PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - Pdf 63

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN ĐÔNG HẢI
4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ
VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Trong hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay, các ngân hàng ngày một phát triển
mạnh mẽ, với nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ và nhiều hình thức thu hút khách
hàng rất hấp dẫn, đã tạo nên xu thế cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng. Suy cho
cùng đều nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu
tố làm phát sinh chi phí. Bởi vì đây là yếu tố tạo nên thế đứng vững vàng cho sự phát
triển cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Chính vì vậy, đối với NHN0&PTNT
tỉnh Bạc Liêu nói chung và NHN0&PTNT huyện Đông Hải riêng luôn đề ra các kế
hoạch trong tương lai nhằm phấn đấu để đạt được kết quả kinh doanh như mong nuốn
bởi vì đây là yếu tố phản ánh đúng nhất về chất lượng của ngân hàng.
Để đánh giá được khả năng hoàn thành kế hoạch đã đề ra của ngân hàng đến mức
độ nào và những kế hoạch đó có sát với thực tế hay không, em sẽ phân tích bảng số liệu
sau:
Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ
VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
Vốn huy động 30.974 31.555 40.289 56.265 60.000 38.315
Dư nợ cho vay 204.033 212.798 321.796 221.815 209.365 103.351
Tỷ lệ NX (%) 0,37 0,48 1,40 7,61 5,00 4,28
Thu nhập 19.671,2 20.544,2 23.148 24.061 24.547 23.528
Chi phí 18.564,1 19.312,1 20.150,2 20.973,2 21.000 18.648
Lợi nhuận 1.107,1 1.232,1 2.997,8 3.087,8 3.547 4.880

Mục đích lớn nhất của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải khi chủ động
giảm dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản là hạn chế rủi ro tín dụng. Bởi vì
đây là ngành kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khách quan, rất khó lường
trước những rủi ro mà nó mang lại. Biết trước điều này, ngân hàng đã tìm nhiều biện
pháp nhằm giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mặc
dù vậy, tỷ lệ này trong năm 2005 vẫn rất cao, trên mức tối đa mà ngân hàng cấp trên
cho phép. Điều này phản ánh một thực tế là ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều
khoản nợ còn tồn đọng từ cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 năm 1997 và những
khoản đầu tư trong năm 2004 chưa thu hồi được; Đồng thời còn nói lên sự thích ứng
chưa kịp thời của ngân hàng khi phải đối mặt với những biến động bất thường. Vì vậy,
đã có sự chênh lệch quá lớn giữa thực tế và kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu trong năm 2005.
Tuy nhiên, đến năm 2006, tình hình đã trở nên tốt đẹp hơn khi ngân hàng đã hoàn thành
tốt mục tiêu đề ra trong việc giảm nợ xấu, đạt 116,82% kế hoạch và càng đáng mừng
hơn khi tỷ lệ nợ xấu đã thấp hơn mức 5% theo quy định của ngành ngân hàng.
Cùng với việc giảm dư nợ cho vay như trên, doanh thu của đơn vị cũng bị ảnh
hưởng đáng kể nhưng với sự chủ động của mình, ngân hàng đã tăng cường hơn nữa các
nguồn thu ngoài tín dụng như kinh doanh ngoại tệ, thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng
khác nữa như bảo hiểm, bảo lãnh dự thầu,...Vì vậy, doanh thu vẫn tăng trong 2 năm
2004 và 2005, chỉ giảm nhẹ trong năm 2006.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Huy động vốn là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá
trình tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế, quá trình cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc huy động vốn của
các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lãi
suất huy động, thu nhập của các tầng lớp dân cư, uy tín của ngân hàng, tốc độ phát triển
kinh tế của địa phương,…Do đó, các ngân hàng cần phải tập trung mọi nguồn lực để
hoàn thành tốt mục tiêu huy động vốn của mình. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Đông Hải cũng không phải ngoại lệ. Mọi thành viên của đơn vị luôn ý
thức được tầm quan trọng và những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc này. Họ
luôn cố gắng để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Dưới đây là tình hình huy động vốn

đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho
việc thanh toán không dùng tiền mặt. Loại tiền gửi này thu hút nhiều cá nhân và đơn vị
mở tài khoản thanh toán nên số dư tăng. Khách hàng của loại tiền gửi này là Kho bạc
Nhà nước huyện, Bảo hiểm xã hội, Bưu điện, Điện lực,... Đến năm 2006, tuy tiền gửi
nói trên vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 52%) nhưng số tiền huy động được đã
giảm đi trông thấy, với tốc độ giảm là 56%. Đó là một hướng đi đúng đắn của ngân
hàng bởi vì nếu chủ yếu tập trung vào huy động tiền gửi không kỳ hạn thì nguồn vốn
của đơn vị sẽ không ổn định, việc sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Chính vì vậy, ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào huy động tiền gửi có kỳ hạn.
Và điều đáng mừng là số tiền huy động được từ loại tiền gửi này không ngừng tăng lên,
trong đó tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên luôn tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn
tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, có năm tốc độ tăng trưởng đã lên đến 117%. Đồng
thời, nó cũng chiếm tỷ trọng càng cao hơn trong tổng nguồn vốn qua 3 năm (2004 -
2006), lần lượt là 12%, 15% và 38%, trong khi tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 5%,
5% và 10%.
Để làm được điều này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Đông Hải luôn quan tâm đến công tác huy động vốn. Họ đã áp dụng mức lãi suất linh
hoạt và hấp dẫn theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, dưới nhiều
hình thức khác nhau. Ngân hàng đã huy động các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng trở lên, thu hút nhiều lượng khách hàng mở tài
khoản tiền gửi tại đơn vị. Cùng với đó, chi nhánh còn mở rộng thể thức tiền gửi tiết
kiệm bậc thang lũy tiến theo số dư tiền gửi và theo thời gian gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2
tháng,...24 tháng. Với sự tiện lợi của thể thức tiết kiệm này, khách hàng có thể rút vốn
bất cứ lúc nào và được hưởng lãi suất theo số dư tiền và theo thời gian gửi, thu hút
lượng khách hàng gửi tiền nhiều vào loại này.
Như vậy, đến với Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải, khách hàng sẽ được
hưởng những dịch vụ tốt nhất vì mục tiêu của ngân hàng dành cho khách hàng là “Gửi
tiền càng nhiều lãi suất càng cao, gửi tiền càng dài lãi suất càng lớn”, với phương châm
“Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
4.2.2. Phân tích huy động vốn theo tính chất nguồn vốn

số dư chỉ còn 19.316 triệu đồng , giảm so với năm 2005 là 56,91%.
Tuy nhiên, đây không phải là nguồn huy động chính của ngân hàng mà đơn vị chủ
yếu tập trung huy động tiền gửi từ dân cư. Thực tế cho thấy việc huy động lượng tiền
gửi này không ngừng tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng trưởng nhanh trên 60%. Và
nó cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua 3 năm (từ 2004 đến 2006), lần lượt là 22,23%;
25,07% và 48,81%. Như vậy, trong năm 2006, cơ cấu nguồn vốn đã từng bước được
điều chỉnh tương đối phù hợp khi tiền gửi dân cư đã chiếm tỷ lệ gần bằng tiền gửi từ tổ
chức kinh tế - xã hội. Lý giải cho điều này là ngân hàng đã có nhiều chương trình huy
động dự thưởng từ dân cư như: “Gửi tiền tiết kiệm dự thưởng trúng vàng 3 chữ “A””,
và còn nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như “Khi khách hàng gửi tiền đủ
30 triệu đồng hoặc 2.000USD sẽ được tặng ngay 50.000 đồng tiền mặt”. Bên cạnh đó,
đội ngũ nhân viên ngân hàng luôn ân cần, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng, và đối
với những món tiền lớn, ngân hàng sẽ tổ chức nhận tiền tận nhà.
Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn của ngân hàng qua
3 năm (2004 – 2006), ta có thể quan sát thêm đồ thị dưới đây:
Hình 5: HUY ĐỘNG VỐN THEO TÍNH CHẤT NGUỒN VỐN
Tóm lại, với kết quả huy động vốn như trên, ta thấy tiền gửi dân cư và tiền gửi có
kỳ hạn đang và sẽ là những nguồn huy động chính của ngân hàng. Thực hiện tốt định
hướng này, tình hình nguồn vốn của đơn vị sẽ ổn định hơn và uy tín của chi nhánh đối
với khách hàng sẽ được nâng cao hơn. Qua đó, năng lực cạnh tranh của đơn vị càng
được tăng cường. Vì vậy, kết quả kinh doanh của đơn vị cũng vì thế mà hiệu quả hơn.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
Với nguồn vốn huy động được, sau khi đã trích lập dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh
toán theo quy định, ngân hàng sẽ tập trung để cho vay. Việc sử dụng nguồn vốn này
hiệu quả bao nhiêu sẽ quyết định đến chất lượng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Để
hiểu rõ được vấn đề nêu trên, em sẽ đi sâu phân tích tình hình cho vay và thu nợ của chi
nhánh.
4.3.2. Phân tích tình hình doanh số cho vay của ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng

