Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai - Pdf 68

Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 1)
Một cuộc nghiên cứu gần đây đã tiến hành phỏng vấn sâu 202
nhà lãnh đạo tiềm năng hàng đầu của các tổ chức, được lựa
chọn từ khắp nơi trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo tiềm năng này đã được hỏi về sự khác biệt giữa
nhà lãnh đạo trong tương lai với nhà lãnh đạo trước đây và hiện
nay. Kết quả là, theo họ, nhà lãnh đạo tương lai được xem là
người có khả năng xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên
ngoài tổ chức. Những kỹ năng này vốn chỉ được xem là tương đối
quan trọng thì sẽ trở nên đặc biệt quan trọng đối với lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo tương lai cần xây dựng 6 mối quan hệ trong đó
có 3 mối quan hệ trong tổ chức (với các giám sát viên trực tiếp, với
đồng nghiệp và với các nhà quản lý) và 3 mối quan hệ bên ngoài
(với khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh).
Hợp tác với các giám sát viên trực tiếp
Những quan điểm trước đây về việc nhân viên sẽ gắn chặt với tổ chức đang thay đổi nhanh
chóng. Nhân viên ngày nay không còn trông đợi tổ chức sẽ mang đến cho họ những việc làm ổn
định nữa. Hầu hết những nhà lãnh đạo tiềm năng trên khi được hỏi đều tự xem họ như những “tác
nhân tự do” chứ không phải những nhân viên theo cách hiều truyền thống.
Họ thấy người lãnh đạo trong tương lai là một người có thể phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có
lợi và là người nhạy cảm với các nhu cầu phát triền cá nhân. Đó không chỉ là mong muốn mà còn
là trách nhiệm của lãnh đạo với tổ chức. Nói một cách đơn giản, họ cho rằng nhà lãnh đạo tương
lai sẽ giống như đối tác chứ không như ông chủ.
Một trong những thách thức lớn cho việc lãnh đạo trong tương lai là quản lý những nhân viên giỏi.
Những người giám sát và cung thấp thông tin cho lãnh đạo về nhân viên sẽ rất cần thiết. Đôi khi,
những nhân viên giỏi thậm chí còn hiểu rõ công việc mình làm hơn cả người giám sát của họ. Do
vậy, những người giám sát và cung cấp thông tin như thế sẽ phải được xem là đối tác của lãnh
đạo. Nếu không xem những giám sát viên này là những đối tác tốt, lãnh đạo sẽ không bao giờ có
được những nhân viên giỏi.
Hợp tác với các "đồng nghiệp lãnh đạo"
Một trong những thách thức lớn của nhà lãnh đạo trong tương lai là phá bỏ những ranh giới. Nhà

không nắm rõ về khách hàng bằng người quản lý thấp hơn. Lãnh đạo ở tất cả các cấp bậc được
đào tạo theo quan điểm: “Khi việc điều hành của bạn không làm hài lòng khách hàng, bạn không
có cơ hội thử thách, không có quyền thử thách mà có bổn phận phải thử thách”. Triết lý này đã
dạy cho các nhà lãnh đạo ở tất cả các bộ phận có được mối quan hệ tốt và có trách nhiệm với
những nhà quản lý của họ.
Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 2)
Xây dựng các mối quan hệ tốt với lãnh đạo các bộ phận,
với các nhà quản lý trong tổ chức là việc mà các nhà lãnh
đạo tương lai nên làm. Bên cạnh đó, việc tạo dựng quan hệ
ở bên ngoài tổ chức cũng quan trọng không kém.
Xây dựng quan hệ với khách hàng
Khách hàng ngày nay có xu hướng mua những giải pháp tích
hợp thay vì những sản phẩm ít chức năng. Họ muốn xem các
nhà cung cấp sản phẩm cho họ là đối tác hơn là những người
bán hàng.
Các tổ chức hiện đang chú trọng xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình, do
vậy lãnh đạo các tổ chức cũng cần hiểu khách hàng của mình kỹ lưỡng hơn. Lãnh đạo của các tổ
chức phải biết hy sinh những lợi ích nhỏ vì những lợi ích lớn. Nói ngắn gọn, họ cần hành động
giống như những bạn hàng.
Xây dựng quan hệ với các hãng cung cấp
Các nhà lãnh đạo cũng cần phải thay đổi mối quan hệ với những người cung cấp. Một ví dụ điển
hình là tập đoàn máy tính hàng đầu thế giới IBM: việc phát triển kinh doanh của IBM hiện nay có
sự kết hợp chặt chẽ với các sản phầm và dịch vụ vốn không thuộc hãng này. Trước đây chẳng ai
biết đến các sản phẩm và dịch vụ thuộc IBM thì bây giờ chúng trở nên phổ biến, mang lại lợi ích
cho khách hàng và tất nhiên cho cả IBM. Một xu hướng tương tự cũng đang diễn ra đối với ngành
dược và bưu chính viễn thông.
Trước đây, khi một công ty nào đó có một loại sản phẩm độc quyền thì việc lãnh đạo tạo quan hệ
với các nhà cung cấp không những bị xem là thừa mà còn bị xem là “cõng rắn cắn gà nhà”. Các
công ty lúc đó giảm tối đa giá mà các nhà cung cấp đưa ra để có thể tăng lợi nhuận. Nếu nhà lãnh
đạo của công ty đó làm bạn với các nhà cung cấp, họ dễ bị xem là “giúp đỡ kẻ thù” hoặc có lợi ích


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status