MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC - Pdf 75

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC
3.1. Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính năm 2008 của Công ty Cổ phần Tập
đoàn công nghệ CMC
Mặc dù tình hình kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn như: lạm phát tăng cao, chi
tiêu công bị cắt giảm, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, lãi suất tăng cao, tỷ giá và ngoại hối
biến động khó lường…nhưng với sự chỉ đạo kịp thời và đúng hướng của Hội đồng quản
trị, sự điều hành linh hoạt, quyết liệt của Ban điều hành cũng như nỗ lực không mệt mỏi
của toàn thể cán bộ nhân viên, Tập đoàn Công nghệ CMC đã vượt qua năm 2008 với
những kết quả hết sức khả quan. Tất cả các công ty thành viên đều có sự tăng trưởng mạnh
về doanh thu và lợi nhuận sovới năm 2007 và hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm
với tỷ lệ rất đáng khích lệ.
Về kết quả kinh doanh:
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn (bao gồm doanh thu nội bộ) đạt 2.353 tỷ đồng, hoàn
thành 103% kế hoạch năm 2008, tăng trưởng hơn 53% so với năm 2007.
Đi đôi với tăng trưởng về doanh thu, năm 2008 lợi nhuận trước thuế CMC đạt 111,24
tỷ đồng (2007: 90,02 tỷ đồng), tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm 2007.
Tình hình tài chính năm 2008 của Tập đoàn CMC nhìn chung rất khả quan.
Về cấu trúc tài chính, quy mô vốn và tài sản của công ty đều tăng thể hiện sự mở rộng
về thị phần cũng như quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn
Tài sản ngắn hạn tăng là một minh chứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được mở
rộng, doanh thu tăng trưởng trong năm. Vì thế tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài
sản ngắn hạn khác đều tăng, riêng có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm nhưng đây
lại là chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty. Năm 2008 chứng kiến nhiều công ty
trong đó có cả những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thua lỗ nặng do hoạt động đầu
tư tài chính mà chủ yếu là đầu tư chứng khoán. Với CMC, có thể thấy hoạt động luôn bám
sát các lĩnh vực thuộc thế mạnh và truyền thống của mình mà không đầu tư dàn trải ra
nhiều ngành nghề lĩnh vực khác, điều này càng chứng minh chiến lược đúng đắn mà công
ty đã đề ra là: Phát triển mạnh mẽ 3 trụ cột chiến lược gồm Công nghệ thông tin, viễn
thông và Thương mại điện tử bằng phương thức không ngừng sáng tạo, đổi mới trong
nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ cao. Song các khoản phải thu và hàng tồn

nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giảm, đồng thời
mức độ phụ thuộc về tài chính với chủ nợ tăng lên.
Về tình hình Công nợ:
Một ưu điểm có thể nhận thấy đó là doanh nghiệp từ chỗ bị chiếm dụng vốn (năm
2007) chuyển sang đi chiếm dụng vốn, đây là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện
nay, trong sản xuất kinh doanh càng chiếm dụng được nhiều vốn càng tốt, nhưng cũng
phản ánh việc trả nợ của doanh nghiệp kém đi, có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh
nghiệp.
Tiến hành phân tích cụ thể tình hình thanh toán với khách hàng lại cho thấy doanh
nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, công tác quản lý và thu hồi nợ của Công ty
chưa thực sự hiệu quả dẫn đến vốn bị ứ đọng và làm giảm hiệu quả kinh doanh của công
ty. Bên cạnh đó, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng giảm nhưng không đáng kể, xét
trong điều kiện kinh tế hiện nay thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, so sánh thời gian một
vòng quay nợ phải thu khách hàng lại lớn hơn rất nhiều so với thời gian một vòng quay nợ
phải trả người bán, càng khẳng định việc thu hồi nợ khách hàng của Công ty kém.
Như vậy, việc công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng là do công ty vay
nợ nhiều, nếu không có sự cân đối trong quá trình chiếm dụng vốn của các đối tượng khác
nhau công ty sẽ dễ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh và dẫn đến những rủi ro
khác.
Về khả năng thanh toán:
Nhìn chung khả năng thanh toán năm 2008 của công ty giảm. Cụ thể, các chỉ tiêu về
khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty cuối năm đều giảm so với đầu năm, đó là do có
sự biến động của tài sản ngắn hạn trong năm, song khả năng thanh toán nhanh vẫn được
đảm bảo. Khả năng thanh toán ngắn hạn còn ở mức thấp nhưng so sánh với doanh nghiệp
cùng lĩnh vực ( FPT ) thì đây là tình trạng chung của ngành. Bên cạnh đó, độ dài chu kỳ
kinh doanh tăng, là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán giảm đồng
thời phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty giảm, vì vậy các nhà quản trị cần phải lưu ý
trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh để tăng khả năng thanh toán cho công ty .
Khả năng thanh toán dài hạn của công ty cũng có xu hướng giảm nhưng vẫn đảm bảo,
đặc biệt mặc dù vay nợ nhiều nhưng công ty vẫn thừa khả năng chi trả các khoản lãi vay,

chung và thị trường CNTT nói riêng. Suy thoái toàn cầu và khủng hoảng tài chính sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường CNTT Việt Nam vẫn là thị
trường mới nổi, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân vẫn còn rất lớn. Vì
vậy Tập đoàn CMC cần có những biện pháp và chiến lược cụ thể hơn nữa để phát triển sản
xuất kinh doanh cũng như cải thiện tình hình tài chính của công ty, bao gồm tình hình công
nợ, khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có:
Thứ nhất, công ty cần có biện pháp tăng tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Mở
rộng bán hàng, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn đối với các đội thủ cạnh tranh để
mở rộng thị trường. Đồng thời có thể bán chịu dài thời gian cho khách hàng hơn để giữ
khách hàng nếu như khách hàng là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu cung cấp đều đặn
hoặc những doanh nghiệp đưa ra những đảm bảo an toàn cho giao dịch mua bán. Tuy nhiên
cũng cần phải xem xét thời gian bán chịu để khong ảnh hưởng đến tình hình thu hồi nợ
khách hàng.
Điều quan trọng hơn đó là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng
hàng hóa, dịch vụ bán ra, đồng thời có chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh góp phần
tiêu thụ hàng hóa tốt hơn, cụ thể:
-Tăng cường đầu tư về nhân lực, phát triển sản phẩm và dịch vụ, tăng cường quan hệ
đối tác trong mảng dịch vụ tích hợp hạ tầng và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, thuế, hải quan, viễn thông, giáo dục. Bên cạnh đó cần phát
triển mạnh dịch vụ phần mềm cho doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, tập trung vào các
doanh nghiệp sản xuất, phân phối.
-Nâng cao năng lực phát triển phần mềm theo yêu cầu, thông qua việc tiếp tục hoàn
thiện hệ thống kiểm soát chất lượng và đào tạo nội bộ nhân viên.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status