skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng ở trường tiểu học phú thạnh - Pdf 19



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN
GIẢNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÚ THẠNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong một vài năm trở lại đây xu hướng đổi mới công tác soạn giảng
ngày càng trở nên bức xúc và cần thiết. Thiết kế nội dung (Soạn giáo án) và
cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu
quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian để thiết kế bài. Khi thiết
kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học
như : Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật
đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp Từ đó có định hướng rõ rệt để
xác định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như cách thức (sự lựa chọn phương
pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu bài dạy. Kết quả một giờ dạy không những
phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài dạy mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khách quan khác nhau cũng như yếu tố chủ quan không thể tránh khỏi. Đó
chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự tin, tính sáng tạo trong sử lý
các tình huống sư phạm
Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc soạn giáo án và
thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ phận

chú ý đúng mức đến phương pháp dạy học đặc thù đối với từng đối tượng học
sinh, những giáo án này thể hiện trình độ chuyên môn hạn chế của giáo viên,
thiếu đầu tư suy nghĩ tìm tòi.
3. Số liệu thống kê
- Đánh giá phân loại hồ sơ cuối năm học 2009 - 2010:
Tổng số hồ sơ giáo án được xếp loại : 27 hồ sơ.
+ Loại A: 15 hồ sơ ; đạt 55,6 %
+ Loại B: 09 hồ sơ ; đạt 33,3 %
+ Loại C: 03 hồ sơ ; đạt 11,1 %
- Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm
học 2009 - 2010:
Tổng số giáo viên được xếp loại: 27 giáo viên
+ Loại Xuất sắc: 15 giáo viên đạt 55,6%
+ Loại Khá: 12 giáo viên đạt 44,4%.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của
giáo viên và học sinh, được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm
làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng nên soạn bài là
việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Đồng thời với việc
soạn bài là sự chuẩn bị trước cách dạy, đồ dùng dạy học Đó là công việc chủ
yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học của
người giáo viên là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có
hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao
động và trong cuộc sống. Trong những kĩ năng cần được rèn luyện cho học
sinh thì quan trọng nhất là làm cho học sinh có được kĩ năng học tập. Hoạt
động dạy và học trong trường tiểu học hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng
hình thức dạy và học trên lớp. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng
dạy học. Vì vậy dễ hiểu rằng vì sao cả hiệu trưởng và giáo viên đều tập trung
sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp với một mục đích là nâng cao

tiềm năng và chỉ đạo có hiệu quả công việc giảng dạy của giáo viên.
2, Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục các em là phải đảm bảo cho học
sinh nắm vững kỹ năng đọc, viết, tính toán, có hiều biết cần thiết về thiên
nhiên, xã hội, con người. Hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà
trường. Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất.
Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa học, phát
triển các năng lực nhận thức sáng tạo. Trong nhà trường hoạt động dạy và học
là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ.
- Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường đặc
trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ cở khoa
học của các hoạt động giáo dục khác. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là
làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách cơ bản, có những kỹ
năng, kỹ xảo trong học tập, lao động, trong cuộc sống. Phát triển trí tuệ học
sinh trong quá trình nắm tri thức trước hết là phải phát triển tư duy, độc lập
sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động của học sinh. Thấy được
tầm quan trọng dạy và học, tôi tự nhận thấy mình cần kết hợp với Hiệu phó phụ
trách chuyên môn tổ chức quản lý tốt hoạt động dạy và học để giáo viên thực
hiện đúng , đủ chương trình của từng môn học, ở từng khối lớp. Đảm bảo
truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng môn học ở
từng khối lớp của từng dạng bài. Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho
từng môn học của từng khối lớp. Giúp giáo viên nắm vững chương trình của
từng môn học của từng khối lớp mà mình phụ trách và giáo viên lập kế hoạch
thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên môn .

