Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản văn học trong môn tiếng việt lớp 5 - Pdf 43

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
--------------------

TRẦN THỊ BÍCH PHƢỢNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ của nhiều ngƣời, tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài: “Xây dựng
hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt lớp 5”.
Cầm cuốn khóa luận trên tay, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến
sĩ Đỗ Thị Thu Hƣơng , ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học
Sƣ Phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cùng giáo viên và học
sinh trƣờng tiểu học Duyên Hải thành phố Lào Cai đã tạo điều kiện để tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, anh em, bạn

Gíao viên

GV

2

Học sinh

HS

3

Sách giáo khoa

SGK

4

Sách giáo viên

SGV


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4

2.2. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt lớp 5 ................ 30
2.2.1.1.Câu hỏi yêu cầu HS phát hiện các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong truyện và
trong bài thơ ................................................................................................................ 30
2.2.1.2.Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định ý chính của đoạn văn, khổ thơ. ................ 32
2.2.1.3.Câu hỏi yêu cầu phát hiện và đánh giá các nhân vật trong truyện ................. 33
2.2.1.4.Câu hỏi yêu cầu HS rút ra bài học, giá trị của tác phẩm ................................ 34
2.2.1.5.Câu hỏi bình giá về nội dung văn bản ............................................................. 35
2.2.2.Hệ thống câu hỏi tìm hiểu về nghệ thuật của văn bản ............................................ 36
2.2.2.1. Câu hỏi yêu cầu HS chỉ ra các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong việc
biểu đạt nội dung ......................................................................................................... 36
2.2.2.2. Câu hỏi yêu cầu HS chỉ ra các hình ảnh đẹp của thơ văn và đánh giá các hình
ảnh ấy trong việc biểu đạt nội dung ............................................................................ 37

Chƣơng 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN ................................................................... 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong trƣờng tiểu học, nó
là nền tảng để học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt đóng vai trò to
lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con ngƣời và
trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục. Học sinh Tiểu
học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động nhƣ K.A.U Sinxki có nói:
“Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi ngƣời xung quanh nó, duy nhất
thông qua phƣơng tiện tiếng mẹ đẻ và ngƣợc lại thế giới bao quanh đứa trẻ
đƣợc phản ánh trong đó chỉ thông qua công cụ này”. Vì thế việc phát triển
Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt có thể nói là một công việc
lớn đặt ra cho tất cả chúng ta, là những ngƣời đã và đang hoạt động trong

Trong phân môn Tập đọc thì đọc hiểu văn bản là một kĩ năng quan trọng,
đặc biệt là đối với học sinh lớp 5 vì lớp 5 là lớp học bản lề, là lớp học tổng kết
quá trình học tập và rèn luyện của HS trong suất 5 năm học Tiểu học và chuẩn
bị cho các em đầy đủ về kiến thức- kĩ năng để bƣớc vào cấp học cao hơn là
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Đối với HS lớp 5 khi tiếp xúc với
một văn bản, các em không chỉ cần phải hiểu văn bản thông qua ngôn từ mà
cần hiểu sâu sắc nội dung cũng nhƣ nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đọc hiểu từ trƣớc đến nay đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và
nghiên cứu ở những chiều hƣớng khác nhau. Qua tìm hiểu tôi thấy có các
hƣớng nghiên cứu sau:
* Hƣớng thứ nhất: Tập trung nghiên cứu hệ thống dạng bài tập đọc hiểu
Ở hƣớng này các tác giả Lê Phƣơng Nga và Đặng Kim Nga đã phân tích
các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt tiểu học. Các tác giả đã nêu “Đọc
không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm,