công nghiệp vì đây là hình thức nuôi tôm cần nhiều vốn và rủi ro rất cao, chỉ cần một
vụ thất bại coi như người dân đã trở thành tay trắng.
4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
DSCV
2004 2005 2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Số tiền % Số tiền %
Hộ GĐ,CN,
THT 108.741 129.696 105.490 20.955 19,27 -24.206 -18,66
DNNN 0 0 0 0 0 0 0
DNNQD 0 80 500 80 - 420 525
Hợp Tác Xã 415 290 290 -125 -30,12 0 -100
Tổng cộng 109.156 130.066 106.280 20.910 19,16 -23.786 -18,29
Nguồn: Phòng tín dụng
Do kinh tế hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác là thành phần kinh tế chủ lực của
huyện nên doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng rất cao
trong tổng doanh số cho vay. Và nó cũng tăng trưởng không ổn định, năm 2005 so với
2004 thì tăng trưởng 19,27%, nhưng năm 2006 so với 2005 lại giảm 18,66%, theo sự
tăng giảm của dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Bên cạnh
đó, ngân hàng còn cho vay nhiều thành phần kinh tế khác nữa như cho vay Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã. Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu
như năm 2005 chỉ quan hệ tín dụng với 1 doanh nghiệp, với doanh số cho vay là 80
triệu đồng thì sang năm 2006 đã quan hệ tín dụng được 3 doanh nghiệp, đạt doanh số
cho vay 500 triệu đồng, tăng trưởng 525%. Còn đối với thành phần kinh tế Hợp tác xã,

tăng giảm của ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi. Sở dĩ có tình trạng này là do ngân
hàng đang từng bước giảm cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế rủi
ro. Đồng thời, đóng góp một phần không đáng kể vào sự tăng giảm nêu trên còn là
doanh số cho vay của ngành muối, đó là doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này phù hợp
với tình hình sản xuất muối của địa phương, là những vụ sản xuất ngắn ngày. Ngoài ra,
ta cũng thấy doanh số cho vay của lĩnh vực đánh bắt thủy sản mới là không có. Nguyên
nhân là sau khi cơn bão số 5 năm 1997 qua đi, nhiều chiếc thuyền đánh bắt xa bờ bị hư
hỏng nặng, người dân không mặn mà với việc đánh bắt nữa. Vả lại, muốn mang lại hiệu
quả cao cho công việc này cần phải đầu tư những con tàu công suất lớn, vốn nhiều nên
vượt quá khả năng đáp ứng của đơn vị.
Cuối cùng, đối với ngành Thương nghiệp – Dịch vụ và Cho vay đời sống, ngân
hàng đã đầu tư theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu như ngành Thương nghiệp –
Dịch vụ là những món cho vay ngắn hạn thì cho vay đời sống thường là những khoản
đầu tư trung, dài hạn. Đây là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với thực tế của ngân


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status