TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC - Pdf 64

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ( NHN
O
& PTNT )
- Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập 01/01/1997 theo nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, là
một tỉnh trung du có cả đồng bằng trung du và miền núi, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, liền kề với sân bay Quốc
tế Nội Bài, nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng (có các trọng điểm kinh tế: Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh) với các tỉnh miền núi phía Bắc và xa hơn nữa là Trung Quốc, một thị trường rộng lớn
và nguồn hàng hoá phong phú, thuận lợi cho sự phát triển. Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.371,48
km2. Trong đó đất nông nghiệp là 66.018,83 ha, đất lâm nghiệp là 30.236,08 ha, đất chuyên dùng là 19.589,39
ha, đất ở là 5.249,69 ha, đất chưa sử dụng là 16.047,01 ha. Dân số toàn tỉnh là 1.148.371 người, bình quân mật
độ dân số là 837 người/km2. Lực lượng lao động khá dồi dào cho sự phát triển kinh tế. Từ năm 2000 trở lại đây
cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp - nông, lâm nghiệp - du lịch và dịch vụ).
Tổng sản phẩm GDP tăng bình quân hằng năm là 16%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân qua các năm là
20,987 triệu USD. Thu ngân sách năm 2003 đạt 1.650 tỷ đồng, thì đến năm 2005 đạt 3.700 tỷ đồng. Bình quân
thu nhập đầu người là 470 USD người/năm. Hoạt động tín dụng Ngân hàng trên địa bàn tỉnh có nhiều tiến bộ,
đáp ứng nhu cầu vốn cho thanh toán, đầu tư tín dụng góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn huy
động tại địa phương tăng bình quân hàng năm đạt 23%, khối lượng tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế,
phục vụ sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm tăng 28%. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung toàn tỉnh dưới
5%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh chóng, đến cuối năm 2005 số hộ nghèo chỉ còn chiếm 8% tổng số hộ trong
toàn tỉnh.
Tuy vậy, về cơ bản Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo. Nhiều vấn đề bức xúc về kinh
tế, xã hội đang đặt ra đòi hỏi cần phải giải quyết. Những khó khăn chủ yếu của
tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là:
- Kinh tế tăng trưởng ở tất cả khu vực, các ngành và các thành phần kinh tế,
song tốc độ chưa cao, chưa đồng đều, còn nhiều yếu tố chưa ổn định vững chắc,
có ngành và thành phần tăng trưởng rất cao như công nghiệp, xây dựng tăng
55% trong năm 2005 nhưng bên cạnh đó dịch vụ chỉ tăng 7,6% nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ tăng 4,3% nên chưa tạo được bước nhảy vọt về kinh tế.
- Lực lượng sản xuất nhỏ bé, phân tán, sản phẩm thiếu cạnh tranh trên thị
trường. Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 897 doanh nghiệp, trong đó có 52

thành lập đầu năm 1997 cùng với sự tái lập tỉnh Vĩnh Phúc với nguồn vốn 115
tỷ đồng, dư nợ 222 tỷ đồng, nợ quá hạn 5 tỷ đồng chiếm 2,2 % dư nợ và 340
lao động.
Sau 9 năm đi vào hoạt động đến nay bộ mặt của NHNo&PTNT Tỉnh đã có nhiều thay đổi đáng kể.
- Về mạng lưới hoạt động
- Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc đã thực hiện mở rộng mạng
lưới kinh doanh. Đến nay ngoài 1 hội sở chính, tại tỉnh có 3 ngân hàng cấp II
trực thuộc tỉnh, 8 ngân hàng huyện, và 15 ngân hàng cấp III với 406 cán bộ.
- Tổng số cán bộ công nhân viên 406 người, trình độ chuyên môn, có 4 cán
bộ có trình độ trên trên Đại học, 223 cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng và
một số đang theo học Đại học tại chức, còn lại là trung cấp, sơ cấp.
- Với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc là an
toàn và hiệu quả phấn đấu trở thành ngân hàng loại I, ngân hàng đứng hàng đầu
trong tỉnh, vì sự thành đạt của khách hàng và mọi doanh nghiệp dựa trên việc
kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng theo đúng chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Cho đến nay Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã nhanh
chóng bắt kịp với những biến động của thị trường và thực hiện đúng chức năng
của một Ngân hàng thương mại, trở thành ngân hàng lớn nhất kinh doanh có
hiệu quả, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, nhất là kinh tế
nông nghiệp nông thôn ở Vĩnh phúc.
- Từ một ngân hàng nhỏ bé cả về màng lưới về qui mô nguồn vốn dư nợ và
nguồn lực tài chính, đến nay Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã có một hệ
thống ngân hàng cấp I, cấp II, cấp III từ Tỉnh đến tất cả các huyện, thị xã và các
vùng kinh tế tập trung trong toàn tỉnh, đã có tổng nguồn vốn gần 2000 tỷ đồng,
trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương 1.700 tỷ đồng, có tổng dư nợ 1.870
tỷ đồng, lợi nhuận làm ra năm 2005 là 35 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu
nhập cho 406 lao động, xu hướng phát triển vững chắc, ổn định, thành quả của
ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã khẳng định quyết tâm trong chỉ đạo điều
hành của Ban lãnh đạo, sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân
viên, tin tưởng thời gian tới sự nghiệp của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh phúc sẽ

- Kinh doanh dịch vụ: Thu phí dịch vụ thanh toán, thu, chi, tiền mặt mua, bán vàng bạc,
máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá
được bằng tiền, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác, cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng No & PTNT Việt Nam cho phép.
- Cân đối, điều hành kinh doanh nội tệ ngoại tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực
thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện hoạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT.
- Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình
thức đầu tư khác với các doanh nghiệp.
- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (nếu được Tổng giám đốc
NHNo&PTNT giao).
- Thực hiện kiểm tra, tổ chức, cán bộ đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền
của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm
vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tổ chức, phổ biến, hướng dẫn pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và Ngân hàng
No & PTNT liên quan đến hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng No & PTNT.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch
kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT và kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội địa phương.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất
của Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc
* Cơ cấu bộ máy GIÁM ĐỐC
P. GĐ
phụ trách

doanh
Phòng
vi
tính
P. kế
toán
&
ngân
quỹ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status