ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo - Pdf 44

ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
có viết: “ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
Chủ Nghĩa Xã Hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi
mới và sáng tạo”.
Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên, liên hệ với thực tiễn ở Việt
Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân tộc Việt Nam tự hào là một dân tộc kiên cường bất khuất không chịu
khuất phục trước giặc ngoại xâm. Như Bác Hồ đã tưng viết:"Dân ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhận chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" .
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, trước sự bất lực của
triều đình nhà Nguyễn, nước ta phải chịu ách thống trị của thực dân Pháp. Không
chịu khuất phục trước giặc ngoại xâm nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra quyết liệt
tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của anh hùng Hoàng Hoa Thám và các phong trào
yêu nước do các sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ, thức thời, tiêu biểu như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng tất cả đều chưa có hiệu quả cao. Phong
trào cứu nước của nhân dân ta muốn đi đến thắng lợi đòi hỏi phải có một hướng
đi, một con đường mới.
Tại bến cảng nhà Rồng 1911 chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành
với lòng yêu nước nồng nàn và hoài bão cứu nước đã rời Tổ Quốc sang phương
1
tây tìm đường cứu nước. Hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh không
ngừng học hỏi tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Và Người đã có dịp được
tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, cũng từ đây Người đã xác định được con đường
đúng đắn để giải phóng dân tộc đó là gắn phong trào cách mạng Việt Nam với
phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo chính con đường mà
Người từng trải qua,từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lênin. Đó là con

đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã
lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của
quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng
cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà
Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây
dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc
của Hồ Chí Minh. Nó được chứng minh: Người đã vượt qua giới hạn của những
nhà yêu nước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta
tự hào với lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững
độc lập dân tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân
tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta
3
vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc
cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn. Thực tiễn khi
thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho
thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân
Pháp, giành lại non sông đất nước. Song do chưa có đường lối đúng đắn như con
đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng
phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần
lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến
nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần
thành công”. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Sau hơn 10
năm lăn lộn, qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ
nghĩa Mác - Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Người
cho rằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã sung sướng nói to lên: “Hởi

thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của
độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Như thế nghĩa là cách mạng Việt Nam
phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong đó sự
phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”. Chính vì vậy, trong “Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến hành
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
5
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và ngay trong cách mạng ấy, Người cũng xác định cần phải
giải quyết hai nội dung cơ bản đó là : độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân.
Trong đó độc lập dân tộc là nhu cầu bức thiết cần phải tập trung sức lực giải
quyết. Bởi mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược với nhân dân ta mà đông đảo là
công nhân và nông dân là mâu thuẫn bao trùm lên tất cả, còn phong kiến chỉ là
tay sai và chịu sự chi phối của thực dân đế quốc. Mâu thuẫn này nổi lên sâu sắc,
gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,
nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai đã là sự nghiệp nổi
lên hàng đầu của nhân dân Việt Nam , cách mạng Việt Nam . Đặt lên hàng đầu
nhiệm vụ giải phóng dân tộc không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề giai cấp, coi nhẹ
chủ nghĩa xã hội. Trái lại, Người luôn quan niệm độc lập dân tộc là mục tiêu
trước tiên phải giành được để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, nhất là ở giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, chủ
nghĩa xã hội mới chỉ là mục tiêu, nhưng nó chỉ rõ phương hướng đi lên của cách
mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng do giai cấp công nhân Việt Nam thông
qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính vì vậy, sau mỗi
bước thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, Người luôn quan tâm phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với củng cố
chính quyền cách mạng. Đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thực sự đóng
vai trò to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó là cơ sở cho tiến hành đồng thời


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status