SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 5 - Pdf 24

Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
A/ MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt ở
Tiểu học bởi vì :
- Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn
bản (nói và viết). Nhờ vậy, Tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét
từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ sinh động
trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã
góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng
Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình
lĩnh hội các tri thức khoa học…
- Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh vận dụng các hiểu biết và kĩ năng
về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp, đồng thời góp phần
hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn
thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về
Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn
thiện và nâng cao dần.
Qua dạy chuyên đề phân môn Tập làm văn lớp 5 và qua kinh nghiệm giảng
dạy nhiều năm ở khối lớp 5, tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn này đang gặp
nhiều khó khăn, không chỉ đối với học sinh mà cả đối với giáo viên cũng cảm thấy
băn khoăn ái ngại. Trong công tác giảng dạy giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn
trong việc rèn năng lực viết văn cho học sinh, nhất là đối với học sinh địa phương
vùng sâu nơi tôi giảng dạy. Thực tế cho thấy, bình thường các em nói chuyện với
nhau rất dễ dàng với đủ cách nói mọi lúc mọi nơi nhưng đến giờ tập làm văn thì
các em lại tỏ ra lúng túng về chọn ý và diễn đạt thành câu văn. Rõ ràng học sinh
vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập, khả năng
diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học của các em còn nhiều hạn chế. Do đó gây cho các
em sự lơ là, ngại tiếp xúc đối với môn học này, do chưa biết diễn đạt ý mình bằng
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 1
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5

và hiện tượng sự vật cụ thể. Sử dụng phương pháp này, nhằm giúp cho học sinh có
chỗ dựa trong hoạt động tư duy và bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu
tượng và ứng dụng thực hành tìm ý, diễn đạt câu văn, đoạn văn trong bài văn miêu
tả.
b) Phương pháp thực hành luyện tập:
Sử dụng phương pháp này nhằm để giúp các em học sinh luyện tập kiến
thức, kỹ năng thực hành làm bài văn viết. Trong quá trình học sinh thực hành làm
bài văn viết sẽ giúp cho các em hoàn chỉnh diễn đạt câu văn, đoạn văn.
c) Phương pháp gợi mở - vấn đáp:
Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh Tiểu học, rèn
cho các em cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập
của từng học sinh trong việc thực hiện lời văn.
d) Phương pháp luyện câu:
* Luyện sửa chữa câu sai gồm:
+ Sai về ngữ pháp (thiếu, thừa chủ ngữ, vị ngữ, câu rườm rà)
+ Sai về ý, sắp xếp ý.
+ Làm cho câu văn trở nên cụ thể, sinh động bằng cách dùng từ phù hợp với
ngữ cảnh hay các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh.
e) Phương pháp dạy lí thuyết một bài Tập làm văn:
Phương pháp dạy lí thuyết thể loại văn miêu tả tốt nhất là thông qua một bài
văn cụ thể hoặc thông qua việc quan sát một đối tượng cụ thể. Từ đó giúp học sinh
sẽ rút ra kết luận cần thiết về đặc điểm, tính chất, nội dung, phương pháp làm bài
văn.
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 3
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
B/ NỘI DUNG
1/ Cơ s ở lý luận:
- Căn cứ vào thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2004
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn số 106/TTr ngày 31/3/2004 của Thanh
tra Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá trình độ nắm vững chương trình, nội

