Luận văn "Quản lý tiền lương và tiền công tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê" - Pdf 67

Luận văn
Quản lý tiền lương và tiền công tại
Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê
Khoá luận tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó luôn được xã hội quan
tâm bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Tiền công có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với người lao động vì nó là nguồn thu nhập quan trọng giúp
đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì tiền công chiếm một phần đáng kể trong
chi phí sản xuất, và đối với một đất nước thì tiền công là sự cụ thể hóa quá
trình phân phối của cải vật chất do chính người trong xã hội tạo ra.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sức lao động trở thành hàng
hóa thì tiền công là yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền công là một nhân tố vật chất quan trọng
trong việc kích thích người lao động tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, động viên người lao động nâng cao trình độ lành nghề, gắn trách nhiệm
của người lao động với công việc để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chính vì tầm quan trọng của nó mà mỗi xí nghiệp, công ty hiện nay cần
phải áp dụng hình thức trả công và quản lý công như thế nào cho nó phù hợp
với tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thu
được hiệu quả kinh tế cao và là đòn bẩy mạnh mẽ kích thích đối với người lao
động.
Trong thời gian thực tập tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê em đã đi
sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài :"Quản lý tiền lương và tiền công tại Công
ty KTCT thuỷ lợi La Khê" làm khoá luận tốt nghiệp.
Nội dung của khóa luận được trình bày ở 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương và tiền công
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tiền công tại Công ty
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

thời kỳ và cách tiếp cận khác nhau.
Đối với thành phần kinh tế nhà nước tư liệu lao động thuộc sở hữu nhà
nước, tập thể lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người bán sức lao
động, làm thuê cho nhà nước và được nhà nước trả công dưới dạng tiền
lương. Ở đây, tiền lương mà người lao động nhận được là số tiền mà các
doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức nhà nước trả theo hệ thống
thang bảng lương của nhà nước quy định. Còn trong các thành phần, khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh, sức lao động đã trở thành hàng hóa vì người lao
động không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng, họ là
người làm thuê cho các ông chủ, tiền lương do các xí nghiệp, tổ chức ngoài
quốc doanh trả nhưng việc trả lương ấy lại chịu tác động chi phối của thị
trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này vẫn nằm trong khuôn khổ
pháp luật và theo chính sách hướng dẫn của nhà nước, nhưng những thỏa
thuận cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có tác động trực
tiếp đến phương thức trả lương. Thời kỳ này sức lao động được nhìn nhận
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
thực sự như một hàng hóa, do vậy tiền lương không phải một cái gì khác mà
chính là giá cả của sức lao động.
Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức
lao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khi thực
hiện quá trình sản xuất. Sức lao động là hàng hóa cũng như mọi hàng hóa
khác, nên tiền công là phạm trù trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động.
Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội thì tiền lương là một phạm trù
kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành
phần hiện nay.
Với quan điểm mới này tiền lương đã đánh giá đúng giá trị sức lao
động, tiền tệ hóa tiền lương triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả

lương danh nghĩa của mình. Do đó tiền lương thực tế không những liên quan
đến tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của
giá cả hàng hóa và các công việc phục vụ.
Tóm lại, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động khi hoàn thành công việc nào đó. Tiền lương được biểu hiện
bằng giá cả sức lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lượng
lao động cũng như mức độ phức tạp, chất độc hại của công việc... để tính
lương cho người lao động. Tuy nhiên, trong bước đầu thay đổi hệ thống tiền
lương dẫ dần theo kịp những yêu cầu đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế nói
chung cũng như doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn chi tiết về tiền lương và các chế độ thực hiện trong mỗi doanh
nghiệp, thể hiện là Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về chế độ tiền lương mới
trong doanh nghiệp. Như vậy, tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao
động, chỉ có như vậy, tiền lương mới phát huy hết được những vai trò to lớn
của nó trong mỗi doanh nghiệp nói chung và trong nền kinh tế nói riêng.
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
1.1.2. Vai trò của tiền lương và tiền công trong doanh nghiệp
Như ta đã biết, tiền lương là thù lao trả cho người lao động, trong
doanh nghiệp nó đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người lao
động làm việc có hiệu quả nhất, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Khi
lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các mức lương thỏa đáng, nó
sẽ tạo ra sự gắn kết cộng động giữa người sử dụng lao động và người lao
động, tạo cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, tự giác hơn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà kinh tế gọi
là “phản ứng dây chuyền tích cực của tiền lương”.
Mặt khác tiền lương với tư cách là giá trị đầu vào quan trọng, là khoản
mục lớn trong giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một
yếu tố của chi phí sản xuất, mục đích của nhà sản xuất, là tối thiểu hóa chi
phí, còn đối với người lao động, tiền lương là mục đích và là lợi ích của họ.

