Phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (tt) - Pdf 43

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
1.1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển quy mô của các công ty kéo theo sự tách biệt
giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty một mặt tạo ra
tác động tích cực trong việc huy động các nguồn vốn trong xã hội để
phát triển hoạt động kinh doanh trong các công ty này, nhưng mặt
khác lại gây ra mâu thuẫn về lợi ích của cổ đông và người quản lý,
về lâu dài những xung đột lợi ích này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các sáng kiến trong hoạt
động quản lý công ty nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích giữa cổ đông
và người quản lý, nâng cao hiệu quả tài chính của công ty đã hình
thành nên cơ chế quản trị công ty (QTCT). QTCT tốt có ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ giữa Hội
đồng quản trị (HĐQT), Ban giám đốc (BGĐ), các cổ đông và các
bên có quyền lợi liên quan trong công ty, từ đó tạo nên định hướng
và sự kiểm soát quá trình phát triển của công ty. QTCT tốt sẽ thúc
đẩy hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các
nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị
công ty, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho công ty và nền
kinh tế (Nguyễn Trường Sơn, 2010).
Như vậy, QTCT hiệu quả được xem là một trong những biện
pháp nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích giữa cổ đông và người quản
lý, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung,
hiệu quả tài chính (HQTC) của công ty nói riêng. Chính vì thế, cần
thiết phải có một nghiên cứu thực nghiệm về mức độ tác động của
QTCT đến HQTC của công ty, từ đó cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về sự ảnh hưởng của QTCT tới HQTC.

HQTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCKVN.

1

2


- Kiểm định mối quan hệ giữa tính độc lập của Ban kiểm
soát (BKS) và HQTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên
TTCKVN.
- Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ
đông lớn với HQTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên
TTCKVN.
- Trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, đề xuất những
khuyến nghị về chính sách QTCT nhằm nâng cao HQTC trong các
công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt
Nam.
1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
về QTCT, HQTC và sự tác động của QTCT tới HQTC của các công
ty phi tài chính được niêm yết trên TTCKVN. Các yếu tố thuộc
QTCT được nghiên cứu bao gồm sự kiêm nhiệm hai chức vụ chủ
tịch HĐQT và tổng giám đốc điều hành, quy mô HĐQT, thành viên
nữ trong HĐQT, tính độc lập của thành viên BKS, và sự sở hữu cổ
phần của cổ đông lớn. Đối với HQTC của công ty, luận án sử dụng
thước đo ROA và Tobin’s Q để đo lường.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu 187 công ty phi tài chính niêm yết trên
TTCKVN, trong 4 năm (từ năm 2011 đến năm 2014), tạo thành

cho QTCT cũng như hoạt động tích cực của các cơ quan quản lý trong
việc tăng cường QTCT, số lượng các nhà nghiên cứu và công trình
nghiên cứu về QTCT nói chung, công trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa QTCT và HQTC của công ty nói riêng đang không ngừng tăng
lên. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đa dạng, phong phú về
cả phạm vi nghiên cứu, về các đặc điểm của QTCT, tiêu chí đo lường
HQTC của công ty và cả về phương pháp nghiên cứu.

3

4


1.2.3. Xác định “khoảng trống” nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cứu về QTCT tác động đến kết quả
kinh doanh chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, hoặc các
nước đang phát triển nhưng có thị trường chứng khoán ra đời từ lâu
và hoạt động ổn định, môi trường pháp lý hoàn thiện. Còn ở Việt
Nam, QTCT còn tương đối mới mẻ. Vì vậy, cần có thêm nhiều
nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam.
Thứ hai, kết luận của các nghiên cứu thực nghiệm về mối
quan hệ giữa nhóm đặc điểm của HĐQT bao gồm: quy mô HĐQT,
thành viên nữ trong HĐQT, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT
và tổng giám đốc điều hành với hiệu quả hoạt động của công ty tại
Việt Nam còn chưa được thống nhất. Vậy, cần thiết phải tiến hành
thêm nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này.
Thứ ba, các nghiên cứu về nhóm cấu trúc sở hữu của tất cả
các cổ đông nói chung đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu
trong nước, tuy nhiên, nghiên cứu riêng về nhóm cổ đông lớn mà
được phân chia theo từng đối tượng sở hữu còn hạn chế. Do đó, cần