đoạn phát triển. Học sinh lớp 5 đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích
quan sát mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái
quát hoá. Các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, dễ xúc động
và bắt đầu biết mơ ước, có trí tưởng tượng phong phú, thích ghi lại các vấn đề mà
mình đã quan sát được. Song vốn ngôn ngữ chưa phong phú, sắp xếp ý chưa có hệ
thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc, gãy gọn. Để làm được một bài tập làm văn,
học sinh phải huy động vốn kiến thức từ nhiều mặt như: các hiểu biết về cuộc
sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội. Học sinh lại còn phải biết kết hợp hài
hòa nhiều kĩ năng như: dùng từ đặt câu, dựng đoạn, tạo văn bản, kĩ năng phân tích
đề, tím ý, lập dàn ý. Tập làm văn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống,
trình độ văn hoá của học sinh. Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào
nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 5
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
văn là phân môn mà các em ở Tiểu học còn học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy,
người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài
khác nhau trong môn Tiếng Việt như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, kể
chuyên nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết
sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ sung
kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em.
Phân môn Tập làm văn trong chương trình đòi hỏi tính sáng tạo của học
sinh. Để có một bài văn hoàn thiện về nội dung lẫn hình thức quả là một việc làm
khó đối với học sinh. Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, phải nói và viết những
gì, viết như thế nào. Chính vì vậy mà trong các tiết học phân môn này các em
thường rất lúng túng, viết lan man, khôn mạch lạc, không đúng trọng tâm đề yêu
cầu, ý văn nghèo nàn, dùng từ không chính xác, sử dụng ngôn ngữ địa phương còn
nhiều. Một số em có thói quen nói như thế nào viết như thế ấy. Học sinh tuy có sự
hiểu biết nhưng các em chưa diễn đạt được ý mình muốn nói. Trong khi làm bài
văn cách diễn đạt văn phong của các em còn thiếu tự nhiên, kĩ năng diễn đạt còn
yếu, ngôn ngữ chưa trau chuốt. Bài viết chỉ mang tính liệt kê khô khan, không biết

+ Giai đoạn lập chương trình:
* Xác định dàn ý bài văn đã cho.
* Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài
văn miêu tả.
+ Giai đoạn thực hiện hóa chương trình:
* Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn).
* Liên kết các đoạn thành bài văn.
+ Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành.
* Viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người, miêu tả con vật, miêu tả đồ
vật hay cây cối theo nội dung chương trình quy định.
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 7
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
- Tập làm văn ở chương trình lớp 5 thường gắn với các chủ điểm của phân
môn Tập đọc. Tập một gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần, tập hai gồm 5 chủ điểm,
học trong 17 tuần. Trong đó:
+ Dạy bài mới và ôn tập:
* 31 tuần học bài mới.
* 4 tuần ôn tập và kiểm tra định kỳ (tuần 10, tuần 18, tuần 28, tuần
35).
+ Chương trình Tập làm văn thiết kế như sau:
Số tiết
Loại văn bản
Học kì I Học kì II Cả năm
Kể chuyện (ôn tập) 03 03
Miêu tả:
- Miêu tả đồ vật (ôn tập)
- Miêu tả cây cối (ôn tập)
- Miêu tả con vật (ôn tập)
- Miêu tả cảnh
- Miêu tả người

03
Tổng cộng số tiết 32 30 62
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5:
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 8
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
a) Nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy-
học:
Dạy - học văn miêu tả thường theo một quy trình như sau: Dạy quan sát-
sắp xếp ý, lập dàn bài- dạy làm phần mở bài, kết bài, luyện tập viết một đoạn phần
thân bài- làm bài viết-trả bài. Đây là quy trình đầy đủ khi dạy viết bài văn. Để dạy
tốt theo quy trình trên thì phải được đặt vào hệ thống chung khi phân tích, xem xét
và đánh giá. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được thái độ nôn nóng, vội vàng dẫn
đến tham lam, nhồi nhét trong giảng dạy. Chúng ta sẽ thấy yên tâm hơn trước kết
quả cụ thể của từng tiết học. Nói cách khác mỗi tiết học cần được tiến hành tới
mức tốt nhất việc thực hiện các yêu cầu và nội dung đã đề ra. Toàn bộ các tiết học
trong một quy trình sẽ góp phần giúp các em hiểu lí thuyết, hình thành các kỹ năng
làm một bài văn miêu tả.
Do thời gian dành cho tiết tập làm văn trên lớp chỉ từ 35 đến 40 phút, vì thế
các em cần phải có sự đầu tư từ trước, nếu không chuẩn bị bài thì việc học tập trên
lớp của các em gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc phải chuẩn bị
gì và chuẩn bị như thế nào còn phụ thuộc vào sự định hướng của giáo viên. Do đó,
tôi thường định hướng cho các em chuẩn bị bài một cách rõ ràng, cụ thể như sau:
* Ví dụ 1: “Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua”.
Tôi cho các em xác định những yêu cầu trọng tâm của đề bài và gạch dưới
những từ ngữ trọng tâm đó qua các câu hỏi như :
+ Đề bài thuộc thể loại văn gì ? (miêu tả)
+ Đối tượng tả là gì ? (ngôi trường thân yêu gắn bó với em)
Việc xác định trọng tâm của đề bài giúp các em tránh được sự lạc đề hoặc đi
lan man xa yêu cầu trọng tâm. Mặt khác, tôi chú trọng khâu định hướng quan sát

