Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 2 - Pdf 43

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 2
SKKN Thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

THANH HÓA, NĂM 2017

1


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………….…..1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….…2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………....2
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...2
II. NỘI DUNG……………………………………………………………...2
1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………..2
2. Thực trạng………………………………………………………………..3
3. Các biện pháp nâng cao chất lượng học môn Tập làm văn Lớp 2….........4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………...11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………...11
1. Kết luận………………………………………………………………....11
2. Kiến nghị……………………………………………………………….12

vào cách tổ chức hướng dẫn hoạt động giao tiếp của giáo viên, phụ thuộc vào
việc vận dụng linh hoạt lý thuyết hoạt động lời nói vào trong dạy học và sử dụng
phối hợp các phương pháp dạy học khi lên lớp.
Nội dung Tập làm văn lớp 2 cung cấp cho học sinh các kĩ năng nói, viết,
nghe, phục vụ cho học tập và giao tiếp. Ngoài các dạng bài dạy về các nghi thức
lời nói tối thiểu, về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, phân
môn Tập làm văn lớp 2 cũng rèn cho học sinh kĩ năng nghe và kĩ năng diễn đạt.
Thực tế, đầu năm lớp 2 hầu hết học sinh chỉ nói được những câu ngắn, trả lời
chưa đủ ý, diễn đạt cũng rời rạc. Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn
hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết câu còn
lộn xộn, câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng còn
chưa nghĩa. Việc trình bày, diễn đạt ý rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả.
Chính vì muốn các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một
cách phù hợp trong các tình huống (chia vui, chia buồn, an ủi, đề nghị, xin lỗi)
nên ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn các em mở rộng hiểu biết về Tiếng
Việt qua các phân môn trong môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng học phân môn tập làm văn của học sinh lớp 2”.
3


2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cho việc phát
triển lời nói cho học sinh tiểu học qua học phân môn Tập làm văn lớp 2.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học Tập làm văn cho
học sinh lớp 2.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhằm làm rõ về mặt


4


các kỹ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng
ngày, cụ thể:
* Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu, như: Chào hỏi; tự giới thiệu;
cảm ơn; xin lỗi; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an ủi; chia vui, khen
ngợi; ngạc nhiên, thích thú; đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn;
đáp lời xin lỗi…
* Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày,
như: Viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời
khoá biểu, nhận và gọi điện thoại, viết nhắn tin, lập thời gian biểu, chép nội quy,
đọc sổ liên lạc.
* Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết), như: Kể về người
thân trong gia đình, về sự vật hay sự việc được chứng kiến; tả sơ lược về người,
vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi...
* Thực hành rèn luyện về kỹ năng nghe: Dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại
hoặc nêu được ý chính của mẩu chuyện ngắn đã nghe.
Như vậy, môn Tập làm văn trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 không chỉ
giúp học sinh nắm các nghi thức tối thiểu của lời nói và biết sử dụng các nghi
thức đó trong những tình huống khác nhau, như ở nơi công cộng, trong trường
học, trong gia đình, với những đối tượng khác nhau như: Bạn bè, thầy cô, bố
mẹ, người xa lạ...mà còn là việc nắm các kỹ năng giao tiếp thông thường khác;
tạo lập văn bản phục vụ đời sống hằng ngày; nói, viết những vấn đề theo chủ
điểm quen thuộc.
2. Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi nhận thấy,
muốn học sinh viết tốt đoạn văn, trước hết học sinh phải viết đúng yêu cầu và
nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn.

Mức độ 1: Các em chưa biết diễn đạt ý của mình.

5


Mức độ 2: Các em chỉ nói được những câu ngắn chưa đủ ý.
Mức độ 3: Các em diễn đạt câu rời rạc.
Mức độ 4: Các em diễn đạt được các câu có hình ảnh, đúng mục đích.
Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào
để giúp các em thực hiện được mục tiêu đề ra? Để khắc phục tình trạng này, đòi
hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm và sáng tạo trong giảng dạy, phải thật
kiên trì, nhẫn nại, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học.
Từ đó, giáo dục cho các em ý thức rèn luyện bài viết của mình đạt yêu cầu cao
hơn.
3. Các biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn lớp 2.
3.1. Đối với dạng bài kể ngắn:
Biện pháp 1: Lập nội dung chương trình giảng dạy các dạng bài kể
ngắn.
Chương trình Tập làm văn lớp Hai gồm ba dạng bài cơ bản:
* Dạng bài luyện tập về nghi thức lời nói tối thiểu.
* Dạng bài luyện tập các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày.
* Dạng bài kể ngắn.
Ba dạng bài này có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Bài tập của dạng bài này
ngoài tác dụng rèn luyện kĩ năng cho chính dạng bài đó, còn có tác dụng hỗ trợ
cho dạng bài khác. Ví dụ: Bài 1 (tuần 1): Tự giới thiệu – Câu và bài. Bài này
ngoài việc rèn luyện kĩ năng về nghi thức lời nói (tự giới thiệu) cũng có tác dụng
hỗ trợ cho việc rèn luyện kĩ năng nói, kể. Chẳng hạn bài tập 2: Nghe các bạn
trong lớp trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, nói lại những điều em biết về một bạn.
Hay bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành
một câu chuyện. Để tiện việc nghiên cứu, soạn bài và chuẩn bị tốt cho các tiết

ngắn theo câu hỏi

Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ năng kể

6


10

Kể về người thân

Trọng tâm cả tiết là rèn luyện
kĩ năng kể ngắn.