đổi, bổ sung trong phiên bản mới năm 2004 có tựa đề “Các nguyên
tắc QTCT của OECD”. Cho đến nay, bộ nguyên tắc này được coi là
chuẩn mực quốc tế đầu tiên về QTCT nhằm giúp các chính phủ các
nước thành viên và không thành viên của OECD, trong đó có Việt
Nam, đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức và quản lý
cho QTCT ở quốc gia của họ và cung cấp các hướng dẫn và khuyến
nghị cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, công ty và các bên
khác có vai trò trong quá trình phát triển QTCT tốt.
2.1.3. Nội dung quản trị công ty
Ở mỗi quốc gia, khuôn mẫu QTCT được phát triển khác
nhau nhằm giải quyết phần nào các bê bối trong nền kinh tế của quốc
gia đó, trong đó, phát triển mạnh mẽ nhất là các khuôn mẫu QTCT ở
quốc gia có nền kinh tế phát triển sớm, đó là Anh và Mỹ. Theo
khuôn mẫu QTCT ở Anh (2014)1, nội dung QTCT bao gồm 5 cấu

1
The UK corporate governance code 2014. The Financial Reporting
Council. London, The UK.

6


phần chính: lãnh đạo, hiệu quả, trách nhiệm, cơ chế đãi ngộ, và mối
quan hệ với cổ đông.
Tại Mỹ, từ năm 2002, Đạo luật Sarbanes-Oxley được ban
hành, đã làm thay đổi cơ bản khuôn mẫu QTCT tại Mỹ, theo đó, các
công ty phải cải thiện sự đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo, các
thông tin tài chính công khai, và xác định rõ vai trò trách nhiệm đối
với những người có liên quan đến công ty.
Tại Việt Nam, khuôn khổ pháp lý về QTCT về cơ bản đã được

giảm được chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động của công
ty (Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2013).
2.1.4.2. Lý thuyết quản gia (Stewardship theory)
Trái ngược với giả định của lý thuyết đại diện về hành vi của
người quản lý là theo chủ nghĩa cá nhân và luôn mong muốn tối đa
hóa lợi ích của mình, thì lý thuyết quản gia giả định người quản lý
luôn có xu hướng hành động theo chủ nghĩa tập thể và luôn mong
muốn được tự khẳng định mình để đạt được lợi ích thông qua sự
thành công của tổ chức, do đó người quản lý sẽ hành động vì lợi ích
tốt nhất của người chủ sở hữu. Do đó, học giả theo trường phái lý
thuyết quản gia khuyến nghị vị trí chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc
điều hành nên được nắm giữ bởi một người. Vì khi tổng giám đốc
cũng là chủ tịch HĐQT, người đó sẽ sẵn lòng làm việc nhiều hơn cho
công ty. Bên cạnh đó, việc kết hợp hai vị trí sẽ hỗ trợ tốt cho việc ra
quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp bách, và giúp HĐQT nắm
bắt thông tin của công ty một cách nhanh nhất
2.1.4.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết mở rộng của lý
thuyết đại diện. Thay vì tập trung vào mối quan hệ giữa người chủ sở
hữu (cổ đông) và người đại diện (người quản lý), lý thuyết các bên
liên quan còn nhắc đến mối quan hệ giữa công ty và các nhóm liên
quan khác nhau.

7

8


Lý thuyết các bên liên quan tập trung vào cấu trúc HĐQT, cụ
thể là đề cao vai trò của thành viên nữ trong HĐQT. Theo đó, sự đa