và viết văn tương đối thuận lợi, đi đúng yêu cầu trọng tâm và bố cục đầy đủ, rõ
ràng. Vì tôi nhận thấy ở đa số các em chưa phân biệt được rõ ràng bố cục của bài
văn, các em còn lơ mơ khi đi vào viết bài văn hoàn chỉnh mà chưa thật sự nắm
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 10
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
chắc cách bố cục của thể loại văn mình đang học. Sự chuẩn bị bài đầy đủ, tỉ mỉ
giúp các em học tập, làm văn hiệu quả hơn, viết đúng với yêu cầu của đề bài hơn.
b) Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả:
- Nếu tả cảnh: cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) không gian của cảnh
theo trình tự hợp lí (ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần đến xa, từ
xa đến gần, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu), hoặc sự thay đổi của
cảnh theo thời gian (ví dụ: sáng ,trưa, chiều tối). Sắp xếp trình tự miêu tả cho phù
hợp; chọn những nét tiêu biểu để tả.
- Nếu tả người thì cần quan sát kĩ về ngoại hình (ví dụ: tầm vóc, cách ăn
mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…),Về tính tình, hoạt động (ví dụ: lời
nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…). Khi miêu tả người, yếu tố
quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống
nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có.
Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh quan sát “miêu tả người” là giúp
cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh
và hoạt động của người mình tả.
* Ví dụ: Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123). Tác
giả miêu tả người thợ rèn đang làm việc:
“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa
hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”
Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh
người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi
thép thành một lưỡi rựa. Khi quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với
người đó. Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ,
thao tác lúc làm việc…để rút ra nét nổi bật Ta cũng cần dùng cách quan sát gián

Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người
đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 12
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
vào nội dung yêu cầu đã được xác định.Dựa vào mở bài của mỗi em mà giáo viên
góp ý, không gò bó, không áp đặt.
Ví dụ: Khi tả người thân các em viết:“ Từ khi ông nội qua đời, bà nội là người
gần gũi và yêu thương em nhất”. Cũng có em viết tự nhiên hơn, dí dỏm hơn: “Bà
ơi bà, cháu yêu bà lắm ” hay: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào Nghe
câu hát ấy, lòng em lại càng xốn xang bao cảm xúc; nỗi niềm nhớ thương người
mẹ kính yêu lại dâng trào ”
Từ đó, chúng tôi giúp các em hiểu rằng: vào bài trực tiếp hay gián tiếp, bằng
cách nhắc lại một câu nói hay một tiếng cười, tiếng hát… cũng vẫn phải bám sát
yêu cầu của đề bài để viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao.
 Phần thân bài:
* Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:
- Bám sát dàn bài chi tiết.
- Dùng từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ, để viết được những câu văn
sinh động. Biết cảm nhận các sự vật bằng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi
ngửi, tay sờ, miêng nếm…)
- Dùng từ đặt câu có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, liên kết các đoạn và
các biện pháp tu từ về câu (có thể xen kẽ nhận định cảm nhận riêng của mình). Câu
đầu của mỗi đoạn thể hiện được ý của đoạn đó.
Việc hướng dẫn cho học sinh thực hiện theo những yêu cầu trên, quả là khó
khăn. Tuy nhiên cần phải kiên trì. Trong các giờ tập làm văn, cần sửa chữa triệt để
các lỗi sai về dùng từ, đặt câu; luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ. Để học
sinh dễ tiến hành, trong tiết làm bài văn. Chúng tôi gợi ý cho các em bằng những
câu hỏi dễ nhớ, hướng dẫn các em biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt bằng câu văn
ngắn gọn, mạch lạc giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp tu từ đã học
như so sánh , nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…làm cho cách diễn đạt các câu chi tiết,

