Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia - pdf 27

Download miễn phí Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia



LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA
1. Hội nhập kinh tế quốc tế
2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia
PHẦN 2: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Giai đoạn đầu
2. Năm 2003
PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
2.Giải pháp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trang
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ế giới không thể không tham gia. Những tác động mà nó mang lại là vô cùng to lớn, tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài, nhưng ảnh hưởng tới muôn mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
phần 2
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
1. Giai đoạn đầu
Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Do phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh, nền kinh tế của chúng ta có xuất phát điểm rất thấp. Ngoài ra, những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo phát triển kinh tế, duy trì nền kinh tế tập trung quan liêu trong thời gian dài làm cho Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, uy tín của Đảng bị giảm sút nghiêm trọng trong những năm trước khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986).
Bởi vậy, tháng 12/1986, Đại hội Đảng 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế tập trung vào xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn 1986 – 1990 là giai đoạn sản xuất được phục hổi, kinh tế tăng trưởng và điều quan trọng hơn cả là chuyển đổi sang cơ chế mới cho dù vẫn còn tàn dư của cơ chế cũ trước khi khối Đông Âu tan rã.
Bước đột phá đáng kể tiến tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vào tháng 6/1991, Đại hội 7 của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả đổi mới và tiếp tục đề ra chính sách đối ngoài phù hợp với xu thế của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế nhằm tạo thế và lực, đồng thời chuẩn bị cho thu hút đầu tư nước ngoài trong thời kỳ đổi mới. Đây chính là những quyết sách vô cùng đúng đắn, một mặt, giúp Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng trầm trọng và mặt khác, tạo cơ sở cho giai đoạn phát triển mới cũng như hội nhập kinh tế quốc tế đưa đất nước đi lên với chiến lược “ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.
Giai đoạn 1991 - 1996 đã đạt được những thành tựu cơ bản như cơ chế quản lý đã thay đổi căn bản, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 8,2%), đạt kỷ lục thu hút vốn đầu tư nước ngoài 50%/năm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy lùi lạm phát và đặc biệt tăng cường kinh tế đối ngoại. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước, các trung tâm chính trị lớn trên thế giới. Đặc biệt, 7/1995, đánh dấu sự tích cực hội nhập của Việt Nam bằng bước ngoặt trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Cùng tháng này, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật, đồng thời bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ và tiến hành nộp đơn gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến cuối năm 1996, Việt Nam chính thức quan hệ với trên 120 nước, tổng vốn ODA giành cho chúng ta đạt mức 8,53 tỷ USD.
Tháng 6/1996, Đại hội Đảng 8 khẳng định quyết tâm một lần nữa đổi mới kinh tế toàn diện và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hệ thống tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Đây chính là những đường lối chỉ đạo hết sức sáng suốt của Đảng ta, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng 9 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 nhằm xây dựng Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đặt mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đồng thời không ngừng đẩy mạnh vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, gắn chặt nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Trên tinh thần đó, bản Phương hướng, Nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường kết cấu hạ tầng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền Cụ thể hoá với mục tiêu đặt ra, kinh tế Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,5%, gấp đôi so với năm 1995, kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt mức tăng 16%/năm, tăng dần tỷ trọng công nghiệp khoảng 38 - 39% , ngành dịch vụ 41 - 42%, ngành nông, lâm ngư nghiệp 20 - 21%. Để thực hiện được mục tiêu đó, hội nhập kinh tế quốc tế trở nên vô cùng cần thiết nhằm tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế cũng như thu hút mạnh đầu tư, hợp tác của nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời không ngừng chủ động hội nhập có hiệu quả.
2. Năm 2003
Là năm mà Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể. Đầu tiên phải kể đến thành công của vòng đàm phán thứ 7 gia nhập tổ chức WTO diễn ra vào tháng 12 năm 2003 mà thế giới đánh giá Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong chính sách kinh tế làm cơ sở cho kết hoạch và quyết tâm gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu này vào năm 2005 theo dự kiến. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam có thể khẳng định là gian nan và kiên trì trải qua gần 10 năm kể từ lần đầu tiên nộp đơn vào năm 1995. Sau đây là tiến trình của Việt Nam tiến tới gia nhâp WTO:
1995: Nộp đơn xin gia nhập WTO
8 - 1996: Cung cấp cho WTO về chế độ ngoại thương
7 - 1998: Tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tác về sự minh bạch hoá các chính sách thương mại
12 - 1998: Họp đa phương lần thứ hai
7 - 1999: Họp đa phương lần thứ ba
11 - 2000: Họp đa phương lần thứ tư về sự minh bạch chính sách kinh tế thương mại
4 - 2002: Họp phiên đa phương lần thứ năm (phiên đầu tiên về mở cửa thị trường)
5 - 2003: Phiên thứ sáu tiếp tục đám phán về mở cửa thị trường
12 - 2003: Họp phiên thứ 7.
Nếu là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Bởi vì, tổ chức này hiện có tới 148 thành viên, hàng hoá xuất khẩu của họ chiếm tới 97% tổng doanh thu xuất khẩu trên toàn thế giới. Việt Nam sẽ được hưởng các mức thuế thấp hơn nhiều so với hiện nay khi xuất khẩu hàng hoá sang các nước thành viên. Vì thế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lớn hơn và có nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm hơn. Đặc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status