skkn một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ 24 36 tháng tuổi tại trường mầm non - Pdf 59

Một số biện pháp tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ 24-36 tháng
tuổi tại Trường mầm non
1. Lời giới thiệu:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, tôi là một giáo viên mầm non
không ngừng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho
bản thân mình những kiến thức cơ bản nhằm chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển
một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức là đủ
mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như: nhà trường, gia đình, xã hội và
môi trường mà trong đó tôi thấy yếu tố chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm
non là việc cần được quan tâm hàng đầu. Trẻ ở độ tuổi mầm non nói chung, đặc
biệt là trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng còn rất nhỏ, cơ thể bắt đầu phát triển nhanh,
mạnh về thể chất và tinh thần. Như chúng ta đã biết, bữa ăn- giấc ngủ đối với
con người vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng. Bởi sau
mỗi giờ ăn đầy đủ trẻ có sức khỏe, sau mỗi giấc ngủ, tinh thần của trẻ được sảng
khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Nên
mỗi chúng ta, đặc biệt là các cô giáo mầm non cần phát huy tốt vai trò người mẹ
thứ hai của trẻ chu đáo ở mọi lúc mọi nơi. Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no,
học hành đầy đủ và vui chơi thôi chưa đủ, mà trẻ cần được các cô giáo hướng
dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời, cần rèn cho trẻ có thói
quen ăn- ngủ đúng giờ.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến “Một số biện pháp
nhằm tổ chức tốt hoạt động ăn- ngủ tại lớp 2 tuổi tháng A- Trường mầm non
Hoa Hồng – Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Tên sáng kiến:


“Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động ăn- ngủ tại lớp 2 tuổi ATrường mầm non Hoa Hồng – Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đặng Thị Vân Anh.

chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ năm
2004 đến nay, cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng
việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần
thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi
hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình,
phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết
bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp
lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi
của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
7.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Căn

cứ

kế

hoạch

thực

hiện các chuyên

đề năm

học

2018-


nghiệm lẫn nhau. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc
thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ, có kế hoạch kiểm tra dự giờ, từ đó rút kinh
nghiệm cho giáo viên.


Giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương trẻ. Giáo viên
được đào tạo đạt chuẩn (trung cấp) và trên chuẩn (cao đẳng, đại học). Có lòng
yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc. Có lập trường tư tưởng vững vàng, yên
tâm công tác.
Đa số trẻ khỏe mạnh, trí tuệ phát triển bình thường. Trẻ nhận được sự yêu
thương, chăm sóc của người thân đầy đủ.
Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến lớp và các con, nhiệt tình phối hợp cùng
giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và ủng hộ đồ dùng trang thiết
bị phục vụ việc ăn ngủ bán trú của trẻ.
Lớp 2 tuổi A là lớp thực hiện lớp điểm toàn diện, bản thân tôi đã có nhận thức
đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động
ăn – ngủ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và tôi đi tập trung khai thác
chuyên đề này.
* Khó khăn:
Đặc điểm tình hình lớp: Đa số trẻ đi học lần đầu nên trẻ chưa có ý thức, trẻ chưa
có nền nếp trong các hoạt động, hay đi lại lung tung. Do đó các cô trong lớp
phải hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ từng ly từng tí để đưa trẻ vào nền nếp chung
của lớp. Tôi thấy đây là vấn đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi các cô phải nhiệt tình,
chăm sóc trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Một số phụ huynh có tâm lý nuông chiều con cái.
Đối với lớp tôi, đầu năm có một số cháu mới đi học, một số cháu tính tình nhút
nhát, một số cháu mang theo những thói quen sẵn có từ ở nhà hoặc ở các nhómlớp tư thục... nên việc ổn định tổ chức lớp để rèn nền nếp thói quen tốt trong các
hoạt động đầu năm gặp khó khăn. Các cháu cùng một độ tuổi nhưng vốn kinh
nghiệm và nhận thức của trẻ là khác nhau. Có nhiều cháu cá tính và hiếu động,
chưa tham gia vào việc ă- ngủ một cách có ý thức.