phối theo lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà người lao
động đã cống hiến để trả lương cho họ không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân
tộc...
Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn mức tăng
của tiền lương bình quân.
Đây là nguyên tắc quan trọng của tổ chức tiền lương, vì có như vậy mới
tạo cơ sở cho việc giảm giá thành, hạ giá cả và tăng tích lũy.
Nguyên tắc này xuất phát từ 2 cơ sở sau:
- Do các nhân tố tác động tới năng suất lao động (NSLĐ) tiền lương là
khác nhau: tác động tới NSLĐ chủ yếu là các nhân tố khách quan như thay
đổi kết cấu nguồn lực, thay đổi quy trình công nghệ. Các nhân tố này làm
tăng NSLĐ mạnh mẽ hơn các nhân tố chủ quan. Các nhân tố tác động tới tiền
lương bình quân là các nhân tố chủ quan như người lao động tích lũy được
kinh nghiệm sản xuất nâng cao được trình độ lành nghề, các nhân tố khách
quan thì tác động ít và không thường xuyên. Ví dụ như: cải cách chế độ tiền
lương, thay đổi các khoản phụ cấp.
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
- Do yêu cầu của tái sản xuất mở rộng cho nên tốc độ tăng sản phẩm
khu vực I (khu vực sản xuất các TLSX) phải lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm
của khu vực II (khu vực các TLTD). Tốc độ tăng của tổng sản phẩm xã hội
(I+II) lớn hơn tốc độ tăng của khu vực II làm cho năng suất lao động xã hội
phải tăng lên nhanh hơn sản phẩm của khu vực II tính bình quân trên đầu
người lao động (cơ số của lương thực tế). Ngoài ra sản phẩm của khu vực II
không phải đem toàn bộ để nâng cao tiền lương thực tế mà còn phải trích lại
một bộ phận để tích lũy. Vì vậy, muốn tiền lương của công nhân viên không
ngừng nâng cao thì năng suất lao động cũng không ngừng nâng cao và phải
tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của tiền lương.
Như vậy, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ
doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì không còn con

và tiền lương thì đòi hỏi các cấp quản trị của công ty phải nghiên cứu đầy đủ
các yếu tố sau đây:
-Luật lao động: đó là các chính sách của Nhà nước và pháp luật quy
định về mức lương tối thiểu, cách trả lương, thang lương, bảng lương. Mỗi
một quốc gia đều có bộ luật lao động riêng để bảo vệ quyền lợi cho cả người
lao động và người sử dụng lao động.
- Thị trường lao động: hiện nay, do sự tồn tại của thị trường lao động
nên vai trò điều phối lao động của tiền lương thể hiện ngày càng rõ nét. Vì
vậy tuỳ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường lao động mà doanh
nghiệp có thể điều chỉnh mức lương cho phù hợp.
-Mức giá cả sinh hoạt: tiền lương phải phù hợp với giá cả sinh hoạt, đó
là quy luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Như chúng ta đã biết, tiền
lương thực tế tỉ lệ nghịch với giá cả sinh hoạt và tỉ lệ thuận với tiền lương
danh nghĩa.
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
Do đó mức giá cả sinh hoạt tăng lên thì tiền lương thực tế giảm xuống.
Vì vậy các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa để đảm bảo đời
sống cho công nhân.
-Vị trí địa lý: sự chênh lệch tiền lương luôn tồn tại giữa các khu vực địa
lý khác nhau, cùng một công việc, cùng một ngành nghề nhưng ở những nơi
khác nhau mức lương sẽ khác nhau. Lý do chung là do giá cả sinh hoạt ở các
nơi đó là khác nhau. Các doanh nghiệp nên lưu ý đến yếu tố này để chi trả
lương cho hợp lý.
- Năng suất lao động trong ngành và các hình thức khuyến khích hoàn
thành công việc trong ngành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Các hình
thức thưởng tiền cho công nhân khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc trả
lương theo phần trăm số sản phẩm làm được sẽ giúp thu hút nhân viên và tạo
động lực cho họ hăng say làm việc.
- Công đoàn: là một thế lực rất mạnh mà các cấp quản trị phải thoả

