Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu ta - Pdf 85

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu ta

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Mãng cầu là cây ăn quả khá phổ biến ở tỉnh Tây ninh. Mãng cầu nhân
giống bằng hạt, ghép mắt hay ghép cành đều được nhưng hiện nay trong sản xuất
chủ yếu dùng phương pháp gieo hạt.
1/- Nhân giống:
* Gieo hạt: Chọn những quả có phẩm chất tốt ở những cây có nhiều quả.
Chọn quả ở phía ngoài tán, quả chính vụ (loại bỏ những quả mãng cầu bở hoặc
mãng cầu lửa). Trước khi gieo có thể đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào
túi chà xát cho thủng vỏ để hạt nhanh nẩy mầm, vì vỏ hạt rắn, có chất sáp ngăn
cản không cho nước thấm qua nên rất khó nẩy mầm. Hiện nay việc nghiên cứu để
tạo giống mới về cây mãng cầu còn chưa được các nhà nghiên cứu chú trọng, nên
hầu như giống mãng cầu hiện nay chỉ là giống địa phương. Nhân giống bằng hạt
thông thường sẽ xảy ra tình trạng phân ly ở cây con, nên người ta đã thay thế bằng
các phương pháp nhân giống vô tính như: Chiết cành, ghép cành.
2/- Kỹ thuật trồng:
Cây mãng cầu rất cần nước. Nhưng cũng rất sợ úng. Do đó khi chọn đất
trồng phải chọn đất thoát nước thật tốt trong mùa mưa.
a/- Cách trồng: Đào hố rộng và sâu 50cm, bón lót 10 - 20kg phân chuồng
và 0,5kg lân. Khi đào hố phải để lớp đất mặt riêng và lớp đất dưới riêng. Sau khi
bỏ phân xuống hố trộn đều phân bón với lớp đất mặt cho vào hố trước khi
trồng.
b/- Thời vụ trồng:
Thông thường ở miền Nam trồng đầu mùa mưa ( tháng 4 - 5).
Khoảng cách trồng: 3 x 3m hoặc 3 x 4m. Có thể trồng xen vào chỗ trống
trong vuờn đã có cây ăn quả lâu năm.
Trên 1ha có thể trồng từ 1.100 - 1.600 cây/ha (tùy theo đất tốt hay xấu).
3/- Bón phân:
a/- Lượng phân bón:
Để trồng mãng cầu có năng suất cao, đạt trọng lượng quả tối đa, tuỳ theo

(Nên bón phân có hàm lượng đạm thấp, lân và kali cao). Nếu bón phân đạm nhiều
cây sẽ ra đọt non làm giảm khả năng phân hóa tạo mầm hoa.
Sau khi tuốt lá khoảng 15 ngày cây mãng cầu bắt đầu nhú mầm đồng thời
giai đoạn này cũng phân hóa mầm hoa.
Tỉa trái: Để có trái to, đẹp, cần phải tỉa trái, không nên để trái quá nhiều
trên một cành, tùy theo cành to nhỏ mà để số trái cho phù hợp.
5/- Phòng trừ sâu, bệnh:
a/- Bệnh thán thư: Do nấm Colletorichum gloesporivides hại hoa, quả ở
bất kỳ tuổi nào và cả đọt non.
Phòng trị: Phun thuốc: Kasuran BTN, Benlat C 50WP, Copperzin WP,
Aliette 80 BTN.
b/- Rệp sáp, rầy mềm, rệp dính: Cần phải phun thuốc ngay khi thấy xuất
hiện. Những loại này bám dính vào cành lá. Nhất là quả, kể từ khi giai đoạn quả
nhỏ đến giai đoạn chín.
Phòng trị: Bằng thuốc: Supracide 40EC/ND, Aplaud Mipc 25 BTN
c/- Kiến: Thường xuất hiện kèm với rầy mềm và rệp sáp. Do đó phải phòng
trừ.
d/- Sâu đục thân và trái: Đục vào thân cây làm gãy cành, và sâu đục vào
trái ở bất cứ giai đoạn nào từ trái nhỏ đến lớn.(như đã nêu ở trên.
Phòng trị: Basudin 10H, Regent 0,3G…
e/- Bệnh đốm trái: Để giữ cho màu sắc trái đẹp dễ tiêu thụ trên thị trường
cần phải phòng trừ bệnh đốm trái, dùng thuốc: Bavistin - 50 FL (SC), Carbenvil
50 SC, Tilt Super 300ND/EC, Vicarben - S 75 BTN…
6/- Thu hoạch:
Thu làm nhiều đợt khi quả chín đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh
và vỏ ngoài của múi tách xa nhau, rãnh giữa các múi đầy lên, màu trắng kem. Trên
vỏ quả màu xanh lợt dần, thu hoạch vào buổi sáng. Thu hoạch khi trái đủ già,
không nên để chín mới thu hoach sẽ khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.
Chú ý: Do vỏ trái mãng cầu thường mỏng, nếu để trái chín trên cây mới thu
hoạch thi khó bảo quản và vận chuyển đi xa.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status