Tài liệu Thươnng mại điện tử doc - Pdf 84

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ
THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
1.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC KHÁI NIỆM:
1.1. Khái niệm thương mại điện tử:
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Thương mại điện tử” nhưng nhìn chung
lại chúng tôi có thể nêu ra hai quan điểm lớn trên thế giới được nêu ra sau đây:
o Thứ nhất, thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ
mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
chất thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp
hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy
thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư;
cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức
khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng
đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”.
Như vậy có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh
vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực
áp dụng của Thương mại điện tử.
o Còn theo Ủy ban châu Âu, tổ chức này đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như
sau:
“Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các phương
tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình
ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử,
mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên
mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng,
các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin,
dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và

phụ thuộc vào mức độ số hóa của sản phẩm, dịch vụ mua bán, quá trình mua bán và cơ
quan vận chuyển và giao nhận hàng.
o Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: Thương mại điện tử là diễn ra ở hầu hết
khắp các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển đồng thời tạo nên bản
sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi nền kinh tế thế giới.
o Từ góc độ kinh doanh viễn thông: Thương mại điện tử là việc chuyển giao công nghệ
thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện thoại, mạng máy tính
hoặc bất kỳ phương tiện điện tử nào khác.
o Từ góc độ quá trình kinh doanh: Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ để tự
dộng hóa các giao dịch kinh doanh và các dòng chu chuyển sản phẩm.
o Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: Thương mại điện tử là phương tiện để các doanh nghiệp,
người tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn năng cao chất
lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.
o Từ góc độ trợ giúp trực tuyến: Thương mại điện tử cung cấp khả năng mua và bán sản
phẩm thông tin trên Internet và dịch vụ trực tuyến khác.
Tóm lại, những khái niệm được nêu lên ở trên đã nêu lên một cách toàn diện về khái niệm
thương mại điện tử. Tựu chung lại, thương mại điện tử có thể được hiểu theo định nghĩa sau
đây:
“Thương mại điện tử (Electronic commerce – EC) là một khái niệm được dùng để mô tả quá
trình mua, bán, trao đổi hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các phương
tiện điện tử (cụ thể như: mua bán qua mạng Internet, điện thoại, fax, …)”
1.2. Các đặc trưng của Thương mại điện tử:
Được biết đến như một hình thức giao dịch thương mại hiện đại, thương mại điện tử thu hút
người sử dụng nó bởi chính những điểm ưu việt và chỉ có nó mà không một loại hình dịch vụ
thương mại truyền thống nào có thể làm được. So với các hoạt động thương mại truyền thống,
Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
• Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Thông qua các phương tiện điện tử và những
thông tin được số hóa, người mua cũng như người bán có thể giao tiếp một cách “trực
tiếp” với nhau. Chẳng hạn thông qua một máy tính cá nhân được kết nối mạng Internet,

dịch thương mại điện tử.
• Thương mại điện tử phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử
dụng. Để phát triển thương mại điện tử cần phải xây dựng và không ngừng nâng cao
trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử
như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với các cơ sở dữ liệu thông tin toàn
cầu. Cùng với cơ sở mạng, thương mại điện tử cần có đội ngũ nhân viên không chỉ
thành thạo về công nghệ mà còn có kiến thức về quản trị kinh doanh nói chung, về
thương mại nói riêng.
• Thương mại điện tử phụ thuộc mức độ số hóa (thương mại số hóa). Tùy thuộc vào mức
độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa với nền kinh tế toàn cầu mà
thương mại điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao. Cấp độ thấp nhất là sử
dụng thư điện tử, đến Internet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ
trực tuyến đến xây dựng các Website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng
các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử.
• Thương mại điện tử có tốc độ nhanh. Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước của
quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính. Ngôn ngữ của công
nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài của các “văn bản giao dịch”. Các dịch vụ
phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian
soạn thảo, giao tiếp và ký kết các văn bản giao dịch điện tử. Tất cả những điều này đã
làm cho thương mại điện tử đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo
nên tính cách mạng trong giao dịch thương mại.
1.3. Lợi ích của thương mại điện tử:
1.3.1. Lợi ích đối với tổ chức:
Thương mại điện tử mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu. Với một lượng vốn tối
thiểu, các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với nhiều khách hàng, lựa chọn được
nhà cung cấp tốt nhất và xác định được đối tác kinh doanh phù hợp nhất.
Thương mại điện tử làm giảm chi phí thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin.
Chẳng hạn, áp dụng đấu thầu mua sắm điện tử, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí quản trị
mua sắm đến 85%. Trong thanh toán, nhờ sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, công ty
có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giấy, thương mại điện tử tạo ra khả năng chuyên

những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân khách hàng.
Thương mại điện tử làm giảm thời gian từ khi thanh toán tiền đến khi nhận được hàng hóa dịch
vụ.
Thương mại điện tử kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động những dự án kinh
doanh mới, tăng khả năng thành công của các phương án kinh doanh nhờ thay đổi quy trình cho
hợp lý, tăng năng suất của người bán hàng, trang bị kiến thức cho người lao động, đặc biệt là
lao động quản lý.
Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết
các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì việc sử dụng Internet như là các hợp đồng mua
bán thì rẻ hơn rất nhiều so với các hợp đồng thông thường khác.
Thương mại điện tử cũng góp phần thể hiện hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản hóa quá trình kinh doanh, rút ngắn chu
kỳ và thời gian trao nhận hàng hóa, tăng năng suất,loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn,
giảm chi phí vận tải, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong
ngày,7 ngày trong tuần và tất cả các tuần trong năm và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Khách hàng có thể lựa
chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự động đến các siêu thị. Lựa chọn các
loại sản phẩm khác nhau, từ hàng điện tử lâu bền cho đến một món quà sinh nhật.
Thương mại điện tử làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ họ nhận
được thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc vào vị trí địa lý của người cung ứng
và có thể so sánh để lựa chọn người cung ứng nhanh nhất, giá cả phù hợp nhất. Trong một
trường hợp đặc biệt là các sản phẩm số hóa, thương mại điện tử có khả năng giao hàng rất
nhanh cho khách hàng.
Thương mại điện tử tạo khả năng cho khách hàng tham gia vào những cuộc đấu giá sản phẩm
trên mạng.
Thương mại điện tử tạo điệu kiện để các khách hàng tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng
kinh doanh thương mại điện tử nhằm trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh.
Thương mại điện tử thúc đẩy cạnh tranh trên phạm vi quốc tế và từ đó làm giá thành hạ, khách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status