liên quan đến quản trị bên trong công ty (Nguyễn Mạnh Hà, 2016).
Các thước đo riêng lẻ này được Edward and Clough (2005) tổng hợp
bao gồm: sự tách biệt giữa hai vị trí chủ tịch HĐQT và tổng giám
đốc điều hành, quy mô HĐQT, tính độc lập của thành viên HĐQT,
BKS và các ban khác, sự cân bằng giữa kỹ năng và năng lực của
giám đốc, và cơ chế khen thưởng cho tổng giám đốc. Ngoài ra, một
số các nghiên cứu của các tác giả khác sử dụng thước đo QTCT khác
khi phân tích mối quan hệ giữa QTCT và HQTC, chẳng hạn như: sự
kiêm nhiệm, số lượng thành viên nữ trong HĐQT, tính độc lập, trình
độ chuyên môn của thành viên HĐQT, sở hữu của thành viên
HĐQT, sở hữu của BGĐ, sở hữu của nhà đầu tư lớn, sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, tính độc lập của thành viên BKS, trình độ chuyên
môn của thành viên BKS, số lượng thành viên BKS, và cơ chế khen
thưởng dành cho thành viên HĐQT, BGĐ....
2.2. Lý luận chung về hiệu quả tài chính của công ty
2.2.1. Khái niệm hiệu quả tài chính
Luận án đề xuất định nghĩa HQTC là một phạm trù kinh tế
phản ánh những lợi ích đạt được thông qua hoạt động kinh doanh
của các công ty
2.2.2. Các tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính
HQTC của công ty niêm yết là chỉ tiêu rất quan trọng đối với
các bên liên quan như cổ đông, BGĐ, chủ nợ, nhà cung cấp...trong
việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư. HQTC thể hiện kết quả
hoạt động của công ty dựa trên các chỉ báo mà phản ánh mục tiêu
kinh tế bao gồm nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và
nhóm các chỉ số phản ánh giá trị thị trường (Venkatraman và
Ramanujam, 1986).
Trong các nghiên cứu khoa học, HQTC thường được tiếp
cận thông qua các hướng tiếp cận thị trường, tiếp cận từ báo cáo tài


bản các nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố đại diện cho QTCT
đến HQTC của các công ty cho kết quả chưa thống nhất và thậm chí
là trái ngược nhau.

CHƯƠNG 3
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Sự kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám
đốc điều hành có mối tương quan thuận chiều với HQTC của công ty
phi tài chính niêm yết trên TTCKVN.
Giả thuyết 2: Quy mô HĐQT mối tương quan ngược chiều
với HQTC của công ty phi tài chính niêm yết trên TTCKVN.
Giả thuyết 3: Thành viên nữ trong HĐQT có mối tương
quan thuận chiều với HQTC của công ty phi tài chính niêm yết trên
TTCKVN.
Giả thuyết 4: Tính độc lập của các thành viên trong BKS có
mối tương quan thuận chiều với HQTC của công ty phi tài chính
niêm yết trên TTCKVN.
Riêng đối với giả thuyết nghiên cứu thứ 5 về ảnh hưởng của
tỷ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn tới HQTC luận án chia làm bốn
giả thuyết nhỏ như sau:
Giả thuyết 5a: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà
nước có mối tương quan thuận chiều với HQTC của các công ty phi
tài chính niêm yết trên TTCKVN.
Giả thuyết 5b: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là nhà
đầu tư nước ngoài có mối tương quan thuận chiều với HQTC của các
công ty phi tài chính niêm yết trên TTCKVN.
Giả thuyết 5c: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn là tư
nhân trong nước có mối tương quan thuận chiều với HQTC của các
công ty phi tài chính niêm yết trên TTCKVN.

Quy mô Hội đồng
quản trị

Thành viên nữ trong
Hội đồng quản trị

mô hình hồi quy, luận án thực hiện các kiểm định sự phù hợp cho mô
hình, kiểm định khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy. Để lựa

-

+

chọn mô hình phù hợp nhất nhằm ước lượng mô hình hồi quy đo
Hiệu quả tài chính
- ROA
- Tobin’s Q

lường sự tác động của QTCT tới HQTC, luận án sử dụng kiểm định
Hausman Test và giá trị hệ số R2.
CHƯƠNG 4

+

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SỰ TÁC ĐỘNG
Tính độc lập của Ban
kiểm soát

CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


13

14


4.4. Kết quả xử lý phương trình hồi quy
4.4.1. Ước lượng mô hình hồi quy đo lường sự tác động của quản
trị công ty tới hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu ROA
4.4.1.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy FEM đo lường sự tác
động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính được đo lường bằng
chỉ tiêu ROA
Bảng 4.3: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình và kiểm định
khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy (Mô hình FEM đo
lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ
tiêu ROA)
R2
FStatistic
Prob (FDurbin statistic)
Watson
0,74
9,020
0,000
2,21
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Bảng 4.4: Ước lượng mô hình hồi quy FEM đo lường sự tác động
của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA
Sai số chuẩn
Biến số
Hệ số ước
Giá trị T

OWN_PRIVA
0.0035
0.0003
11.6667(***)
FIRMSIZE
0.0211
0.0118
1.7881(ns)
LEVER
0.0932
0.0377
2.4668(**)
INFLATION
-0.0174
0.0046
-3.782(***)
C
-0.4805
0.0311
-15.4502(***)