IV. CÁC BIỆN PHÁP
1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần :
Việc chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy được triển khai trực
tiếp từ Ban giám hiệu tới tổ trưởng tổ chuyên môn. Trong quản lý chỉ đạo xây
dựng kế hoạch giảng dạy một mặt phải phát huy vai trò tự chủ sáng tạo của

c) Xây dựng các giờ dạy để rút kinh nghiệm : Việc xây dựng giờ dạy rút
kinh nghiệm cần thực hiện nghiêm túc từ việc chọn bài dạy, tổ chức thiết kế bài
soạn, cân nhắc phương pháp giảng dạy, cách sử dụng đồ dùng trực quan
d) Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên :
- Để nâng cao chất lượng giờ dạy một công việc quan trọng của nhà
trường là tăng cường dự giờ. Trong đó dự giờ thường xuyên các giáo viên đặc
biệt là những giáo viên yếu tay nghề là công việc có ý nghĩa quyết định. Việc
dự giờ được tiến hành theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần một cách thường
xuyên sẽ giúp giáo viên đứng lớp trước hết có tâm thế vững vàng, bởi không ít

giáo viên khi có người dự thì dễ bị lúng túng, quan trọng hơn là giúp giáo viên
có ý thức chuẩn bị bài tốt hơn, tự tin và có cố gắng hơn trong việc áp dụng các
phương pháp mới tích cực hơn hoạt động của học sinh. Sau dự giờ đều có rút
kinh nghiệm để phát huy ưu điểm, chỉ rõ nhược điểm để khắc phục sửa chữa.
- Qua dự giờ, Ban giám hiệu nắm được khả năng tổ chức điều khiển học
sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy và học phù với từng đối
tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, việc rèn kỹ
năng và
hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách
học ở lớp của từng giáo viên. Ban giám hiệu cần vận dụng nhiều hình thức dự
giờ khác nhau :
+ Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học
tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể.
+ Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh
trình độ của họ, rút ra ưu, nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những
vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó.
+ Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên và sự tiếp
thu của học sinh nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải
quyết.
- Ban giám hiệu chú ý thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được

từng lớp, có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và trang thiết bị dạy học trong
giờ lên lớp
Việc đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện ghế ngồi, ánh sáng cho
học sinh góp phần quan trọng không nhỏ giúp nâng cao chất lượng giảng
dạy nói
chung và từng bài học nói riêng. Từ năm học 2009 - 2010 nhà trường đã có đủ
số phòng học đạt quy cách về diện tích, ánh sáng. Nhờ đó việc triển khai học
nhóm, học các nhân trong các giờ dạy rất thuận lợi góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy nhưng mặt khác việc mua sắm thêm thiết bị đồ dùng dạy học
và sử dụng đồ dùng trực quan trong từng tiết học được chỉ đạo sát sao. Trước
hết cần sử dụng có hiệu quả đồ dùng sẵn có, hàng tuần nhân viên thiết bị đều
có thông báo rõ ràng môn tiết, tên đồ dùng để giáo viên nắm được và có kế
hoạch mượn để sử dụng. Mặt khác mỗi giáo viên đều có từ 1 - 2 đồ dùng tự
làm có giá trị đóng góp vào kho đồ dùng để dùng chung. Nhà trường định kỳ
và đột xuất kiểm tra việc sử dụng đồ dùng trên lớp. Tuy nhiên việc phát huy ý
thức trách nhiệm của các cá nhân và vai trò giám sát, chỉ đạo của tổ chuyên
môn mang tính quyết định. Bên cạnh đó các lớp học được trang bị thêm mỗi
lớp một tủ giúp giáo viên để đồ dùng dạy học, theo phương châm “ Dễ tìm, dễ
thấy và dễ lấy” để sử dụng hiệu quả nhất.
4. Tổ chức các phong trào thi đua, phát huy vai trò của các đoàn thể trong
việc nâng cao chất lượng dạy học
Công đoàn có vai trò rất lớn trong việc động viên các công đoàn viên
của mình tham gia xây dựng tập thể đoàn kết và nâng cao chất lượng chuyên
môn. Thông qua các đợt thi đua, nhà trường phối hợp với Công đoàn tạo ra
những đợt thi đua sôi nổi, tạo không khí phấn khởi hào hứng trong cán bộ giáo
viên, qua đó ý thức chuẩn bị bài dạy, ý thức trách nhiệm trong giờ dạy được
nâng lên rõ rệt đã có tác động to lớn đến chất lượng chuyên môn nói chung và
chất lượng từng giờ dạy nói riêng. Tiếng nói chung của tập thể bao giờ cũng lôi
cuốn được mọi người tham gia khi đó trở thành phong trào tốt thì hiệu quả là