cây cối thì cần tả những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của sự vật đó.
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 14
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
 Kết bài:
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở
rộng hoặc không mở rộng. Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu
tả nhưng đều phải xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở
phần thân bài. Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở cho học sinh:
Em hãy nói tình cảm (hay cảm nhận) của em? Giáo viên gợi mở cho học
sinh nói theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã tả.
Sau đó giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu cần). Hoặc là học sinh có thể: Nêu ra một
câu hỏi; một ý tưởng mới lạ, một lời bình, một lời nói, câu ca dao thành ngữ tục
ngữ để nói cảm nghĩ của mình về bài văn đã miêu tả.
d) Chấm, chữa và trả bài viết:
Tiết trả bài viết là tiết sau cùng của một đề bài văn nhưng lại là tiết thiết thực
nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, của
bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm cách và biết cách sửa sai cùng tiến bộ. Mặc
khác, đây cũng là sự tự kiểm tra lại quá trình dạy học văn miêu tả của giáo viên.
Muốn thực hiện tốt khâu chữa bài, trả bài viết, chúng tôi quan tâm các bước sau:
- Chấm bài: Giáo viên chấm bài kiểm tra thật kĩ, cẩn trọng nhằm phát hiện
được những ưu điểm của bài văn: bài hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, bố cục
chặt chẽ…Nắm chắc các lỗi phổ biến mà các em mắc phải: Dùng từ chưa chính
xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, chưa rõ nghĩa,
lặp từ, lặp ý,…Tất cả những ưu khuyết điểm đó đều được chúng tôi ghi cụ thể (lỗi
sai , đối tượng học sinh) để làm cơ sở cho việc chữa bài. Trong quá trình chấm bài,
tôi chọn ra bài tiêu biểu của lớp, chọn thêm bài hay của những năm trước cho các
em tham khảo. Giáo viên chuẩn bị câu hỏi gợi mở, sử dụng phương pháp dạy học
nêu vấn đề kết hợp giảng giải.
- Chữa bài: Ở khâu này tôi hướng dẫn học sinh chữa lỗi từ đơn giản đến phức
tạp.

Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 16
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
Cốt lõi của tiết trả bài tập làm văn miêu tả là để học sinh tự nhận xét được
điều hay, cái chưa được về bài viết của mình, của bạn qua một đề bài cụ thể để rồi
cùng nhau học tập cái hay, sửa chữa lỗi mắc phải. Như vậy, với vai trò chủ đạo của
giáo viên, động viên, tạo niềm tin, hưng phấn và ý thức độc lập suy nghĩ trong quá
trình học tập của học sinh. Đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiết
trả bài văn miêu tả nói riêng và của quá trình dạy học văn miêu tả nói chung.
• RÈN KĨ NĂNG VIẾT TẬP LÀM VĂN:
1/ Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh :
a. Khắc phục viết câu đúng ngữ pháp :
Ngay từ các lớp nhỏ, các em đã được học: “Khi nói và viết phải thành câu
thì người nghe và người đọc mới hiểu được”. Vậy mà các em vẫn cứ viết sai ngữ
pháp, câu què, cụt khi thì thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ thậm chí có khi thiếu cả hai
thành phần chính. Bởi vậy, giáo viên thường khắc phục hiện tượng này trong tiết
trả bài tập làm văn. Giáo viên đưa ra những câu văn học sinh viết còn sai lên bảng
và hướng dẫn học sinh tìm cách sửa chữa, điều chỉnh cho đúng. Bản thân thiết nghĩ
khi giáo viên hướng dẫn cả lớp sửa, thường những em viết sai lại không biết mình
viết sai, không biết câu văn mà giáo viên đưa ra đó mình phải sửa thế nào. Vì thế,
các em không có sự tập trung cao độ vào việc nhận thức được những lỗi sai và nắm
cách sửa chữa, dẫn đến việc khắc phục viết sai ngữ pháp cho học sinh kém hiệu
quả. Do vậy, tôi thường làm như sau: Trước khi cho học sinh cả lớp sửa, tôi gặp
riêng từng em có câu văn sai, hướng dẫn, chỉ bảo nhẹ nhàng, giúp các em hiểu và
nắm được cách khắc phục nhược điểm của mình, đồng thời tôi động viên, nhắc nhở
các em ghi nhớ để lần sau không mắc phải nữa. Đến khi đưa ra cho cả lớp sửa, các
em lại được học hỏi và rút kinh nghiệm thêm một lần nữa, lúc này những biện pháp
đưa ra khắc phục, sửa chữa lại càng có sức thuyết phục đối với các em và làm cho
các em có càng khắc ghi những lỗi đó mà không lặp lại lần sau.
Tôi yêu cầu những em viết sai ngữ pháp về nhà ôn lại, học thuộc phần ghi
nhớ về chủ ngữ - vị ngữ ở lớp Bốn. Quan điểm của tôi ở phần này là không đợi đến

Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 18
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý
tưởng, tâm tư tình cảm của mình gửi gắm trong lời văn, ý văn. Vì thế, để góp phần
giúp học sinh viết được những câu văn hay, tôi cho học sinh học tập so sánh bài
làm của mình với bài làm của bạn, phát hiện những câu văn hay để học tập và ghi
vào sổ tay văn học của mình. Từ đó, các em có thể viết lại các câu văn của chính
mình hay hơn.
c. Rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng văn cho học sinh :
Theo định hướng đổi mới việc dạy và học hiện nay là: Học sinh tự học, tự
nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. Do
vậy, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, trước sự phát triển của đất nước ta hiện
nay thì việc rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự mình
chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa, thời
gian các em học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô trên lớp rất là ít ỏi so
với thời gian các em ở bên gia đình. Do đó, việc trang bị cho các em năng lực tự
học là một việc làm phù hợp với xu thế đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại.
Trong việc tổ chức học tập trên lớp, tôi luôn khuyến khích các em tự chiếm
lĩnh nội dung bài thông qua những hình thức thi đua cá nhân, tập thể (nhóm) góp
phần phát huy năng lực tự học của các em. Tôi luôn nhắc nhở, động viên các em
cần phải rèn luyện thói quen tự học tự nghiên cứu, đọc sách báo kể cả những lúc ở
nhà không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô. Đặc biệt trong dạy phân môn Tập
làm văn, để rèn luyện và phát huy khả năng tự học của học sinh, tôi cho cả lớp, khi
làm văn không được văn mẫu, những bài văn có sẵn trong sách tham khảo… Tuy
nhiên, các em có quyền tham khảo để học cách làm văn, cách dùng từ ngữ, hình
ảnh sinh động, ý diễn tả trong đoạn vă, văn phong của người viết nhưng học thuộc
để chép lại và nộp giấy cho thầy cô chấm điểm thì nhất định là không được. Thực
tế hiện nay cho thấy, học sinh thường học thuộc văn mẫu để làm bài kiểm tra hoặc
làm bài thi. Khi chấm bài, giáo viên thấy các bài văn hao hao giống nhau. Đó là
một thực tế đáng buồn, như vậy các em không phát triển được vốn từ ngữ, khả

Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 20
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
mà các em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách
chân thật nhất.
- Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng
diễn đạt, sáng tạo, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em
yếu cũng đã nhận thức được, để thực hiện bài văn thì ta phải thực hiện như thế nào
đúng nhất về phần cấu tạo của thể loại văn đó mặc dù ý diễn đạt của em yếu vẫn
còn hạn chế theo mức đọ của em.
- Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong văn
viết các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm về đặt
câu, đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn,
đoạn văn và bài văn thêm sinh động phong phú hơn.
- Kết quả học tập của học sinh ở phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm tra
được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể :
Tổng số học sinh của lớp 5C : 34 em
Loại
Giỏi Khá TB Yếu
TS TL TS TL TS TL TS TL
Đầu năm 3 8,8% 5 14,7% 8 23,6% 18 52,9%
GKI 9 26,5% 12 35,3% 9 26,5% 4 11,7%
HKI 18 52,9% 13 38,3% 3 8,8%
GKII
Cuối năm
2. Về giáo viên :
- Sau mỗi tiết dạy tập làm văn, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và tự tin
khi học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạovà ngày càng tiến bộ.
- Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi đến tiết dạy
phân môn Tập làm văn.
- Việc dạy tốt phân môn này là động lực để tôi dạy tốt những môn học khác.

các em bổ sung cho đầy đủ. Nhất là phải thường xuyên cho học sinh ôn luyện,
củng cố những kiến thức đã học một cách linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động
tìm hiểu kiến thức mới nhằm khắc phục tận gốc những sai sót của học sinh.
- Luôn tạo bầu không khí vui tươi, tự nhiên, thoải mái, kích thích học sinh
hứng thú hoạt động học tập để phát huy vốn sống, khả năng diễn đạt trong văn nói
cũng như trong văn viết.
- Hình thức dạy học phải đa dạng, phong phú tạo cho học sinh môi trường
học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Học sinh có điều kiện được bộc lộ những
khả năng sẵn có, tích luỹ và phát triển vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng lựa chọn, sử
dụng từ phù hợp, giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm để học sinh có những câu văn hay,
đoạn văn hay và cả bài văn hay.
Người thực hiện: Lê Minh Hiếu trang 23
Trường Tiểu học An Cơ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
- Cần khuyến khích học sinh tham khảo những bài văn hay để học cách diễn
đạt, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh động…Nhưng thật nghiêm khắc đối với
học sinh chép văn mẫu. Bởi chép văn mẫu, các em sẽ không phải suy nghĩ, không
phải động não. Do đó, các em không phát triển được khả năng tư duy, óc sáng tạo.
dần dần học sinh có thói quen ỷ lại và lười biếng. Tuy nhiên, giáo viên cần phải
giúp học sinh có những kĩ năng thành thạo trong việc hình thành một dàn bài chi
tiết từ dàn bài chung và từ dàn bài chi tiết của mỗi cá nhân để viết ra một bài văn
hoàn chỉnh bằng chính khả năng của mình. Giáo viên cũng cần lưu ý chỉ chấm bài,
sửa bài đối với những bài văn thực chất của học sinh, không chấm những bài văn
chép từ văn mẫu. Có như vậy mới giúp các em rèn luyện được khả năng tự học, tự
bồi dưỡng cho mình.
Nếu đề tài này được thành công thì tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề
ra nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng Dạy – Học phân môn Tập làm văn ở
cấp bậc Tiểu học cho học sinh phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc giảng dạy phân môn
Tập làm văn lớp 5 của cá nhân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, trình bày không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp đóng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status