát triển của Then tín ngưỡng đến Then sinh hoạt văn nghệ. Then
đã góp phần tạo nên một cuộc sống tinh thần vui tươi, lành mạnh, bay
bổng cho người Tày từ bao thế hệ nay. Đây chính sự là sự chuyển hóa tốt
đẹp của Then trong dân gian. Ở hoàn cảnh xã hội cũ, khi tập quán tín
ngưỡng còn nặng nề, sự hiểu biết về khoa học của con người còn kém,
hơn nữa ảnh hưởng của giai cấp phong kiến đối với tư tưởng quần chúng
không phải là nhỏ, Then không thể chuyển hóa ở mức độ cao hơn được.
Then chỉ được thay đổi hoàn toàn về chất khi chế độ xã hội đã đổi khác,
tư tưởng và trình độ hiểu biết khoa học của quần chúng đã cao hơn. Đến
khi ấy, quần chúng nghe Then bằng đôi tai khác, xem Then bằng cặp mắt
khác - đó là đôi tai và cặp mắt của những người đã được giác ngộ về
nhiều mặt. Then lúc này đã khoác một bộ áo mới, mang một nội dung


20


nghệ là hệ quả của diễn xướng Then nghi lễ hay nói cách khác, Then
nghi lễ là cơ sở nguồn gốc để Then văn nghệ tồn tại, phát triển. Tuy
nhiên, ở huyện Chiêm Hóa, hình thức Then cúng bái đang có xu hướng
bị mai một dần do các nghệ nhân tuổi đã già lại không có người kế
nghiệp còn ngược lại, hát Then văn nghệ lại có chiều hướng được khôi
phục mạnh mẽ.
1.2. Nguồn gốc của hát lượn Cọi
Hát lượn là một hình thức sinh hoạt văn học nghệ thuật dân gian, là
tiếng hát giao duyên của thanh niên nam nữ Tày. Bằng những lời ca, điệu
hát lượn nói lên tư tưởng, tình cảm, ước mơ của quần chúng lao động, phản
ánh mọi mặt sinh hoạt kinh tế - xã hội - văn hóa người Tày. Tùy theo từng
địa phương mà có những điệu lượn khác nhau. Ở Lạng Sơn và Thái Nguyên
có điệu lượn slương; miền Đông tỉnh Cao Bằng có lượn Then; miền Tây Cao
Bằng có lượn nàng Hai và lượn nàng ới; ở Tuyên Quang, Hà Giang lại có
điệu lượn cọi, người ta còn hay gọi là “khắp cọi”.
Đặc điểm chung của các loại hình hát lượn Cọi đó là tính công khai
trong diễn xướng. Nội dung của một cuộc lượn bao giờ cũng đầy đủ 3 phần
đó là lời mời chào, tâm tình giao duyên và phần kết chia tay. Lượn Cọi ở
Tuyên Quang có đặc điểm là sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên, với lối
hát mềm mại, nhẹ nhàng, dìu dặt như hiện thực len lỏi vào trong lòng người.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào xác định thời điểm ra đời
của lượn, chỉ biết rằng lượn đã có từ lâu và phát triển nhất trong thời kỳ xã
hội phong kiến, khi đời sống của người nông dân luôn bị áp bức, bóc lột,
thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, người
Tày đã dùng dân ca nói chung, lượn nói riêng như một cứu cánh tinh thần, tự
tạo cho mình niềm tin yêu cuộc sống, sức mạnh đoàn kết dân tộc, khát vọng
về một cuộc sống tươi đẹp ngày mai.

22


văn nghệ, vào dịp đám cưới, hội họp. Tuy nhiên hiện nay ở Chiêm Hóa, số
người biết hát Cọi đang ngày một thưa dần, chỉ chiếm khoảng 5%.
I.