xác định theo các trình tự sau:
* Phân tích công việc:
- Tiến hành thống kê đầu tư các công việc theo từng chức danh đang sử
dụng trong doanh nghiệp.
- Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để
xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh
công việc và xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh
nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất, điều kiện làm việc cần thiết
của từng công việc.
* Đánh giá giá trị công việc:
Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để
xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành
nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm.
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
Các bước đánh giá giá trị công việc như sau:
- Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ
yếu về: kiến thức, kỹ năng, trí lực, thể lực và cường độ lao động, môi trường,
trách nhiệm. Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, doanh nghiệp xác định cụ thể
các yếu tố thành phần theo các mức độ từ thấp đến cao. Các yếu tố công việc
là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc trong doanh nghiệp.
- Lựa chọn các vị trí để đánh giá: trên cơ sở danh sách các yếu tố công
việc, đánh giá giá trị công việc cho từng vị trí riêng biệt trong doanh nghiệp,
đồng thời so sánh các yêu cầu chuyên môn của từng vị trí.
- Đánh giá và cho điểm các mức độ của các yếu tố để đánh giá và cho
điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang
điểm cho các yếu tố phù hợp với công việc.
- Cân đối thang điểm giữa các yếu tố nhằm đánh giá mức độ phức tạp
hay giá trị của mỗi yếu tố trong tổng thể các yếu tố cấu thành công việc từ đó
điều chỉnh lại thay đổi cho hợp lý.

cuối mỗi năm có tổng kết xem quỹ lương báo cáo đã thực chi hết bao nhiêu.
Quỹ lương kế hoạch là tổng số tiền lương dự tính theo cấp bậc mà
doanh nghiệp, cơ quan dùng để trả lương cho công nhân viên chức theo số
lượng và chất lượng lao động khi họ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều
kiện bình thường. Quỹ tiền lương kế hoạch là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền
lương.
Quỹ tiền lương báo cáo là tổng số tiền thực tế đã chi, trong đó có những
khoản không được lập trong kế hoạch nhưng phải chi cho những thiếu sót
trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không
bình thường mà khi lập kế hoạch chưa tính đến.
1.3.2.2. Cách xác định quỹ tiền lương
* Xác định quỹ lương kế hoạch: quỹ lương kế hoạch được xác định theo
công thức sau:
∑V
KH
= [L
đb
x TL
min DN
x (H
cb
+ H
pc
) + V
vc
] x 12 tháng
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
Trong đó:
∑V

DG
x C
SXKD
)

+ V
pc
+ V
BS
+ V
TG
Trong đó:
∑V
BC
Tổng quỹ tiền lương năm báo cáo
V
DG
Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao
C
SXKD
Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hóa
thực hiện hoặc doanh thu
V
pc
Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không
tính trong đơn giá theo quy định, tính theo số lao động
thực tế được hưởng với từng chế độ.
V
BS
Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng với doanh nghiệp

Mức lao động của đơn vị sản phẩm.
+ Đơn giá tính trên doanh thu
V
đg
=
Trong đó:
V
KH
Quỹ tiền lương kế hoạch
DT
KH
Doanh thu kế hoạch
+ Đơn giá tính trên tổng thu trừ tổng chi
V
ĐG
=
+ Đơn giá tính trên lợi nhuận.
V
ĐG
=
Trong đó:
LN
KH
Lợi nhuận kế hoạch
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
Căn cứ theo 4 phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, cơ cấu tổ
chức và đặc điểm riêng của từng đơn vị, doanh nghiệp tiến hành xây dựng
đơn giá tiền lương theo quy định (Thông tư số 13/BLĐTB&XH ngày
10//1997). Các doanh nghiệp có các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì xây dựng

chính xác.
Công thức tính như sau:
L
TT
= L
CB
x T
Trong đó:
L
TT
Lương thực tế người lao động nhận được.
L
CB
Lương cấp bậc tính theo thời gian
T Thời gian lao động thực tế
Có 3 loại lương theo thời gian giản đơn là:
- Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc.
- Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc
thực tế trong tháng.
- Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng.
Chế độ tiền lương này có nhiều hạn chế vì tiền lương không gắn với kết
quả lao động, nó mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp
lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất của máy
móc thiết bị để tăng năng suất lao động.
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
- Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian
và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy
định. Chế độ trả lương này thường được áp dụng đối với công nhân hụ làm