4.4.1.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy REM đo lường sự tác
động của quản trị công ty tới hiệu quả tài chính được đo lường bằng
chỉ tiêu ROA
Bảng 4.5: Kiểm định sự phù hợp cho mô hình và kiểm định
khuyết tật tự tương quan trong hàm hồi quy (Mô hình REM đo
lường sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ
tiêu ROA)
R2
FStatistic

2.5000(**)
OWN_GOV
0.0006
0.0002
3.0000(**)
OWN_INTER
0.0015
0.0004
3.7500(**)
OWN_MAN
0.0004
0.0001
4.0000(***)
OWN_PRIVA
0.0023
0.0002
11.5000(***)
FIRMSIZE
0.0099
0.0034
2.9118(***)
LEVER
-0.1441
0.0202
-7.1337(***)
INFLATION
-0.0162
0.0044
-3.6818(***)
C

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Kết quả thực hiện kiểm định Hausman Test cho thấy giá trị
Prob = 0,3947 > 5% nên chưa có cơ sở để bác bỏ H0, do đó nên sử
dụng mô hình REM để phân tích sự tác động của QTCT tới HQTC
được đo lường bằng chỉ tiêu ROA. Ngoài ra, khi so sánh hệ số R2 của
hai mô hình FEM và REM, thì hệ số R2 của mô hình REM là 0,78
lớn hơn so với hệ số R2 của FEM là 0,74. Điều này cho thấy mô hình
REM có khả năng giải thích ảnh hưởng của biến độc lập đến biến
phụ thuộc tốt hơn.
Như vậy, mô hình REM là mô hình hồi quy phù hợp nhất
để đo lường sự ảnh hưởng của QTCT tới HQTC được đo lường
bằng chỉ tiêu ROA. Do đó, tác giả sử dụng kết quả ước lượng của
mô hình REM để thảo luận kết quả nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu, từ đó đưa ra đánh giá về các yếu tố thuộc QTCT mà có ảnh
hưởng đến HQTC (ROA)
4.4.1.4. Lý giải kết quả nghiên cứu với mô hình REM
- Các biến phản ánh đặc điểm QTCT có tác động ngược
chiều tới chỉ số ROA của công ty: DUAL, SIZE, GENDER.
- Các biến phản ánh đặc điểm QTCT có tác động thuận chiều
tới chỉ số ROA của công ty: INDEP, OWN_GOV, OWN_INTER,
OWN_MAN, OWN_PRIVA
Ngoài các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc,
các biến kiểm soát cũng có tương quan với biến phụ thuộc. Kết quả
ước lượng mô hình hồi quy chỉ ra rằng, quy mô công ty có mối tương

17

quan dương với HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu ROA. LEVER
và INFLATION có mối tương quan âm với HQTC được đo lường
bằng chỉ tiêu ROA.

SIZE
-0.0115
0.0021
-5.4762(**)
GENDER
-0.0065
0.0027
-2.4074(**)
INDEP
0.0029
0.0013
2.2308(**)
OWN_GOV
0.0089
0.0021
4.2381(***)
OWN_INTER
0.0010
0.0001
10.0000(***)
OWN_MAN
0.0025
0.0010
2.5000(**)
OWN_PRIVA
0.0200
0.0439
0.4556(ns)
FIRMSIZE
-0.0273

8,042
0,000
1,96
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Bảng 4.11: Ước lượng mô hình hồi quy REM đo lường sự tác
động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s
Q
Hệ số ước
Sai số chuẩn
Biến số
Giá trị T
lượng (β)
(SE)
DUAL
0.0155
0.0027
5.7407(***)
SIZE
-0.0138
0.0011
-12.5455(***)
GENDER
-0.0048
0.0016
-3.0000(**)
INDEP
0.0277
0.0093
2.9785(**)
OWN_GOV

-3.3561(**)
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

19

4.4.2.3. Kiểm định lựa chọn mô hình (Hausman Test)
Bảng 4.12: Kiểm định Hausman Test
Correlated Random Effects - Hausman Test
Equation: EQ_TOBINQ
Test cross-section random effects
Test Summary
Cross-section random

Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f.
33.990937

10

Prob.
0.0002

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Kết quả thực hiện kiểm định Hausman Test cho thấy giá trị
Prob = 0,0002 < 5% nên bác bỏ H0, do đó nên sử dụng mô hình FEM để
phân tích sự tác động của QTCT tới HQTC được đo lường bằng chỉ tiêu
Tobin’s Q. Ngoài ra, khi so sánh hệ số R2 của hai mô hình FEM và
REM, thì hệ số R2 của mô hình FEM là 0,67 lớn hơn so với hệ số R2 của
REM là 0,64. Điều này cho thấy mô hình FEM có khả năng giải thích
ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc tốt hơn.
Như vậy, mô hình FEM là mô hình hồi quy phù hợp nhất

kết quả nghiên cứu của luận án không đồng nhất với kết quả nghiên
cứu của Phạm Quốc Việt (2010), Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia
Thuỷ (2013).
Giả thuyết 2 đều được chấp nhận ở cả hai mô hình. Tương
tự như kết quả nghiên cứu của các tác giả Võ Hồng Đức và Phan Bùi
Gia Thuỷ (2013), Vo and Phan (2013), kết quả nghiên cứu của luận
án cũng ủng hộ quan điểm của lý thuyết đại diện, theo đó, số lượng
thành viên HĐQT cũng cần phải được hạn chế.
Giả thuyết 3 bị bác bỏ ở cả hai mô hình. Ngược lại với giả
thuyết ban đầu tác giả đưa ra, kết quả nghiên cứu tìm thấy sự tác
động nghịch chiều giữa sự tham gia của thành viên nữ trong HĐQT
và HQTC. Kết quả nghiên cứu của luận án đồng nhất với kết quả
nghiên cứu của Adams and Ferreira (2009).
Giả thuyết 4 được xác nhận ở cả hai mô hình. Kết quả
nghiên cứu này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của các tác giả
Erickson và cộng sự (2005), Yasser và cộng sự (2011), Ghabayen

(2012), Tornyeva and Wereko (2012); đồng thời kết quả nghiên cứu
này cũng ủng hộ quan điểm của lý thuyết đại diện.
Giả thuyết 5a được chấp nhận ở cả hai mô hình. Kết quả
nghiên cứu của luận án trùng với kết quả nghiên cứu của Võ Thị
Hồng Diễm (2013) về sự sở hữu nhà nước tác động cùng chiều lên cả
ROA và Tobin’s Q. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này chưa hoàn
toàn đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Trần Minh Trí và Dương
Như Hùng (2011).
Giả thuyết 5b được chấp nhận ở cả hai mô hình. Kết quả
nghiên cứu của luận án thống nhất với kết quả nghiên cứu của các tác
giả Võ Thị Hồng Diễm (2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Lê
Đức Hoàng (2015), theo đó tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì
càng làm tăng HQTC của công ty.

công bố thêm báo cáo của BKS cùng với các báo cáo tài chính. Nên
có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối các trường hợp vi phạm về
tính minh bạch và chất lượng thông tin công bố.
5.2.2.2. Khuyến nghị với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Việc cấp chứng chỉ nên được kiểm định và được cấp duy
nhất bởi Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Đồng thời cũng cần tiếp tục
phát triển và mở rộng các chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn về
QTCT theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, nên khuyến khích các công ty
tự nguyện công bố thêm các thông tin khác có liên quan đến tình
hình hoạt động tài chính lẫn phi tài chính của công ty, và tăng cường
việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện QTCT của các công ty
niêm yết.
5.2.3. Khuyến nghị với cổ đông
Với tư cách là cổ đông lớn, nhà nước nên tham gia nhiều hơn
nữa vào vấn đề QTCT. Cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn cần tham gia
và đặt yêu cầu cao hơn về vấn đề quản trị của công ty. Bên cạnh đó,
cổ đông cần phải hiểu rõ quyền của mình đối với công ty.
5.4. Hạn chế của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án mới chỉ dừng lại ở các công
ty phi tài chính niêm yết mà chưa đề cập đến các công ty tài chính
niêm yết. Ngoài ra, khoảng thời gian thu thập số liệu là 4 năm chưa
đủ để phát hiện tác động của các đặc điểm thuộc QTCT tới HQTC
của công ty trong dài hạn.

KẾT LUẬN
QTCT tốt được xem là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm
thiểu xung đột lợi ích giữa cổ đông và người quản lý, nâng cao kết
quả kinh doanh của công ty nói chung, HQTC của công ty nói riêng.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và
tìm ra “khoảng trống” trong nghiên cứu, luận án đã xây dựng các giả




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status