291 37.8 255 33.1 210 27.3 14 1.8

* Xếp loại hạnh kiểm:
Số học
sinh
Thực hiện đầy đủ
Chưa thực hiện đầy
đủ
Ghi chú
Số lượng

Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %
770 770 100

* So với đầu năm học: Học sinh có học lực Khá, Giỏi tăng 19,3%, loại
yếu giảm 15,7 %.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chung quy lại cho thấy giờ lên lớp của giáo viên nếu giáo viên có tác
phong mẫu mực, ở mức độ nhất định đã làm chủ được giờ giảng song bên cạnh
đó còn phải thực sự vững về kiến thức và phương pháp, đặc biệt việc sử dụng
các phương tiện dạy học, biết phối kết hợp các phương pháp dạy học trong một
giờ sao cho hiệu quả nhất. Do vậy giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật tốt.
Trong quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy một mặt phải phát
huy vai trò tự chủ sáng tạo của tổ khối, cá nhân đồng thời phải chỉ đạo sát sao
theo kế hoạch chung của toàn trường.
Với những giáo viên giỏi, dạy lâu năm thì yêu cầu bài soạn khác với
những giáo viên mới ra trường. Hình thức trình bày bài soạn phải phù hợp với
nội dung bài dạy.

trong khâu tổ chức chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng trường Tiểu học, nhờ
có những giải pháp đồng bộ trong khâu thiết kế, thực hành bài giảng và công
tác kiểm tra nội bộ trường học mà chất lượng toàn diện được nâng lên .
Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, cần có thêm thời gian để tiếp tục
kiểm chứng, cần được sự quan tâm hơn nữa của trong công tác chỉ đạo hoạt
động chuyên môn nói chung và chỉ đạo công tác soạn giảng nói riêng thì chắc
chắn rằng chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Phú Thạnh sẽ còn được
nâng cao hơn nữa.
VIII. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm hỗ trợ
đúng mức của toàn xã hội đối với các nhà trường cùng với sự cố gắng chung
của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, trong đó vai trò tổ chức chỉ đạo
của người Hiệu trưởng và Ban giám hiệu là một yếu tố quan trọng. Để người
cán bộ quản lý có khả năng áp dụng thành công kinh nghiệm nêu trên vào công
tác quản lý điều hành công việc của mình, Tôi có một số đề xuất như sau:

- Đối với ngành : Đề nghị có cơ chế chính sách đào tạo đội ngũ giáo
viên phù hợp hơn nữa, tăng cường đào tạo giáo viên dạy chuyên một số bộ
môn theo yêu cầu chương trình của Tiểu học.
- Đối với cấp trên: Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị
trường học, gắn kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất với kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương và chú trọng về các trang thiết bị đồ dùng dạy học.
- Đối với đơn vị trường học: Cần coi trọng đúng mức công tác kiểm tra,
thanh tra chuyên môn, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng soạn bài và giảng dạy
trên lớp của giáo viên, coi đây là biên pháp nâng cao chất lượng giáo dục bởi
hai vấn đề này thực chất có tác động hỗ trợ.
- Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp: Cần coi việc “Soạn bài” là một
công việc quan trọng không thể thiếu của người giáo viên. Tránh tư tưởng chỉ
cần làm chiếu lệ, có tính đối phó với các cấp quản lý với những lý do như “
Kết quả dạy trên lớp là trên hết ”. Vì muốn dạy tốt trên lớp thì cần có sự chuẩn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status