Trẻ khó ngủ

25/36=69,4%

11/36=30,6%

9/36=25,0%

27/36=75,0%

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát ta thấy: ở tất các nội dung khảo sát tỉ lệ
trẻ ăn hết suất chỉ chiếm 2/3 số trẻ trong lớp. Còn lại 1/3 số trẻ (11 cháu)


=30,6% là trẻ chưa ăn hết suất. Số trẻ ngủ ngon chỉ đạt 75%, còn lại là các cháu
khó ngủ (chiếm 25%)
Lý do: Trẻ mới đi học lần đầu còn bỡ ngỡ, chưa quen cô quen bạn, trẻ còn
nhút nhát chưa có nền nếp trong các hoạt động, chưa biết xúc ăn...
Vì vậy vai trò và trách nhiệm của cô giáo và gia đình là cần giúp trẻ hình thành
những nền nếp thói quen tốt trong các hoạt động. Khi trẻ đã quen với các hoạt
động ăn – ngủ ở lớp trẻ sẽ hứng thú hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
7.1.3. Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động ăn- ngủ tại lớp 2 tuổi ATrường mầm non Hoa Hồng (cơ sở 2)
7.1.3.1 Biện pháp 1: Tổ chức tốt hoạt dộng ăn- ngủ cho trẻ thông qua vịêc
chuẩn bị tổ chức hoạt động ăn- ngủ cho trẻ:
Trước khi vào giờ ăn cô giáo phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ phục
vụ giờ ăn như bát, thìa, đĩa để cơm rơi, khăn lau tay, khăn lau bàn.
Giáo viên cũng phải chuẩn bị tâm thế vui vẻ cho trẻ trước giờ ăn để bữa ăn của
trẻ được thoải mái, trẻ có thể ăn được nhiều, ăn ngon miệng. Cô cho trẻ ngồi
vào bàn sau đó cho từng bàn đi rửa tay (hoặc lau tay, lau mặt cho trẻ) để đảm
bảo vệ sinh. Sau đó đeo yếm cho trẻ để đảm bảo quần áo của trẻ được sạch sẽ.

trên đệm, mùa hè phòng ngủ có đủ quạt, điều hòa cho các cháu được mát ngủ
ngon giấc. Tôi luôn chú ý tránh không cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và
thẳng dưới quạt gió mạnh. Ngoài ra những ngày nóng bức, nhiệt độ cao, đề
phòng tình huống mất điện đột xuất, tôi đã chuẩn bị sẵn quạt để các cô phân
công quạt cho từng nhóm trẻ, như vậy trẻ sẽ không bị khó chịu và ngủ được yên
giấc.


7.1.3.2 Biện pháp 2: Tổ chức tốt hoạt động ăn-ngủ thông qua việc tổ chức giờ
ăn- ngủ đúng quy định:
Để giúp các cháu ngủ được sâu giấc, hàng ngày khi chăm sóc trẻ tôi đã
gần gũi với trẻ để tìm hiểu sinh lý của từng cháu, rồi từ đó nắm bắt được đặc
điểm riêng của từng trẻ như: cháu đổ mồ hôi trộm, cháu yếu thận, cháu hay giật
mình, cháu mới ăn ít, cháu mới ốm dậy, cháu khó ngủ, cháu mới đi học...Đối
với các cháu có những đặc điểm cá biệt trên, tôi đã phải cố gắng tìm ra các giải
quyết tốt nhất đó là: những cháu yếu thận, cháu hay đổ mồ hôi trộm, tôi xếp cho
các cháu nằm ngủ riêng 1 dãy để tiện việc chăm sóc khi cần thiết và nhắc trẻ đi
vệ sinh kịp thời, mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các cháu khác.Có
như thế người các cháu mới khỏe mạnh, ngủ ngon giấc và ngủ say.
VD: Là một cô giáo mầm non tôi biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đối với
các cháu mới đi học,trẻ chưa quen với nền nếp sinh hoạt của lớp, trẻ khóc, cô
giáo dỗ không nghe....Đối với các cháu này tôi luôn gần gũi, trò chuyện hỏi han
trẻ, để trẻ chóng quen, rồi dần dần đưa trẻ quen với giờ ngủ của lớp.
Chăm sóc tốt giấc ngủ của trẻ: Trong giờ ngủ của trẻ, tôi luôn có mặt tại
phòng ngủ để trông và quan sát trẻ ngủ, để sửa tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ
say trẻ thường đạp chăn, gác bạn…Trẻ nằm sấp không đúng tư thế tôi sửa lại
luôn cho cháu ngủ được thoải mái hơn. Có cháu ngủ say thường hay giật mình
hoặc mê sảng, khóc lóc...Những lúc như thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về để
cháu lại ngủ được tiếp.
VD: Trong giờ ngủ có trẻ cựa mình hoặc mở mắt tôi nhắc trẻ nhẹ nhàng và cho

tiếp trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức:
+ Qua giờ đón trả trẻ.
+ Trong các cuộc họp cha mẹ học sinh.