Các giai đoạn phát triển của Then, Cọi

Hát Then là loại hình dân ca mang tính chất nghệ thuật tổng hợp của
nhiều loại hình. Sự hình thành của nó không có thời điểm rõ rệt, từ lúc khởi
nguyên cho đến khi phát triển là cả một quá trình biến hóa, trải qua nhiều
giai đoạn, nhiều năm tháng, lúc được thăng hoa, nở rộ (thời còn khu tự trị)
nhưng cũng có thời gian Then được xem xét bởi những yếu tố mê tín, tâm
linh và âm thầm lặng lẽ tồn tại trong sự hồi hộp và tiếc nuối. Ở giai đoạn
đầu (thời sơ kỳ): Đây là sự hình thành bước đầu của Then với những tiết
tấu, giai điệu, lời Then còn đơn giản, hầu như chưa thoát khỏi âm thanh
ngôn ngữ bình thường. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hát Then
đã đạt tới trình độ điêu luyện qua những trí thức chuyên nghiệp kết hợp với
nghệ sĩ dân gian. Thời kỳ này ở vùng đất Cao Bằng có Tư Thiên Quản nhạc
Bế Văn Phùng và Vua Ca Đáng Hoàng Quỳnh Vân lập ra các phường hát
Then và hát Dàng. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Then từ dạng dân ca
nguyên điệu, được các nhạc sĩ chuyên nghiệp, các cán bộ sưu tầm nghiên
cứu chỉnh lý, cải biên đã làm biến dạng ít nhiều, tạo ra âm hưởng mới đáp
ứng cho phong trào quần chúng rộng rãi. Qua điện thờ và hệ thống tín
ngưỡng của Then đã thể hiện sự phát triển của Then dưới sự tác động của
hoàn cảnh lịch sử xã hội. Đó là quá trình đi từ Then với tư cách là một hiện
tượng Saman giáo cổ sơ dân dã trở thành một hệ thống tín ngưỡng Then
mang tính chất chuyên nghiệp, bài bản.
Trong thời kỳ từ năm 1961 - 1962 là giai đoạn nước ta cũng như ở

giữa lòng dân nên họ được trời đât bảo vệ, phù hộ. Triết lý về cách sống thẫm
đẫm tư tưởng nhân văn sâu sắc ấy được các tác giả dân gian gửi gắm vào lời ca
Then. Nội dung của hát Then dù phản ảnh hiện thực hay giãi bày mơ ước thì
24


cũng mang ý nghĩa đề cao phẩm chất đạo đức của người lao động: trung thực,
thẳng thắn, hiếu thảo, thủy chung, cần cù siêng năng, mưu trí dũng cảm. Ngay
trong những lễ Then đã bộc lộ những quan niệm về đạo đức, lễ nghĩa, những
câu nói tới quan hệ gia đình như vợ chồng dặn nhau trước lúc chèo thuyền vượt
biển hay quan hệ xã hội như lời hươu mẹ khuyên con chớ ăn lúa người
trồng...có tác dụng ràng buộc lòng người, mang tính hướng thiện.
Các truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Tày được thể hiện khá rõ
trong các lễ của Then. Đó là tinh thần cộng đồng, sự đoàn kết tương trợ giữa các
thành viên trong gia đình, dòng họ và rộng ra là trong làng bản. Để tổ chức được
một nghi lễ Then, gia chủ cần phải nhờ đến sự trợ giúp về công sức của nhiều
người không chỉ trong gia đình, dòng họ mà còn trong cả bản làng. Sự giúp đỡ
hồn nhiên, vô tư cũng như sự cổ vũ nhiệt tình và trân trọng của cộng đồng đã
chứng tỏ rằng Then có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của người Tày.
Tinh thần tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hóa khá nổi bật của người
Tày, qua đó có ý nghĩa giáo dục thanh thiếu niên về truyền thống này. Truyền
thống yêu trẻ, kính già là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, được thể hiện rõ
ràng trong Then. Đó là việc kết hợp làm lễ giải hạn cho ông bà nếu họ đến tuổi
xung, tuổi hạn, đồng thời làm lễ cúng mẹ Hoa cho trẻ em nếu gia đình có trẻ
dưới 10 tuổi. Rõ ràng là so với các hình thức mới như mừng thọ, mừng đầu
tháng có ăn uống linh đình, nhiều khi gắn với mục đích kinh tế thì nghi lễ Then
này mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống có cội rễ lâu bền trong đời sống
người Tày.
Đạo đức của người lao động ở trong Then còn được biểu hiện thông
qua tình yêu thương, quý trọng con người, quý trọng những vật phẩm do con


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status