13

Kể về gia đình

Trọng tâm cả tiết là rèn luyện kĩ
năng kể ngắn.

15

Chia vui – Kể về anh, chị, em

Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ năng kể

16

Khen ngợi – Kể về con vật – Lập Bài tập 2: Kể ngắn

các biện pháp giúp các em thực hiện tốt các bài tập trên. Ngoài việc yêu cầu học
sinh trả lời đúng nội dung, tôi yêu cầu các em phải trả lời đủ câu.
Ví dụ: Bài Tập làm văn tuần 5.
7


Câu hỏi:
- Bạn trai đang vẽ ở đâu? Trả lời: Đang vẽ ở trên tường (câu cụt). Trả lời
đầy đủ: Bạn trai đang vẽ ở trên tường. Tôi yêu cầu các em phải trả lời lại cho đủ
thành phần của câu. Thực hiện nhiều lần như thế, kết quả các em có thói quen
trả lời đủ câu. Đây cũng là cơ sở để các em kể chuyện tốt.
Đối với dạng bài tập “Kể lại theo tranh”, “Sắp xếp lại thứ tự các tranh,
sau đó dựa theo nội dung các tranh ấy, kể lại câu chuyện”, “Dựa vào tranh, trả
lời câu hỏi”, “Dựa vào tranh vẽ, kể chuyện…”, tôi gợi ý cho HS thêm các từ
ngữ để kết nối ý giữa các tranh cho câu chuyện thêm sinh động. Đầu tiên tôi gợi
ý để các em học tốt thực hiện trước, sau đó nhân ra cho cả lớp.
Ví dụ: Tuần 1, HS làm bài tập “Kể lại nội dung dưới đây bằng 1, 2 câu để
tạo thành một câu chuyện”. Theo yêu cầu của đề bài học sinh có thể kể: “Huệ
cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1). Huệ thấy một khóm hồng đang nở rất đẹp
(tranh 2). Huệ giơ tay định ngắt bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn lại (tranh
3). Tuấn khuyên Huệ không được ngắt hoa (tranh 4).Tôi gợi ý cho học sinh
thêm từ, câu... như sau:“Một hôm, Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1).
Thấy một khóm hồng đang nở rất đẹp, Huệ thích lắm (tranh 2). Huệ len lén giơ
tay định ngắt một bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn lại (tranh 3). Tuấn khuyên
Huệ không nên ngắt hoa trong vườn. Hoa của vườn hoa phải để cho tất cả mọi
người cùng ngắm (tranh 4).
Biện pháp 4: Tăng cường luyện nói, luyện kể, thông qua phân môn Tập
đọc, Kể chuyện.
Như chúng ta đã biết, sở dĩ học sinh diễn đạt còn hạn chế do một phần
trong học tập các em ít được nói, nhất là những em có tính rụt rè (Phương An,

môn Tập làm văn.
Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 2 thể hiện từ 3 quan điểm:
Quan điểm dạy học giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc,
Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với
nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm; các nhiệm vụ cung cấp
kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. Thực
hiện tốt quan điểm tích hợp góp phần khắc phục tình trạng “nghèo ý tưởng và
vốn từ” cho học sinh, giúp học sinh diễn đạt tốt.
* Dạy tốt phân môn Chính tả.
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả “Cô giáo lớp em”, trong phần củng cố, tôi cho
nhiều học sinh, nhất là các em còn yếu nhắc lại hình ảnh cô giáo (Cô đến lớp
sớm, cô rất chịu khó, thương yêu học sinh, luôn tươi cười với học sinh), tình
cảm của học sinh đối với cô giáo, (yêu quý cô giáo, ngắm những điểm mười cô
cho), để phục vụ cho bài Tập làm văn “Bút của cô giáo” và bài “Kể ngắn về cô
giáo”. Nhờ thực hiện biện pháp này trong tiết Tập làm văn, học sinh kể chuyện
mạch lạc, tự nhiên.
* Dạy tốt phân môn Luyện từ và câu.
Ví dụ 1: Tuần 1, phân môn Luyện từ và câu có Bài tập 3: “Hãy viết một
câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau”.Tôi tạo điều kiện cho tất
cả học sinh đều làm được bài tập này để phục cho bài tập làm văn cuối tuần (Kể
lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện). Để
tất cả học sinh đều làm được bài tập này tôi tổ chức như sau: Sau khi học sinh
xác định được yêu cầu của đề bài, tôi tổ chức hoạt động nhóm đôi hỏi - đáp về
nội dung trong tranh. Sau đó tôi chỉ định những em học sinh học chưa tốt phát
biểu trước để uốn nắn, sửa chữa.
Ví dụ 2: Tuần 7, phân môn Luyện từ và câu có Bài tập 2: ″Tìm từ ngữ chỉ
hoạt động của người trong mỗi tranh dưới đây”.
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu. Tổ chức học sinh
thực hành tốt hai bài tập này sẽ giúp các em học tốt tiết Tập làm văn cuối tuần:

viên có thể soạn, cung cấp cho các em.
Ví dụ:
Bài viết về một người thân:
- Người thân của em là ai?
- Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?
- Tình cảm của người ấy đối với em ra sao?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?
Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm:
- Em (hoặc bạn em) đã làm việc tốt khi nào? Ở đâu? Đó là việc gì?
- Em (hoặc bạn ấy) đã làm như thế nào?

