Tài liệu Nhân giống đậu tương cho vụ đông 2006 - Pdf 85

Nhân giống đậu tương cho vụ đông 2006

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Cây đậu tương vụ đông trong những năm gần đây đã được chú trọng sản
xuất ở các tỉnh miền Bắc nói chung và Thanh Hoá nói riêng. Với kỹ thuật gieo
trồng đơn giản đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, kinh tế hộ gia đình như ở Hà
Tây.
Trên địa bàn Thanh Hoá một số địa phương đã mạnh dạn đưa cây đậu
tương vào sản xuất vụ đông như: Yên Định, Đông Sơn, Thiệu Hoá... mặc dù qui
mô chưa lớn, giá trị thu kinh tế chưa cao. Song, đã tạo nền tảng cơ sở khoa học để
phát triển mở rộng đại trà, đáp ứng với chủ trương của tỉnh nhà.
Vụ đông năm 2006 tỉnh ta sẽ mở rộng qui mô từ 2.000 ha trở lên và đạt sản
lượng từ 2.500 đến 3.500 tấn sản phẩm. Trên cơ sở đó, để có nguồn giống tốt, chủ
động và đáp ứng đủ giống gieo trồng kịp thời vụ. Chúng ta cần phải có biện pháp
tổ chức chọn lọc, nhân giống đậu tương phù hợp với vụ đông và đáp ứng cả về
chất và lượng.
Từ thực tế ở Thanh Hoá, chúng tôi xin khuyến cáo với các địa phương về
giải pháp thực hiện và kỹ thuật thâm canh nhân giống đậu tương.
- Tổ chức sản xuất nhân giống đậu tương ở vụ hè thu: Các huyện căn cứ
vào kế hoạch đậu tương vụ đông và khả năng diện tích đất vụ mùa có đủ điều kiện
sản xuất thâm canh cây đậu tương để lập phương án sản xuất cụ thể nhằm đáp ứng
đủ giống theo mục tiêu đã định.
- Tỉnh và huyện có cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích nông dân
sản xuất đảm bảo an toàn hiệu quả.
- Về các biện pháp kỹ thuật sản xuất nhân giống đậu tương:
1. Xác định bộ giống:
+ Chọn giống ngắn ngày trong khung 95±5 ngày; giống thích ứng rộng,
chống chịu sâu bệnh khá tốt, tiềm năng năng suất cao. Các giống đậu tương thích
hợp là: ĐT84, ĐT12, ĐT96...
+ Xác định thời vụ: Ở vụ hè thu đậu tương có thời gian sinh trưởng từ 80-
85 ngày. Nên chọn thời điểm gieo trồng để đậu tương thu hoạch vào hạ tuần tháng

kg/sào)
3.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
- Sau gieo 3- 4 ngày đậu sẽ mọc đều, kiểm tra và chắm dặm: Phòng trừ sâu,
côn trùng hại cây con.
- Đậu tương có 2,5- 3,5 lá xới xáo nhẹ, làm cỏ, tưới phân nhẹ, vun nhẹ (đá
chân) và phun phòng trừ sâu, rệp... và tỉa định cây
- Cây đậu tương có 5- 7 lá: Thực hiện định cây, vun gốc và có thể bấm
ngọn đỉnh để đậu sinh cành nhánh, giảm độ cao cây.
Chú ý là: Mật độ thưa cầy sinh nhánh nhiều, cho quả nhiều. Phòng trừ sâu
bệnh hại vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 khi đậu tương ra gương, nụ hoa và hoa bói
nhất là sâu hại hoa, đục quả.
- Đậu tương vừa phát triển, vừa ra hoa tạo quả đến chín trong thời gian 50-
60 ngày kể từ khi ra hoa. Giai đoạn ra hoa tạo quả cần chú trọng diệt trừ sâu hại
các loại và các bệnh chính như: Rỉ sắt, xoắn lá, vàng lá sớm... có thể gắn phòng trừ
sâu bệnh với phân bón kích thích đậu quả (K-Komix; K- Humát)
3.5. Về phòng trừ sâu bệnh: Thường là sâu bệnh hại đậu tương hè thu cơ
bản là:
+ Sâu hại cây con, sâu hại lá (dòi đục lá) rệp mụi và sâu đục hoa quả.
+ Bệnh hại: Chủ yếu bệnh héo xanh, lở cổ rễ, bệnh xoăn lá do virus
Biện pháp phòng trừ:
- Phòng bệnh là chính: Khi trồng nên xử lí đất bằng vôi bột, làm sạch cỏ dại
(vôi: 20- 30 kg/sào). Xử lý hạt phòng bệnh chết héo bằng thuốc.
Kiểm tra theo dõi diễn biến sâu bệnh hại để xử lý sớm nhất theo từng giai
đoạn sinh trưởng của cây đậu.
- Phun phòng trừ sâu bệnh:
+ Đậu bị chết héo: Nhổ bỏ, phủ vôi bột vào gốc cây bị chết, phun phòng
bằng thuốc Rovral hạc Staner.
+ Kiểm tra ruộng phát hiện bướm sâu ăn lá, đục quả để phun diệt nếu mật
độ cao: Kiểm tra ban đêm khi trăng sáng tỏ hoặc dùng đèn. Ở ruộng vào buổi
chiều tối phải khua cây cho bướm bay.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status