nó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau đây:
+ Phải xây dựng các định mức lao động có căn cứ khoa học.
+ Đảm bảo phục vụ tốt nơi làm việc.
+ Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động.
Tiền lương trả theo sản phẩm là một hình thức cơ bản đang được áp
dụng trong các khu vực sản xuất vật chất hiện nay. Việc tính lương cho người
lao động được căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm.
L
SP
= ĐG x M
H
Trong đó:
L
SP
Lương trả theo sản phẩm
ĐG Đơn giá sản phẩm
M
H
Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ
So với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo
sản phẩm có ưu điểm hơn hẳn. Quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số
lượng và chất lượng lao động, gắn tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh
của mỗi người. Do vậy, kích thích người lao động nâng cao chất lượng lao
động, khuyến khích họ học tập về văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao
trình độ lành nghề của mình. Trả lương theo sản phẩm giúp cho cán bộ quản
lý công nhân và kết quả sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy
công tác quản lý, rèn luyện đội ngũ lao động có tác phong làm việc tốt.
Dưới đây là các chế độ trả lương của hình thức trả lương theo sản
phẩm:
* Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.

công và kết quả lao động.
Nhược điểm:
- Dễ làm, công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất
lượng của sản phẩm.
- Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt, người lao động sẽ ít quan
tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.
* Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân
cùng thực hiện.
Đơn giá tiền lương tính theo công thức sau:
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
ĐG =
ĐG = ∑ L x T
Trong đó:
ĐG Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
∑L Tổng số tiền lương tính theo cấp bậc công việc
Q Mức sản lượng
T Mức thời gian
Tổng số tiền lương của cả nhóm là:
L
tt
= ĐG x Q
tt
Trong đó:
L
tt
Tiền lương sản phẩm tập thể của cả tổ, nhóm
ĐG Đơn giá một đơn vị sản phẩm tính theo tập thể
Q

L
gt
Lương của công nhân hưởng theo lương sản phẩm gián
tiếp.
ĐG Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp
Q Số sản phẩm mà công nhân chính sản xuất được.
Tiền lương của công nhân phụ cũng có thể tính bằng cách lấy % hoàn
thành vượt mức sản lượng của công nhân chính với cấp bậc của công nhân
phụ.
Ưu điểm:
Do tiền lương của công nhân phụ lệ thuộc vào mức năng suất của các
công nhân chính mà người đó phục vụ, do đó đòi hỏi công nhân phụ phải có
trách nhiệm và tìm cách phục vụ tốt cho công nhân chính hoàn thành nhiệm
vụ.
Nhược điểm:
Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào sản lượng của công nhân
chính nên nó phụ thuộc vào trình độ lành nghề, thái độ làm việc của công
nhân chính. Vì vậy chế độ tiền lương này không đánh giá chính xác năng lực
của công nhân phụ.
* Chế độ lương khoán
Chế độ tiền lương này áp dụng cho những công việc nếu làm riêng từng
chi tiết, từng bộ phận công việc theo thời gian thì không có lợi về mặt kinh tế
và thời gian không đảm bảo, đồng thời công việc đòi hỏi một tập hợp nhiều
SV: Nguyễn Thị Phương Nga K45 QTKD
Khoá luận tốt nghiệp
loại công việc khác nhau theo yêu cầu hoàn thành đúng thời hạn. Chế độ trả
lương này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong
nông nghiệp. Đơn giá khoán có thể tính theo đơn vị công việc cần hoàn thành
hoặc theo cả khối lượng hay công trình.
Ưu điểm:

* Chế độ tiền lương theo sản phẩm lũy tiến
Chế độ này được áp dụng ở những khâu trọng yếu trong sản xuất bởi vì
giải quyết được công việc ở khâu này sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở
những khâu khác có liên quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của
doanh nghiệp.
Với chế độ này những sản phẩm nằm trong mức quy định được trả theo
đơn giá cố định, những sản phẩm vượt mức được tính theo đơn giá lũy tiến.
Đơn giá lũy tiến được tính dựa vào đơn giá cố định và có tính đến tỷ lệ tăng
đơn giá. Công thức tính tỷ lệ tăng đơn giá được xác định theo công thức sau:
K = x 100
Trong đó:
K Tỷ lệ đơn giá hợp lý
D
CD
Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành
SP
T
C
Tỷ lệ về số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp
dùng để tăng đơn giá.
D
1
Tỷ trọng của tiền công công nhân sản xuất trong giá thành
sản phẩm khi hoàn thành vượt mức 100%
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau:
∑L = (P x Q
1
) + P x K (Q
1
- Q


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status