10


- Em suy nghĩ gì khi làm (hoặc thấy bạn làm) việc tốt đó?
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một
đoạn văn.
* Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết: Có thể diễn đạt bằng một
câu.
* Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý
có thể diễn đạt 2 đến 3 câu hoặc nhiều hơn tùy theo năng lực học sinh.
* Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của
đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ: Viết về một con vật.
- Con vật em định kể là con vật gì?
- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
Câu mở đầu: Giới thiệu con



câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về
sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề, giúp học sinh có kiến thức, không bỡ
ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh biết
vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả.
Ví dụ:
Khi học về chủ đề “Ông bà“ “Cha mẹ”, “Anh em” (từ tuần 10 đến tuần 16),
với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình,
cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ
ngữ cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi
gợi ý :
* Các bước hình thành:
- Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học
sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
- Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các
em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu
văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn (khuyến khích
học sinh học vận dụng tốt, không bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh thực
hiện vì đây là phần kiến thức chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp
các thành ngữ so sánh, cách nhân hóa nhưng không đưa những thuật ngữ này ra
với đối tượng học sinh lớp 2).
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để
hoàn chỉnh bài làm miệng.
- Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết
liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.
- Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước, nhằm khích
lệ tinh thần học tập của học sinh
Biện pháp 4: Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét và chữa bài.

mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao. Nhiều em diễn đạt trôi chảy, gãy
gọn, rõ ràng, hấp dẫn và phong phú hơn trong phân môn Tập làm văn. Nhiều em
học giỏi hơn và chất lượng môn Tiếng Việt rất khả quan. Cụ thể kết quả học tập
phân môn Tập làm văn giai đoạn hiện nay của lớp tôi như sau:
Lớp 2A6
(46 em)
Trước khi thực
hiện SKKN
Sau khi thực
hiện SKKN

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

16 em
(34,8%)

18 em
(49,1%)

12 em
(26,1%)

0


sẽ, diễn đạt đủ số câu, ý phong phú, hấp dẫn người đọc thì cả cha mẹ và thầy cô
đều dấy lên một niềm vui, sự hãnh diện và thiện cảm; tin vào tương lai con trẻ.
Việc dạy cho học sinh biết cách học tốt môn Tập làm văn còn là môi trường
quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: Tính cẩn thận, chịu khó,
tự tin, óc tư duy, sáng tạo... Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng, những em tiếp thu
chậm, việc viết đoạn văn sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không quá cao, nhưng muốn
viết hay thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn, gắng công khổ luyện nhiều hơn.
Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công, trong mọi việc đều phải có
lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện
pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê học tập;
thổi vào học sinh luồng sinh khí mới, khơi gợi ở các em lòng say mê, ham thích
học văn. Giáo viên cần biểu dương, động viên, khích lệ những em học tốt môn
học này, nhằm động viên phong trào học tập ngày một tốt hơn trong nhà trường.
Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học sinh
là yếu tố quan trọng để cùng với cô giáo chủ nhiệm, giúp các em thực hiện tốt
nhiệm vụ học tập.
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi rút ra một số biện pháp mang tính kinh nghiệm
trong dạy phân môn Tập làm văn. Tuy nhiên, dạy Tập làm văn là môn học khó,
và để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn cho học sinh, nhất là học sinh lớp 2
càng khó hơn nhiều. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý kiến của Hội
đồng khoa học các cấp.
2. Kiến nghị
Đề nghị Phòng giáo dục tổ chức thêm nhiều hội thảo, sinh hoạt chuyên môn
cụm để giáo viên các trường có điều kiện học hỏi kinh nghiệm chuyên môn lẫn
nhau.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2017

Phương pháp dạy học các Nhà xuất bản
môn học ở Tiểu học.
giáo dục
Sách giáo khoa, sách giáo
Nhà xuất bản
viên Tiếng Việt Lớp 2 (tập
giáo dục
1, tập 2).

Bộ giáo dục và Đào tạo

Tạp chí Giáo dục Tiểu
học.

Lưu Thu Thủy

Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên Modun TH
15.
Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên Modun TH
16.

Nhà xuất bản
giáo dục

Năm
xuất
bản
2007

hoặc C)
1.
Rèn kỹ năng đổi các số đo
độ dài, khối lượng, diện tích,
2.

1998 - 1999

Phòng

B

2006 - 2007

Phòng

C

2013 - 2014

Phòng

C

2015 – 2016

có lời văn bằng sơ đồ.
Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng viết đoạn văn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status