Tài liệu Kỹ thuật nuôi cua biển bằng lồng bè - Pdf 85

Kỹ thuật nuôi cua biển bằng lồng bè

Nguồn: vietlinh.com.vn
1. Thiết kế ô lồng nuôi cua
- Loại lồng nhỏ (hình khối hộp vuông): Dùng để nuôi cua bột lên cua giống.
Lồng làm bằng nhựa dẻo tổng hợp, kích thước ô lồng: dài 20 cm, rộng 20 cm, cao
40 cm. Xung quanh lồng và hai mặt đáy có các lỗ thoáng hình tròn hoặc hình
vuông có diện tích 0,5 - 1 cm2/lỗ thoáng; kích thước các lỗ thoáng hình chữ nhật
0,9 x 0,7 cm. Khoảng cách giữa các lỗ thoáng 0,7 cm. Mặt đáy có ít lỗ thoáng hơn.
- Loại lồng lớn (hình khối chữ nhật): Dùng để nuôi cua thương phẩm (cua
thịt, cua lột và cua gạch). Lồng làm bằng nhựa dẻo tổng hợp. Kích thước: dài 27
cm, rộng 20 cm, cao 40 cm. Kết cấu, tương tự loại lồng nhỏ.
Việc thiết kế lỗ thoáng mặt đáy là hình chữ nhật có tác dụng làm giảm
cường độ chiếu nắng của mặt trời, lưu thông nước và hạn chế sự rơi lọt thức ăn ra
khỏi lồng. Mặt đáy trên khoét một lỗ khoảng 2,5 - 3 cm2 dùng để đưa thức ăn vào
lồng nuôi cua.
- Cách ghép các lồng thành bè nuôi cố định trên mặt nước:
+ Dùng hai ống nhựa hoặc hai thanh tre thẳng (gọi là khung giàn lồng nuôi
cua) để cố định các lồng thành bè lồng, khung có đường kính 2 cm, có chiều dài
sao cho buộc được 9 - 10 lồng thành một bè. Mỗi cạnh bên của lồng được buộc
với khung bè, khoảng cách giữa các lồng được buộc cách nhau 10 - 20 cm.
+ Giàn lồng được cố định sao cho cách đáy biển hoặc đáy đầm nuôi 15 cm.
Ghép 7 - 10 giàn lồng thành một bè lồng, khoảng cách giữa hai giàn liên tiếp 20 -
25 cm.
Các bè nuôi được cố định chắc chắn bằng cọc tre và dây neo tạo thành một
hệ thống các bè nuôi.
2. Chuẩn bị ao đầm
- Trước khi nuôi, tháo cạn nước, tu sửa bờ đầm, nạo vét bùn xung quanh và
đáy của đầm nuôi. Bón vôi để khử chua/phèn, diệt tạp trong đầm nuôi. Lượng vôi
bón trong đầm tùy theo độ pH của nền đáy và loại vôi. Phơi đầm 5 - 7 ngày, sau
đó lấy nước vào ngâm thêm 3 - 5 ngày.

Đầm nuôi cua giống và đầm nuôi cua thương phẩm nên bố trí gần nhau để
thời gian vận chuyển cua ngắn, tránh trường hợp cua có thể cắp lẫn nhau làm gẫy
càng hoặc chết trong quá trình vận chuyển. Để hạn chế cua cắp lẫn nhau trong quá
trình vận chuyển, có thể trói những con cua giống có kích thước lớn bằng dây cói,
dây xơ chuối ngâm nước hoặc dây nilon mềm.
6. Chăm sóc và quản lý cua thương phẩm
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi cua, dùng bàn chải nhựa cọ nhẹ
mặt ngoài ô lồng, tránh làm cua sợ và làm đục nước vùng nuôi cua.
- Thay nước đầm nuôi theo thủy triều: mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước
trong lồng. Thường xuyên kiểm tra độ mặn.
- Thức ăn có 2 loại: Thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du được tạo bằng cách
bón phân gây màu nước. Thức ăn chế biến là nguồn thức ăn chính, bao gồm các
loại bột, cám, thịt, cá tạp, tép moi... xay nhỏ, sau đó tạo thành viên. Khẩu phần
thức ăn chế biến có thành phần dinh dưỡng theo hàm lượng đạm đã được xác định.
Đối với cua lột: trước khi thả cua lột, áp dụng một số kỹ thuật kích thích lột
xác, cho cua ăn đủ số lượng và chất lượng, cua tích lũy các chất dinh dưỡng và sữa
khi lột xác, các phần phụ bị tổn thương sẽ được phục hồi.
Đối với cua gạch: khẩu phần thức ăn của cua gạch hàng ngày lớn hơn 20%
trọng lượng cua, mỗi ngày cho cua ăn 2 - 3 lần vào sáng sớm, chiều mát và lúc
đêm.
7. Thu hoạch
Khi trọng lượng cua đạt cỡ 200 gam/con trở lên có thể thu hoạch. Nên chọn
những giàn lồng có cua đủ tiêu chuẩn kích thước theo yêu cầu thị trường Dùng
dây chuối ngâm nước, dây cói dập ngâm nước hoặc dây nilon mềm để buộc 2 càng
và chân cua, không cho cua cử động và cắp lẫn nhau, xếp các con cua đã buộc vào
lồng tre, bên trên phủ bao gai, rong biển hay vải ướt để giữ cho cua được mát và
ẩm.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status