2


nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng kí
hiệu chữ viết mà quan trọng hơn đọc còn là quá trình nhận thức để có khả
năng thông hiểu những gì được đọc một cách đầy đủ” [ 18,tr. 146]. Chỉ khi
hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản đã đọc, học sinh mới có công cụ để lĩnh
hội tri thức khi học các môn học khác. Nhờ có đọc hiểu mà học sinh có khả
năng tự học, bồi dƣỡng kiến thức về cuộc sống từ đó có thói quen, hứng thú
đọc sách và tự học thƣờng xuyên.
Theo các tác giả đọc hiểu là một quá trình có tính khả phân. Qúa trình
đọc hiểu gồm các hành động đọc hiểu và tƣơng ứng là các kĩ năng đọc hiểu.
Kĩ năng đọc hiểu đƣợc hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập.
Những bài tập này xác định đích của việc đọc đồng thời cũng là những

chúng tôi nhận thấy vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản trong phân môn Tập đọc
vẫn chƣa đƣợc GV thực sự quan tâm, chƣa hiểu hết đƣợc tầm quan trọng của
việc đọc hiểu văn bản nên chƣa nghiên cứu sâu vào lĩnh vực này để rèn luyện
cho học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học cho học
sinh lớp 5 qua đó nâng cao kĩ năng và khả năng tƣ duy hình tƣợng, logic trong
đọc hiểu văn bản cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản
văn học.
Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng
Việt cho học sinh lớp 5.
Thử nghiệm một số giáo án đối với các bài tập đọc là văn bản văn học
trong SGK Tiếng Việt 5.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tƣợng nghiên cứu

4


Hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong phân môn Tập đọc
trong môn Tiếng Việt lớp 5.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Quy mô: Khối lớp 5 trƣờng tiểu học Duyên Hải thành phố Lào Cai
Nội dung: Các văn bản văn học đặc biệt là thơ và truyện

trong chƣơng

trình Tiếng Việt lớp 5.

Theo nghĩa rộng, văn bản văn học hay văn bản nghệ thuật là: “tất cả các
văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật”[ 26, tr.45]. Theo nghĩa này thì
không chỉ có văn bản thơ, truyện, kịch...mà các văn bản hịch, chiếu...cũng
đƣợc coi là văn bản văn học.
Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ “bao gồm những sáng tác có hình
tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng
bằng tưởng tưởng ) như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch, thơ, phú...”[26,tr.45]. Vì văn bản văn học theo nghĩa hẹp vừa có
ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tƣợng nghệ thuật nên trong một mức độ nhất
định nó cũng giúp hiểu ngôn từ của văn bản văn học theo nghĩa rộng.
1.1.1.2. Đặc điểm của văn bản văn học
1.1.1.2.1. Đặc điểm về ngôn từ
* Ngôn từ văn học có tính nghệ thuật và thẩm mĩ.
Các yếu tố âm thanh, từ ngữ, kiểu câu...trong văn bản văn học đều đƣợc
lựa chon trau chuốt, sắp xếp theo trật tự đặc biệt nhiều khi khác thƣờng nhằm
tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn. Chẳng hạn trong câu thơ “Bầm ơi có rét không
bầm ?... Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn”. Cách sử dụng hình ảnh, lời

6


đối đáp, vần nhịp ở đây tạo thành tính nghệ thuật. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của
nghệ thuật tạo nên tính thẩm mĩ.
* Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng tức là nói tới một thế giới
tưởng tượng.
Gía trị của ngôn từ văn học không phải là nói đúng các sự thật cụ thể
nhƣ một thông tin báo chí mà dựng nên bức tranh của đời sống chân thực sinh
động trong trí tƣởng tƣợng của con ngƣời. Các nhân vật dù có ít nhiều nguyên
mẫu của thực tế nhƣng đều là nhân vật hƣ cấu. Ngƣời kể chuyện, nhân vật trữ
tình (xƣng tôi, xƣng anh...) trong đoạn thơ cũng đều không đồng nhất với tác

