Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Viện luyện kim đen" - Pdf 84

LỜI NÓI ĐẦU
Để nước ta có thể thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá thì chúng ta phải chú trọng nhiều tới quản trị nhân lực, vì nguồn nhân
lực là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển đó.
Một doanh nghiệp, hay một tổ chức, để có được một đội ngũ nhân
viên đắc lực hay một lực lượng lao động hùng hậu, thì điều trước tiên
doanh nghiệp đó hay tổ chức đó phải làm là phải có nghiệp vụ quản lý giỏi,
phải có khoa học trong công tác quản trị nhân lực. Đó là nắm được yếu tố
con người là đã nắm trong tay được hơn nửa thành công.
Tổ chức và quản lý để tối ưu hoá, năng suất lao động và nghiệp vụ chủ
yếu của quản trị nhân lực và đồng thời quản trị nhân lực còn tạo ra được
động lực thúc đẩy nhân viên nâng cao năng suất lao động, sáng tạo trong
công việc. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới hơn nữa
công tác quản trị nhân lực trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt
là trong các doanh nghiệp Nhà nước với mong muốn góp một phần nhỏ
trong công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung và công
tác quản trị nhân lực của Viện luyện kim đen nói riêng, cùng với một số
kinh nghiệm ít ỏi trong đợt thực nghiệm em chọn đề tài:
"Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực
ở Viện luyện kim đen".
1
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
I. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1. Bản chất:
- Ở bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức dù lớn hay nhỏ thì yếu tố
con người luôn được coi trọng nhất, bởi nó quyết định phần lớn thành công
hay thất bại của một tổ chức. Bởi vậy mà quản trị nhân lực là một yếu tố
không thể thiếu được trong sự quản lý đó.
- Quản trị nhân lực là: Tổng thể các hoạt động nhằm thu hút hình
thành, xây dựng, sử dụng và duy trì phát triển một lực lượng lao động có

vậy mà nguồn nhân lực là một nguồn vốn quý giá.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
- Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ
bản sau:
+ Phân tích công việc và đánh giá công việc
+ Tuyển dụng lao động, thuyên chuyển và đề bạt người lao động
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
+ Thù lao lao động, chế độ khen thưởng.
1. Phân tích công việc
3
Phân tích công việc là một nhiệm vụ không thể thiếu được của một
nhà quản trị, đó là khâu đầu tiên của quá trình tuyển dụng, phân tích công
việc là cơ sở là nền tảng cho quá trình sử dụng nhân lực có hiệu quả sau
này.
Phân tích công việc là quá trình thu thập những tư liệu và đánh giá
một cách có hệ thống liên quan đến một việc cụ thể nhằm làm rõ bản chất
của từng công việc.
Phân tích công việc cung cấp cho các nhà quản trị tóm tắt về nhiệm vụ
của công việc nào đó trong mối tương quan của công việc khác.
Tiến trình công việc được phân tích thực hiện qua các bước cơ bản,
mô tả công việc, xác định công việc, đề ra các tiêu chuẩn về nhân sự, đánh
giá công việc và xét lại công việc.
2. Tuyển dụng lao động:
Tuyển dụng lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
quản trị nhân lực cũng như trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi tuyển dụng lao động là quá trình lựa chọn những người lao động phù
hợp, phát hiện tiềm năng lao động theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Trong tuyển dụng lao động cần phải làm tốt yêu cầu tuyển dụng,
phải gắn với mục tiêu xuất phát từ kế hoạch lao động của người tuyển
dụng.