Với trách nhiệm của một cô giáo mầm non, người mẹ thứ hai của trẻ, cô giáo
cần thường xuyên theo dõi và nắm tình hình mọi tính cách của trẻ ở mọi hoạt
động trong ngày, tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn
trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để bồi dưỡng thêm cho trẻ khi ở gia đình.
Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất
trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
Ví dụ: Giáo viên động viên và khuyến khích phụ huynh cùng kết hợp với cô
trong việc rèn trẻ giờ ăn, giấc ngủ để trẻ ngủ đúng giờ và ăn đủ bữa, nhắc nhở
phụ huynh hãy rèn cho con mình thói quen vệ sinh, thói quen tự phục vụ bản
thân hay thói quen giữ gìn vệ sinh chung vứt rác vào đúng nơi qui định. Khi gia
đình và nhà trường cùng phối hợp với nhau trong việc rèn trẻ điều đó sẽ khiến
cho việc giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
Bảng kết quả khảo sát cuối năm- tháng 4/2019 như sau:
Tiêu chí giờ ăn

Tiêu chí giờ ngủ

Trẻ ăn hết suất

Trẻ chưa ăn hết suất Trẻ ngủ ngon

Trẻ khó ngủ

36/36=100%


chăn, đệm...cho trẻ.
Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải luôn luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày để
tạo cho trẻ 1 thói quen tốt.
- Cô giáo phải nhiệt tình, yêu thương trẻ hết lòng, chú ý chăm sóc trẻ tốt mọi lúc
mọi nơi.
- Nắm chắc quy định, quy chế tổ chức giờ ăn- ngủ của trẻ ở trường theo độ tuổi
và nắm được tâm sinh lý của từng cháu lớp mình. Tạo tâm thế tốt để trẻ yên
tâm, thích thú khi ăn- ngủ ở lớp.
- Cần quan tâm đến những trẻ cá biệt, trẻ ăn yếu, trẻ mới vào lớp để trẻ nhanh
chóng hòa nhập với các bạn trong lớp.
- Cô giáo phải nhạy bén, có những đề xuất kịp thời với ban giám hiệu nhà
trường để bổ sung những đồ dùng, tài sản còn thiếu để tổ chức hoạt động ănngủ cho trẻ được tốt.


- Giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn- ngủ của
từng trẻ trong ngày, để nhà trường cùng gia đình phối hợp chăm sóc- giáo dục
trẻ ngày càng tốt hơn.
- Giáo viên tự tin khi tổ chức hoạt động ăn- ngủ cho trẻ.
- Giáo viên có thể xử lý các tình huống sư phạm tốt hơn.
+, Đối với trẻ:
- Sức khỏe của trẻ được nâng cao rõ rệt từ khi đến lớp.
- Trẻ ngoan ngoãn, có nền nếp khi cô giáo tổ chức giờ ăn- ngủ.
- Trẻ hứng thú, vui vẻ, hào hứng tham gia hoạt động ăn- ngủ tại lớp
+, Đối với phụ huynh:
Phụ huynh yên tâm cho trẻ đến lớp, giao trẻ cho cô giáo, hiểu được tầm
quan trọng của hoạt động ăn- ngủ của con tại lớp, quan tâm đến trẻ nhiều hơn,
chủ động kết hợp với giáo viên để dạy nền nếp cho trẻ thêm tại gia đình.
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động ănngủ cho trẻ lớp 2 tuổi A” được áp dụng trong thực tế giáo dục học sinh của

cô giáo để dạy trẻ thực hiện tốt yêu cầu của việc rèn nền nếp giờ ăn- giấc ngủ
cho trẻ sao cho đạt hiệu quả cao.
Vận động phụ huynh tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa giáo dục,
ủng hộ cơ sở vật chất phục vụ việc ăn- ngủ bán trú của trẻ.


10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Từ thực tế nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt
động ăn- ngủ cho trẻ 2 tuổi A” mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả của sáng kiến
kinh nghiệm.
11. Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng áp dụng sáng kiến lần
đầu:

STT Họ và tên

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp
dụng sáng kiến

1

Đặng Thị Vân Anh Trường MN Hoa Hồng Một số biện pháp nhằm tổ
(cơ sở 2)

chức tốt hoạt động ănngủ

cho

trẻ

A- Trường mầm non Hoa
Hồng (cơ sở 2).

Vĩnh Yên, ngày.....tháng 4 năm 2019.
Ban giám hiệu:
kiến:

Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 4 năm 2019.
Tác giả sáng


Đặng Thị Vân Anh.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status