quá trình giao tiếp giữa ngƣời đọc và tác giả.
1..1.1.2.3. Đặc điểm về ý nghĩa
* Văn bản văn học do miêu tả con người, thiên nhiên, sự vật...mà gợi nhớ
đến các hiện tượng của đời sống khiến người đọc suy nghĩ, cảm xúc về chúng.
Ý nghĩa của văn bản văn học chính là ý nghĩa của hiện tƣợng đời sống
đƣợc nhà văn nắm bắt và gợi lên qua hình tƣợng. Ý nghĩa đó không trìu
tƣợng, khô khan nhƣ ý nghĩa của văn bản khoa học, hay báo chí....mà nó
khiến ngƣời đọc rung động và suy nghĩ về các hiện tƣợng đó.
* Ý nghĩa của văn bản văn học thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi
tiết qua việc sắp xếp, kết cấu cảu các bộ phận văn bản và qua cách sử dụng
ngôn từ.
Chẳng hạn, kết thúc có hậu của truyện cổ tích là thể hiện niềm tin và lí
tƣởng của nhân dân về cái thiện hay những kinh nghiệm của cha ông trong
những câu ca dao, tục ngữ....Phân tích các khía cạnh ấy giúp ta nắm bắt đƣợc
ý nghĩa phong phú, nhiều mặt của văn bản.
1.1.2.4. Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn
* Văn bản văn học nào cũng do tác giả viết ra và ít nhiều để lại dấu ấn sáng
tạo của tác giả.
Văn bản văn học viết do tác giả là những cá nhân sáng tác nên thƣờng

8


thể hiện đƣợc cá tính - những nét riêng mang tính cá nhân của họ.Song chỉ có
các tài năng lớn mới tạo ra những nét nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa lớn thể
hiện trong chi tiết, hình tƣợng, giọng điệu.
* Đặc điểm về cá tính sáng tạo của tác giả làm cho các văn bản văn học
phong phú và không lặp lại.
Văn học không chấp nhận sự rập khuôn, đơn điệu, thiếu cá tính sáng
tạo. Mỗi văn bản văn học có tính sáng tạo là một tiếng nói riêng mới lạ, thỏa

chiều sâu của văn bản và những điều mà văn bản muốn đề cập đến đằng sau
những câu chữ được thể hiện trực tiếp, tường minh trong văn bản ấy.Theo
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng thì bản chất của đọc hiểu là đọc để tạo nguồn
nhận thức. Một số nhà khoa học Mĩ đánh giá đọc hiểu là mối quan hệ giữa sự
hiểu, tốc độ đọc và sự hứng thú....Nhƣ vậy, bên cạnh việc tiếp cận đọc hiểu ở
nhiểu khía cạnh khác nhau thì cuối cùng đọc hiểu cũng là một hoạt động đọc
mà ở đó người đọc tri giác được những gì đang đọc để làm tăng thêm kiến
thức cho bản thân và sử dụng chúng một cách tích cực trong cuộc sống.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngƣời ta đánh giá đọc hiểu nhƣ một
năng lực. Theo đó, đọc hiểu là một năng lực nhận thức đặc biệt về ngôn ngữ
của mỗi cá nhân. Năng lực đọc hiểu không chỉ là năng lực giải mã các kí tự
mà còn bao gồm các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, ngôn ngữ, cấu trúc văn
bản và cách trình bày các kiến thức về thế giới. Đọc hiểu lúc này còn mang
nghĩa sử dụng các thông tin đọc đƣợc trong văn bản vào mục đích nào đó đã
có trƣớc đó. Đọc hiểu là sự phản ánh những gì đã biết, đã có trƣớc đó với
những thông tin đọc đƣợc để suy luận ra thực tiễn cuộc sống, đƣa ra một
hƣớng mới cho cuộc sống hoặc đƣa ra nhận xét về chính văn bản.
Nhƣ vậy dù quan niệm về đọc hiểu có thay đổi theo thời gian và theo
hoàn cảnh xã hội thì yêu cầu cơ bản nhất cần đạt là hiểu, đánh giá, sử dụng
các thông tin trong văn bản vào cuộc sống. Đọc không chỉ để biết mà đọc để
vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nhƣ vậy, những ai có khả năng đọc hiểu

10


tốt thì sẽ có khả năng ứng phó tốt trong cuộc sống. Đây chính là mục đích của
dạy học, mục tiêu của dạy học Tiếng Việt.
1.1.2.2 Định nghĩa câu hỏi và câu hỏi trong dạy học Tập đọc
* Định nghĩa câu hỏi
Trong cuộc sống, khi không biết điều gì và có nhu cầu tìm hiểu về vấn