doanh nghiệp cùng với nhu cầu tuyển dụng, với cách đó doanh nghiệp sẽ
5
tìm được những ứng cử viên có triển vọng ngay từ khi còn đang ngồi trên
ghế nhà trường.
+ Qua các cơ quan tuyển dụng: thị trường lao động phát triển thì càng
có nhiều tổ chức chuyên trách về tuyển dụng nhân sự như các Trung tâm tư
vấn việc làm, tuỳ theo các hình thức hoạt động mà những Trung tâm trên sẽ
đảm nhận các khâu tuyển dụng thông qua các Công ty, doanh nghiệp tổ
chức đang cần người.
+ Ngoài ra công tác tuyển chọn còn thông qua những người quen biết
giới thiệu.
- Tuyển chọn con người vào làm việc phải gắn với sự đòi hỏi của công
việc trong doanh nghiệp.
- Yêu cầu của tuyển chọn con người vào làm việc trong doanh nghiệp
phải là: tuyển chọn những người có trình chuyên môn cần thiết, có thể làm
việc đạt tới năng suất lao động, hiệu suất công tác tốt.
- Tuyển được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công
việc, với doanh nghiệp.
- Tuyển được những người có đủ sức khoẻ, làm việc lâu dài trong
doanh nghiệp với nhiệm vụ được giao.
- Nếu tuyển chọn không kỹ, tuyển chọn sai, tuyển theo cảm tính hoặc
theo một sức ép nào đó sẽ dẫn đến hậu quả nhiều mặt về kinh tế và xã hội.
- Tuyển chọn nhân lực được tiến hành qua nhiều phương pháp trắc
nghiệm.
- Trắc nghiệm trí thông minh, về sự quan tâm đến công việc, về nhân
cách v.v..
- Một số doanh nghiệp khi tìm người làm những chức vụ quan trọng
hay đòi hỏi những người có tính năng làm việc, họ thường tham khảo
6
những ý kiến của người quen, bạn bè, hay nhân viên đang làm việc trong

những chức năng họ được giao, thích ứng với sự thay đổi, công nghệ khoa
học kỹ thuật cao.
- Lý do chính mà nhiều doanh nghiệp cần phải phát huy trong công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hay (quản lý nhân lực giỏi) là để đáp
ứng nhu cầu có tồn tại hay phát triển của tổ chức hay doanh nghiệp đó.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp phát
triển, làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
4. Thù lao - lao động:
- Thù lao lao động được biểu hiện là tổng các khoản mà người lao
động nhận được từ phía người sử dụng lao động thông qua quan hệ việc
làm của họ với tổ chức.
Thù lao lao động bao gồm:
+ Thù lao cơ bản: Là phần thù lao cố định còn gọi là thù lao cứng mà
người lao động nhận được một cách thường kỳ dưới dạng tiền công hay
tiền lương.
+ Thù lao phần mềm: gọi là các khoản khuyến khích, đó là các khoản
ngoài tiền công hay tiền lương để trả cho người lao động thực hiện tốt công
việc nhằm khuyến khích họ tăng năng suất lao động, các khoản này thông
thường là tiền thưởng, tiền hoa hồng, tiền phân chia kết quả sản xuất.
+ Phúc lợi xã hội cho người lao động: đó là phần thù lao gián tiếp
được trả cho người lao động dưới dạng hỗ trợ nhằm đảm bảo cho cuộc sống
8
của người lao động bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ
phụ cấp khác, các chế độ nghỉ ngơi v.v..
- Thù lao lao động là phần vô cùng quan trọng, khuyến khích sự nhiệt
tình của người lao động thù lao lao động tuân theo chế độ quy định tiền
lương của Nhà nước, nó phải hấp dẫn, khuyến khích được người lao động,
tạo động lực để công nhân viên làm việc.
- Đảm bảo tính công bằng: Thù lao phải gắn với kết quả làm việc với

gang thép, cán và gia công kim loại và hợp kim đặc biệt.
+ Biên soạn và nghiên cứu các tiêu chuẩn, các sản phẩm thuộc ngành
luyện kim đen.
+ Xây dựng qui trình phân tích hoá học và cấu trúc của kim loại và
nguyên liệu.
10
+ Tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất gang thép hợp kim và hợp
kim đặc biệt, nhận sản xuất và cung ứng các mặt hàng thép hợp kim, Fê Rô
hợp kim và thép xây dựng.
+ Mức vốn doanh nghiệp tại thời điểm năm 2002 là 21.925.000đ
Trong đó: - Vốn pháp định : 15.925.000.000
- Vốn ngân sách : 1.635.000.000
- Vốn tự bổ sung : 3.524.000.000
- Vốn khác : 0
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN LUYỆN
KIM ĐEN
- Viện luyện kim đen là một doanh nghiệp nhà nước
- Được phép kinh doanh các ngành nghề luyện thép, gang, hợp kim,
sản xuất các mặt hàng thép hợp kim, Fê Rô, hợp kim và thép xây dựng,
thép sử dụng trong chấn thương chỉnh hình.
1. Cơ cấu tổ chức:
- Với nhiệm vụ công tác quy hoạch, nghiên cứu thiết kế, thí nghiệm,
các công trình, mỏ luyện kim, công tác tổ chức được hình thành ở các khối.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Viện
11
Viện trưởng
Các trưởng phòng
Phòng
TC-KT
Phòng

