Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo! (Phần đầu) - Pdf 67

Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo!
(Phần đầu)

Trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng thành công với dự án
kinh doanh của mình. Nếu bạn đã từng thất bại, bạn thử dành chút ít thời gian
vàng ngọc để nhìn lại dự án đó và đối chiếu nó với những yếu tố dưới đây, xem

đã đủ chưa, có cần bổ sung gì không? Rất có thể bạn sẽ rút ra cho mình một vài
kinh nghiệm khá bổ ích nào đó.
1/ Vốn:
Yếu tố vốn cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình lập dự án. Để đi đến
thành công thì dĩ nhiên điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất là bạn cần có đủ
vốn, cả về tiền mặt cũng như các loại hình vốn khác. Quy định pháp luật của nhiều
nơi yêu cầu chủ doanh nghiệp có một lượng vốn pháp định nhất định. Mặt khác,
một dự án kinh doanh cần có một số vốn cần thiết để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ
khi cần. Tại Mỹ, pháp luật thường quy trách nhiệm cụ thể cho chủ doanh nghiệp,
những người chịu trách nhiệm về vấn đề vốn. Nếu một chủ doanh nghiệp thất bại
trong việc cung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh và sau đó bóp méo tình
hình tài chính của công ty trước các chủ nợ, toà án có thể cho phép các chủ nợ thu
hồi toàn bộ số tiền cho vay trước thời hạn từ một hay nhiều công ty của chủ doanh
nghiệp.
Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp không nên khiến các nhà đầu tư hiểu nhầm
về số lượng vốn cần thiết cho việc bắt đầu và thực hiện dự án kinh doanh. Nếu chủ
doanh nghiệp “gạ gẫm” những khoản tiền từ các nhà đầu tư mà không trên cơ sở
số vốn thực tế của vốn dự án, chẳng hạn như “Chúng tôi chỉ cần duy nhất 50.000
USD để khởi động hoạt động kinh doanh trong vòng 12 tháng” – và sau đó, cùng
với thực tế hoạt động đầu tư, chủ doanh nghiệp lại cho rằng lượng vốn đó chưa đủ
và yêu cầu nhà đầu tư tiếp tục bỏ ra những khoản tiền mới thì pháp luật cho phép
các nhà đầu tư có thể yêu cầu lấy lại khoản tiền đầu tư của mình trực tiếp từ tay
chủ doanh nghiệp. Pháp luật rất coi trọng những gì mà chủ doanh nghiệp đã cam
kết về số vốn góp ban đầu.

công dự án. Trách nhiệm có thể bao gồm các chức năng từ việc phát triển sản
phẩm, thuê nhân công, thử nghiệm sản phẩm, bán hàng, marketing và quản lý tài
chính. Một khi xác định được những điều này, dự án kinh doanh của bạn có thể
phân định rõ trách nhiệm cho các nhà quản lý hay các bộ phận chuyên môn riêng
biệt. Luật pháp nhiều nơi thường đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với trách nhiệm
quản trị như việc thông qua quyết định, ký và đóng dấu, cấp phép,… Một công ty
sẽ giảm thiểu sai sót trong hoạt động quản trị nếu phân định một cách chính xác
trách nhiệm của các nhà quản lý. Cũng như vậy, chủ doanh nghiệp sẽ hạn chế
được nhiều rủi ro liên quan đến công tác quản lý.
4/ Rủi ro bồi thường thiệt hại
Dự án kinh doanh cần đưa ra được những dự đoán hợp lý về các trường hợp
bồi thường thiệt hại phát sinh trong hoạt động thường nhật. Đôi khi, nếu không
lường trước, công ty có thể bị thiệt hại khá lớn khi phải bồi thường trong nhiều
trường hợp như khách hàng bị thương gây ra bởi sản phẩm của công ty, những sai
sót trong sản phẩm, dịch vụ của công ty, các điều khoản bảo hành chưa hợp lý,
những sai sót từ nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu, máy móc hay dịch vụ hay
những thiếu sót đối với những nghĩa vụ ghi trong hợp đồng.
Để tránh những khoản tiền bồi thường quá lớn, chủ doanh nghiệp trong mỗi
dự án kinh doanh của mình cần lường trước các rủi ro có thể gặp phải, vạch ra
những kế hoạch dự tính để giảm thiểu tác động tiêu cực của các rủi ro này, chẳng
hạn như tính đến việc mua bảo hiểm trách nhiệm, sử dụng quyền từ chối bảo hành
trong một số trường hợp, thuê luật sư để duyệt lại các văn bản, thiết kế các chương
trình thử nghiệm sản phẩm,… Việc phân tích rủi ro bồi thường này sẽ giúp chủ
doanh nghiệp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh khi
công ty phải bồi thường do một sai sót nào đó. Hơn thế nữa, sự phân tích và vạch
kế hoạch này sẽ giảm bớt lo lắng của các nhà đầu tư, chủ nợ và đối tác kinh doanh.
5/ Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn muốn có một dự án
kinh doanh hoàn hảo. Trên thương trường, các rủi ro kinh doanh thường xuyên
xuất hiện và có những tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro kinh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status