HS. Qua đó HS nắm đƣợc những tri thức, kĩ năng nhằm phục vụ cho học tập
và cuộc sống.
1.1.2.3.Vai trò của đọc hiểu trong đời sống con người
Trong đời sống con ngƣời, đọc hiểu chiếm lĩnh một vai trò quan trọng.
Hàng ngày con ngƣời đọc rất nhiều nhƣ sách, báo, thông tin, quảng cáo....để
tiếp cận thông tin. Có thể nói sách báo là phƣơng tiện chủ yếu để truyền lại
những thành tựu văn hóa, khoa học từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Sách báo
giúp con ngƣời ở những lứa tuổi khác nhau tìm hiểu và đánh giá cuộc sống,
nhận thức các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Đặc biệt phải kể
đến văn chƣơng, nó giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành các lí
tƣởng thẩm mĩ và phẩm chất đạo đức của con ngƣời, giúp con ngƣời nhận
thức hiện thực và đánh giá hiện thực theo các tiêu chuẩn của đời sống xã hội.
Đọc góp phần giúp con ngƣời tích lũy thông tin, làm tăng kiến thức cho
bản thân ngƣời đọc về tự nhiên, con ngƣời và xã hội, làm phát triển nhận thức
đề hiểu cuộc sống. Nhờ đó con ngƣời nhận biết đƣợc các mối quan hệ giữa tự
nhiên và xã hội, đánh giá cuộc sống và làm thay đổi cuộc sống của chính họ.
Nhƣ vậy, đọc hiểu chính xác làm cho ngƣời đọc có một trình độ nhận thức
nhất định về cuộc sống. Đọc đôi khi là niềm vui hoặc là một nhu cầu cần thiết
nào đó cho cuộc sống. Ngƣời đọc tất nhiên sẽ tìm thấy đƣợc sự thú vị và liên
hệ chúng vào cuộc sống của mình, làm thay đổi hoặc củng cố một số quan
điểm trƣớc đó.
Đọc hiểu là một hình thức giao tiếp giữa ngƣời đọc và ngƣời viết.
Ngƣời có khả năng đọc hiểu tốt có nghĩa là ngƣời đó có khả năng liên kết với

12


văn bản tốt. Hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm mà ngƣời viết muốn gửi gắm vào
trong tác phẩm, khám phá ý nghĩa nội dung chứa đựng trong tác phẩm và các
mối quan hệ ý nghĩa có trong tác phẩm mà tác giả xây dựng và tổ chức nên.

năng lĩnh hội lời nói ở các kiểu văn bản thƣờng gặp trong cuộc sống. Qua đó
cung cấp cho học sinh một công cụ để học tập trong nhà trƣờng và tự học ở
ngoài đời, bồi dƣỡng tƣ duy sáng tạo, tƣ duy phê phán và năng lực giải quyết
vấn đề, làm giàu vốn sống, vốn văn hóa cho các em.
Cụ thể mục tiêu dạy học đọc hiểu lớp 5 là:
+ Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài
+ Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài
+ Bƣớc đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài
tập đọc có giá trị văn chƣơng.
+ Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ,
bảng hiệu...
Kĩ năng phụ trợ:
+ Biết sử dụng từ điển
+ Biết ghi chép các thông tin đã học
+ Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi
1.1.2.5. Nhiệm vụ dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 5
* Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 5
Dạy kĩ năng đọc hiểu là nhiệm vụ trọng tâm của phần đọc hiểu. Qúa
trình hình thành năng lực đọc hiểu gồm ba bƣớc:
Bƣớc 1: Nhận diện ngôn ngữ trong văn bản
Bƣớc 2: Làm rõ nội dung và đích tác động của văn bản
Bƣớc 3: Hồi đáp văn bản
Tƣơng ứng với các kĩ năng đọc hiểu trong 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm kĩ năng nhận diện ngôn ngữ trong văn bản
Nhóm 2: Nhóm kĩ năng làm rõ nội dung văn bản và đích tác động của