- Thiết kế năng lượng
- Thiết kế xây dựng
- Thiết kế cơ khí
- Dự toán
12
- Can in
- Đội khảo sát
* Khối thực nghiệm
- Xưởng tuyển khoáng
- Xưởng hoàn nguyên
- Xưởng cơ điện
- Với quy mô tổ chức đã đáp ứng được quy hoạch thiết kế, khôi phục,
mở rộng khu gang thép Thái Nguyên va tiếp quản các nhà máy ở phía Nam
sau ngày giải phóng.
- Nghiên cứu các lĩnh vực thép, gang, vật liệu nguyên liệu phục vụ
luyện kim trước mắt cũng như phục vụ cho sự nghiệp phát triển ngành công
nghiệp hiện nay ở nước ta.
* Năm 1996: Viện cùng một số cơ quan sát nhập trở thành Viện của
Tổng công ty thép Việt Nam.
- Với chức năng nhiệm vụ: Tham gia xây dựng phương hướng chiến
lược và kế hoạch phát triển ngành luyện kim.
- Nghiên cứu triển khai các vấn đề khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực
luyện kim trước mắt cũng như phục vụ cho sự nghiệp phát triển ngành công
nghiệp hiện nay ở nước ta.
* Năm 1996: Viện cùng một số cơ quan sát nhập trở thành Viện của
Tổng công ty thép Việt Nam.
- Với chức năng nhiệm vụ: Tham gia xây dựng phương hướng chiến
lược và kế hoạch phát triển ngành luyện kim.
- Nghiên cứu triển khai các vấn đề khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực
luyện kim đen bao gồm:

- Chức năng nhiệm vụ: Là một tổ chức có chức năng tham mưu giúp
đỡ cho Viện trưởng những vấn đề về việc giải quyết, vấn đề khoa học công
nghệ - kỹ thuật công nghệ mới về luyện kim.
+ Nhiệm vụ: Giúp cho Viện trưởng về việc giải quyết, đổi mới công
tác, khoa học công nghệ và kỹ thuật, tư vấn và xem xét giúp Giám đốc việc
đầu tư công nghệ kỹ thuật mới.
- Tổ chức xét duyệt các luận chứng khoa học - công nghệ, các đề tài
nghiên cứu, các tiêu chuẩn trước khi đưa ra duyệt ở cấp trên, tổ chức xét
duyệt và quản lý các hoạt động khoa học công nghệ, các phát minh, các
sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
* Phòng tổ chức hành chính:
* Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là Phòng chuyên môn, có
chức năng tham mưu giúp Viện trưởng, Đảng uỷ điều hành lĩnh vực tổ
chức bộ máy cán bộ và lao động, tiền lương và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, các chính sách đối với người lao động, thanh tra, quốc phòng, an
ninh và bảo vệ chính trị nội bộ.
- Tham mưu giúp cho Viện trưởng theo dõi, phối hợp các mặt hoạt
động của Viện, công tác văn thư lưu trữ, thư viện, thi đua khen thưởng, bảo
vệ, y tế, tự vệ, quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, bảo đảm điều
kiệm làm việc cho cán bộ đi công tác.
15
* Nhiệm vụ: Chủ trì nghiên cứu, chính sách pháp luật của Nhà nước
để xây dựng đề án đổi mới, cải cách hệ thống tổ chức và xây dựng biện
pháp tổ chức thực hiện.
- Nghiên cứu xây dựng, trình Viện trưởng, ban hành chức năng và
nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức biên chế các Phòng chức năng, các Phòng thí
nghiệm, các xưởng thực nghiệm hoặc sản xuất.
- Tham mưu giúp Viện trưởng quyết định tuyển chọn bố trí, phân
công, công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ
luật và điều động cán bộ theo quy chế, quản lý cán bộ.

