Gợi ý giải đề Văn tuyển sinh lớp 10 chuyên tại TP HCM năm 2009 - Pdf 58

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYEN
MÔN THI : NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2009 - 2010
KHÓA NGÀY 24 /06/2009
Thời gian làm bài : 150 phút
(Không kể thời gian giao đề )
Câu 1 ( 8 điểm)
“Bước vào thế kỉ mới, … nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát
triển của đất nước”.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 ( 12 điểm)
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung
đại trong chương trình Ngữ văn 9.
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 - THPT CHUYEN
MÔN THI : NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2009 - 2010
KHÓA NGÀY 24 /06/2009
(Lưu ý : gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo)
Câu 1 ( 8 điểm)
HS có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau :
1. Giải thích câu nói :
- Thế kỉ mới : đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là
nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu …
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại : chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ,
tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại), Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu là
“ngoại” là các yếu tố nước ngoài.
- Nội dung câu nói : khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận
được , vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kì mới.
2. Chứng minh:
- Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kì đất nuớc ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế

theo quy luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản
chiếu xã hội phong kiến Việt Nam
- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9 : Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – trích Vũ trung
tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỉ XVIII), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái,
một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỉ XVIII), một số trích đoạn trong
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều (thế kỉ XIX). Đây là những tác phẩm văn học
trung đại ra đời trong thời kì xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện
thực được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hộị. Đó là
sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân
phận khổ đau của con người – nạn nhận của chính xã hội ấy.
2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt
Nam :
Tập trung vào những phương diện chính sau đây :
* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến :
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ : phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh
phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ : phản ánh cuộc
sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái : sự rối ren của xã hội phong kiến được phản
ánh thông qua số phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại
của bè lũ xâm lược …
- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) : phản ánh bản chất bất nhân, phi
nghĩa của bọn buôn người.
- Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều) : phản ánh sự tàn
ác, toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân.
* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ :
- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở
bến Hoàng Giang.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status