14


ngƣời viết vào trong văn bản

một thông tin, một bài học là một hành động rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Nói
cách khác, việc thực hiện nhiệm vụ của Chƣơng trình tiểu học thực chất là rèn
kĩ năng đọc hiểu cho HS. Môn học nào cũng nhằm cung cấp thông tin cho học
sinh. HS tiếp nhận hay tìm tòi tri thức cũng đều thông qua quá trình trả lời câu
hỏi. Hệ thống câu hỏi đó nếu HS không có các kĩ năng cơ bản của đọc hiểu sẽ
không thể hoàn thành. Do đó, đọc hiểu là một trong những năng lực cần đƣợc
chú trọng nhiều hơn trong quá trình dạy học.
1.1.2.6. Thể loại và phương thức biểu đạt trong văn bản văn học
1.1.2.6.1. Vấn đề thể loại
* Khái niệm thể loại
Theo từ điển Tiếng Việt của NXB Đà Nẵng, thể loại là: “Hình thức sáng
tác văn học nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận
dụng ngôn ngữ, phong cách thể hiện”[22, tr.1159].
Thực chất “thể loại” không phải là một khái niệm mà là cách gọi gộp
của hai khái niệm khác nhau “loại” và “thể” (hoặc loại hình văn học và thể
tài văn học ).
“loại (loại hình ) là phương thức tồn tại chung”[16, tr. 133] là phƣơng
thức mà ngƣời nghệ sĩ sử dụng để sáng tạo nên hình tƣợng nghệ thuật của
các tác phầm. Loại hình này mang tính quy luật nên có tính bền vững và phổ
biến. Loại hình này bao gồm: trữ tình, tự sự và kịch.
“thể”(thể tài ) là sự hiện thực hóa của loại”

[16, tr. 133] là hình thức

tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm. “Thể” không có tính bền vững mà luôn biến
đổi, bên cạnh những thể truyền thống còn có những thể mới.Xét về mặt số
lƣợng thì “thể” nhiều hơn “loại”, nhƣng về phƣơng diện nội dung thì khái
niệm thể tài lại nằm trong loại hình, tức là một loại bao gồm nhiều thể tài
khác nhau.
Nhƣ vậy, thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh

biểu đạt. Mỗi một thể loại văn bản là sự kết hợp của nhiều phƣơng thức biểu

17


đạt khác nhau. Trong văn bản truyện có kể, có tả và có cả thuyết minh, trong
văn bản miêu tả không chỉ có tả mà còn có kể, có đối thoại...
Đọc hiểu văn bản thì phải đọc những gì có trong văn bản. Tức là phải
đọc hiểu các từ ngữ, đọc hiểu các câu, đọc hiểu đoạn, đọc hiểu các chi tiết,
hình ảnh, biện pháp...từ đó hiểu nội dung văn bản.Mặt khác, mỗi một văn bản
lại là sự kết hợp của nhiều phƣơng thức biểu đạt khác nhau. Do đó hƣớng dẫn
HS đọc hiểu còn phải hƣớng dẫn các em đọc hiểu các phƣơng thức biểu đạt
trong văn bản. Có nhƣ vậy thì việc hiểu văn bản mới chính xác và toàn diện.
Có nhiều phƣơng thức biểu đạt khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi
nghiên cứu tôi chỉ đề cập đến 2 phƣơng thức phổ biến và quen thuộc với HS
tiểu học đó là thơ và truyện.
* Phương thức biểu cảm
Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu, nó tiêu
biểu cho loại trữ tình, nằm trong phƣơng thức trữ tình. Thơ tác động đến
ngƣời đọc vừa bằng nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc,
vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp với những
tƣởng tƣởng phong phú. Vẻ đẹp và tính chất truyền cảm của thơ còn do ngôn
ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và hiệp
vần của thơ, cách ngắt nhịp...làm tăng sức âm vang và thấm sâu của ý thơ.
Tuy nhiên trong mỗi bài thơ tác giả lại kết hợp nhiều phƣơng thức biểu
đạt khác nhau để thể hiện ý tƣởng của mình. Thơ không chỉ là những lời miêu
tả về cảnh vật, về con ngƣời mà xen vào đó còn có những lời đối thoại, lời
độc thoại của nhân vật, có lời kể về thời gian, về cuộc đời. Tất cả giúp ngƣời
đọc hình dung bức tranh sinh động trong bài thơ. Đặc biệt là chƣơng trình lớp
5 các em đƣợc học rất nhiều bài thơ hay và đặc sắc. Có những bài thơ nhân

tác giả sử dụng trong tác phẩm ; miêu tả nhân vật; cảnh vật; biểu cảm hoặc
lập luận. Từ đó hiểu nội dung và rút ra ý nghĩa tƣ tƣởng của truyện.

19



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status