Viện trưởng điều hành lĩnh vực kế hoạch - vật tư - xây dựng cơ bản thống
kê và kinh doanh.
- Nhiệm vụ: Xây dựng lập kế hoạch sản xuất - nghiên cứu trong năm
kế hoạch và cho kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
- Lập dự án phát triển sản xuất - nghiên cứu và xây dựng đầu tư 5 năm
và 10 năm.
- Xây dựng các dự toán chi phí trong sản xuất- nghiên cứu - xây dựng
cơ bản, lập kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Xây dựng phương án và tổ chức tìm kiếm thị trường.
- Mua sắm cấp phát vật tư, nguyên, nhiên liệu, phụ tùng, thiết bị…
phục vụ cho công tác sản xuất và nghiên cứu.
- Quản lý, điều độ kế hoạch sản xuất.
- Nghiên cứu, quản lý thiết bị tài sản, xây dựng kế hoạch sửa chữa.
17
+ Làm nhiệm vụ kinh doanh mua bán vật tư tiêu thụ sản phẩm sản
xuất- nghiên cứu.
* Phòng kế toán - tài chính
- Chức năng: Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp
Viện trưởng điều hành lĩnh vực tài chính - kế toán của Viện theo luật, pháp
lệnh.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu chính sách, pháp luật về quản lý tài chính,
hạch toán kinh doanh và chính sách thuế doanh nghiệp, đề xuất biện pháp
về tài chính tham gia hội nhập kinh tế.
- Ghi chép tính toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tình
hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vốn, vật tư của cơ quan.
- Tổ chức công tác hạch toán, kế toán theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức công tác phân tích, hoạt động kinh tế xác định phản ánh kết
quả kinh doanh của Viện, cung cấp các số liệu về kế toán tài chính cho các
phòng chức năng và lãnh đạo phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, thống kê kế toán tài chính và thông tin kinh tế,

- Kiểm tra phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu trước khi đưa
nấu luyện.
- Kiểm tra cơ lý tính: thử độ kéo nén độ cứng, độ mỏi, độ đàn hồi, độ
dai.
* Xưởng thực nghiệm luyện thép
19
- Nấu các mác thép hợp kim, gang hợp kim, phục vụ cho các đề tài
nghiên cứu.
- Ứng dụng sản xuất các mác thép hợp kim đặc biệt của các đề tài
nghiên cứu thành công để phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.
Sản xuất các sản phẩm gang hợp kim, thép đúc thép qua tinh luyện,
điện xi theo đơn đặt hàng của khách hàng.
* Xưởng rèn:
- Rèn thí nghiệm, xác định tính chất cơ lý, các mác thép phục vụ cho
các đề tài nghiên cứu.
- Rèn gia công các sản phẩm bằng vật liệu do khách hàng yêu cầu.
- Rèn các mặt hàng bằng các mác thép hợp kim, hợp kim đặc biệt phục
vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.
* Xưởng thực nghiệm cán, kéo:
- Cán kéo thí nghiệm các mác thép phục vụ cho các đề tài nghiên cứu
- Cán kéo các mặt hàng bằng thép hợp kim, hợp kim đặc biệt.
- Các sản phẩm thép xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng, thép tròn
ca líp phục vụ cho ngành cơ khí.
- Cán gia công các sản phẩm cho các đơn vị kinh tế.
* Phòng cơ điện:
Quản lý hệ thống điện, điện phục vụ cho nghiên cứu sản xuất, chiếu
sáng, sinh hoạt và thiết bị hệ thống điện.
- Cung cấp điện, nước cho công tác nghiên cứu sản xuất và sinh hoạt.
20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status