Hướng dẫn giải đề thi Đại học, Cao đẳng 08 - Pdf 54

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi : VĂN – KHÔI C
Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ TH Í SINH
Câu I (2 điểm)
Anh / chị hãy giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu II (5 điểm)
Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nh ớ ch ơi v ơi
S ài Khao s ư ơng l ấp đ o àn qu ân m ỏi
M ư ờng L át hoa về trong đ êm h ơi
( V ăn h ọc 12, T ập m ột, NXB Giáo d ục, 2005, tr.76)
Trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết :
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.121)
Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ trên.
PHẦN RIÊNG -------Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu : III.a hoặc III.b --------
Câu III.a ((3 đi ểm)
Trong tác phẩm Chữ người tử tù, vì sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng của nhân vật viên quản
ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” ?
Câu III.b (3 đi ểm)
Trong tác phẩm Một người hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi
vàng” của Hà Nội ?
………………………… Hết …………………………
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C NĂM 2008
(Những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ TH Í SINH

Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958-1960 ở miền Bắc).
- Hai bài thơ gắn với nỗi nhớ, đều viết về Tây Bắc với tình cảm thiết tha, chân thành.
2. Cảm nhận nỗi nhớ về Tây Bắc trong hai đoạn thơ :
* Nỗi nhớ về Tây Bắc trong đoạn thơ của Quang Dũng: Sông Mã … trong đ êm hơi
- Trước hết phải thấy rằng Tây Bắc là địa danh gắn liền với đoàn quân Tây Tiến. Rời xa đơn vị,
Quang Dũng nhớ đồng đội của mình, nhưng cũng da diết nhớ một vùng đất, chắc hẳn rất có ấn tượng với
nhà thơ, và hơn thế nữa gắn với bao kỉ niệm vui buồn của đời người chiến sĩ. Chính vì thế, nỗi nhớ thiên
nhiên và con người không thể tách rời, luôn đan xen vào nhau.
+ Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trong nỗi nhớ, trong tâm tưởng nhà thơ có nét dữ dội, khắc nghiệt
(với các địa danh xa lạ Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát; với sương lấp, đêm hơi – biểu hiện của vùng khí
hậu thấp, rất khắc nghiệt với sương mù bao phủ ; với địa hình rừng núi hiểm trở, khó khăn) nhưng vẫn hết
sức huyền ảo, nên thơ (với sương khói mờ ảo, với vẻ đẹp của hoa về trong đ êm h ơi)
+ Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến – những đồng đội thân yêu của nhà thơ hiện lên với những vất vả
nhọc nhằn trong chặng đường hành quân (đoàn quân mỏi ) nhưng tràn đầy lãng mạn, lạc quan (cách cảm
nhận của người lính về vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc : hoa về trong đ êm h ơi ). Đây chính là vẻ đẹp
trong tâm hồn người lính.
- Đoạn thơ mở đầu bài thơ, khơi gợi cảm hứng chủ đạo của toàn bài, thể hiện ấn tượng sâu đậm, nỗi
nhớ tha thiết, tình cảm gắn bó, yêu quí và tự hào của nhà thơ đối với vùng đất Tây Bắc, với đoàn quân Tây
Tiến.
* Nỗi nhớ về Tây Bắc trong đoạn thơ của Chế Lan Viên : Nhớ bản sương giăng… hoá tâm hồn !
- Khác với đoạn thơ của Quang Dũng, đoạn thơ này được viết sau những khổ thơ khơi gợi những kỉ
niệm ân tình với những con người Tây Bắc.
- Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trong nỗi nhớ với vẻ đẹp rất đặc trưng (bản sương giăng, đèo mây
phủ), quan trọng hơn là in đậm tấm lòng yêu thương, gắn bó của con người (Nơi nao qua, lòng lại chẳng
yêu thương ? )
- Từ nỗi nhớ Tây Bắc, nhà thơ nâng lên thành một suy ngẫm có tính chất khái quát, mang màu sắc
triết lí (Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !) : mảnh đất khi ta ở, chỉ đơn giản là mảnh
đất trên phương diện địa lí, nhưng khi ta đi xa, mảnh đất ấy sẽ trở thành nơi đáng nhớ vì ghi dấu những kỉ
niệm thân thương nhất. Đặt trong mối quan hệ ấy, Tây Bắc chính là mảnh đất tâm hồn của nhà thơ, giục giã
mọi người tìm về, hướng tới.

lại có thú chơi chữ - thú chơi rất thanh cao. Bởi vậy, khi biết Huấn Cao – một người viết chữ nhanh và đẹp
nổi tiếng cả tỉnh Sơn bị giải đến nơi này, ông đã không giấu được ý nguyện từ lâu của mình. Đó là một
ngày kia được treo ở nhà mình đôi câu đối do chính Huấn Cao viết.
- Hành động biệt đãi Huấn Cao, hành động dám xin chữ của một tử tù, cả sự kiên trì, nhẫn nhục, bất
chấp nguy hiểm để được Huấn Cao cho chữ, thái độ cung kính khi nhận chữ, thành tâm bái lạy khi nghe
lời khuyên… đều hết sức đặc biệt, thể hiện tấm lòng biệt nhỡn liên tài – biết trân trọng giá trị con người
trân trọng vẻ đẹp và thiên lương của viên quản ngục.
4. Đánh giá chung :
- Viên quản ngục là người biết trân trọng vẻ đẹp và tài năng, tuy không phải là người sáng tạo ra cái
đẹp nhưng biết yêu quí và bảo vệ cái đẹp. Nguyễn Tuân đã đặt viên quản ngục vào tình huống khá đặc biệt
để người đọc nhận ra thanh âm trong trẻo - nhận ra tấm lòng của ông.
- Với Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ ngợi ca người anh hùng – nghệ sĩ Huấn Cao, mà
còn có cái nhìn yêu mến, trân trọng đối với viên quản ngục. Đó là cách nhà văn phản ứng với xã hội hỗn
loạn, xô bồ đương thời, khẳng định và ngợi ca sự chiến thắng của thiên lương, của cái đẹp trong cuộc đời.
Câu III.b (3 đi ểm)
Cần đáp ứng được một số ý chính sau :
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khải, tác phẩm Một người Hà Nội và nhân vật bà Hiền.
Nguyễn Khải được coi là là cây bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí
tỉnh táo. Những trang văn của Nguyễn Khải (từ năm 1978 trở đi) mang đậm màu sắc triết luận, nhiều chiêm
nghiệm, thể hiện sự quan tâm của ông trước những vấn đề của cuộc sống đời thường. Một người Hà Nội là
tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải được sáng tác trong giai đoạn đổi mới của đấ nước. Có thể coi Một
người Hà Nội là một phát hiện về vẻ đẹp của những trang văn viết về đất kinh kì, thể hiện tình yêu sâu nặng
với Hà Nội của nhà văn.
2. Giải thích sơ lược nhóm từ hạt bụi vàng : cách so sánh rất dộc đáo của nhà văn, thể hiện cái nhìn tự
hào, ngưỡng mộ, trân trọng đối với những gì quí giá, cần được nâng niu. Đặt trong mạch truyện, có thể liên
tưởng hạt bụi vàng – vẻ đẹp của bà Hiền, người Hà Nội, đã tích tụ, làm nên mỏ vàng trầm tích của bản sắc,
văn hoá Hà Nội.
3. Chứng minh nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng” của Hà Nội :
Bà Hiền – nhân vật trung tâm, thể hiện nhiều vẻ đẹp quí giá , đặc biệt là vẻ đẹp trong trong suy
nghĩ và ứng xử :


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status