Tài liệu Tiểu luận Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam - Pdf 85


Tiểu luận
Tình hình huy động vốn đầu tư phát
triển ở Việt Nam
1

MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC SỐ TRANG
Lời mở đầu……………….…………………………………………………….. …1
Phần I : Một số vấn đề lý luận chung……………..….……………………. …..… 2
I.Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển……………………………….. 2
1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển…………………………………...2
2. Vai trò của đầu tư phát triển………………………………….……….... 2
2.1 Đầu tư tác động đến tổng cung, tổng cầu ……………………….……...2
Đầu tư tác động đến tốc tăng trưởng và phát triển kinh tế………….….4
2.3 Đầu tư tác động tới khoa học và công nghệ của đất nước………….…...4
2.4 Đầu tư tác động tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…………….…..5
III. Nội dung của vốn đầu tư phát triển………………………………….…. 8
1. Nguồn vốn trong nước ……………………………………………….....8
1.1 Tiết kiệm của Chính phủ (nguồn vốn Nhà nước)…………………...…..9
1.2 Tiết kiệm của doanh nghiệp…………………………………………...11
1.3 Tiết kiệm của khu vực dân cư……………...……………………….…..11
2. Vốn nước ngoài……………………………………………………..… 12
2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)……………………………..… 12
2.2 Vốn đầu tư gián tiếp ……………………………………………….…..13
2.3 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại …………….….…..13
2.4 Vốn đầu tư gián tiếp của tư nhân …………………………….…….….14
Phần II Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ………….….…16
I. Tình hình huy động nguồn vốn trong nước…………………………..…..16
1. Tiết kiệm của Chính phủ………………………………………….….…16
2. Tiết kiệm của doanh nghiệp …………………………………….….…..19

trên tinh thần khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, tích cực tranh thủ ngoại lực. Vấn đề huy
động hiệu quả nguồn vốn cho đầu tư phát triển luôn mang theo nó tính chất thời sự, chính
vì vậy, đề tài : “ Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ” mong muốn
đem lại một cái nhìn tổng thể về nền kinh tế Việt Nam trên góc độ đầu tư trong giai đoạn
vừa qua cũng như một số giải pháp tăng cường trong vài năm tới. Chắc chắn đề tài còn
chứa đựng nhiều sai sót, rất mong được sự góp ý từ phía các thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Bạch
Nguyệt đã giúp em hoàn thành đề án này.
Hà Nội 11 /2003
3

PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển
Cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, hoạt động đầu tư trở thành một nhân
tố không thể thiếu cho sản xuất, cho việc gia tăng nguồn lực cho nền kinh tế. Nhiều nhà
kinh tế học đã dưa ra những quan niệm khác nhau khi nhìn nhận vấn đề đầu tư; nhưng
trước hết đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiếm hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Những kết
quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất, tài sản trí
tuệ…
Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuật gọi là đầu tư phát
triển. Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực
được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn. Đối với từng cá nhân, đơn vị đầu tư là
điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển mọi hoật động sản xuất kinh
doanh dịch vụ. Đối với nền kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất
xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng.

thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư, thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng lực sản xuất bị hạn chế và
năng suất lao động cũng không thể tăng cao, năng lực sản xuất thấp sẽ dẫn đến thu nhập
thấp.
Về phía cầu : Thu nhập thấp làm cho sức mua thấp, sức mua thấp làm cho động lực
tăng đầu tư bị hạn chế, đầu tư bị hạn chế dẫn đến năng lực sản xuất thấp và từ đó cũng sẽ
lại dẫn đến thu nhập thấp.
Thực tế cho thấy, các nước nghèo hiện nay trên thế giới hầu hết chịu cảnh nghèo đói
một phần do những nguyên nhân trên. Tức là sự nghèo đói tại các quốc gia này một phần là
do thiếu vốn đầu tư và sự đầu tư thích đáng, có hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng đầu
tư hạn chế tại các nước này là do hoặc vì thiếu động lực thúc đẩy đầu tư hoặc là khả năng
tích luỹ của nền kinh tế quá nhỏ.
Điều này cho thấy rằng, để phát triển và thực hiện xoá đói giảm nghèo thành công thì
phải làm sao phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn trên. Một trong những biện pháp để phá vỡ
cái vòng luẩn quẩn đó là xuất phát từ khía cạnh đầu tư. Nền kinh tế phải tạo được sự
chuyển biến, tăng mức tích luỹ từ mức thấp lên mức trung bình và mức cao để tăng quy mô
đầu tư từ đó tăng năng lực sản xuất và cuối cùng là gia tăng thu nhập.
2.2 Đầu tư tác động đến tốc tăng trưởng và phát triển kinh tế
5

Thứ nhất: đầu tư tác động đến tốc độ phát triển của nền kinh tế. Thực tiễn và kinh
nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với
bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của cá nhân tố bên ngoài, tận dụng lợi thế so
sánh bên trong thì quốc gia đó tạo ra tốc độ tăng trưởng cao.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy ; muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở
mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 25% so với thu nhập quốc dân, tuỳ
thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước:
ICOR = Vốn đầu tư /Mức tăng GDP
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Kinh
nghiệm của các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu
quả trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách

quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp ODA, NGO,
Việt Nam tạo ra mối quan hệ mật thiết với các nước và các tổ chức đầu tư. Đầu tư nước
ngoài cũng là tiền đề cho nền kinh tế mở đưa Việt Nam tham gia vào các khu vực kinh tế
như APEC hay gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
II. NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG
1. Khái niệm và phân loại nguồn vốn đầu tư
Đứng trên góc độ nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng, ta có thể đưa ra định nghĩa
về vốn đầu tư như sau: Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử
dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới
cho nền sản xuất xã hội.
Từ đây, người ta phân loại vốn đầu tư ra thành 2 nguồn :
- Vốn trong nước
- Vốn nước ngoài
2. Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Với cách chia như trên, ta cần xem xét mối quan hệ giữa 2 nguồn vốn này đối với sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với các nước nghèo, để phát triển kinh tế, và từ đó để
thoát ra khỏi khó khăn thì một vấn đề nan giải ngay từ đầu là thiếu vốn gay gắt và từ đó
dẫn tới thiếu nhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển như công nghệ, cơ sở hạ tầng… Do
đó, trong những bước đi ban đầu, để tạo được cú “hích” đầu tiên cho sự phát triển, để có
được tích luỹ ban đầu từ trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế, không thể không huy
động vốn từ nước ngoài. Không có một nước chậm phát triển nào trên con đường phát triển
lại không tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong diều kiện nền kinh tế mở.
Tuy nhiên, cở sở vật chất kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn
đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước lại chính là khối lượng vốn
đầu tư trong nước. Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử dụng có
hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của
mỗi nước. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 5:1, một số nước khác là 3:1, Việt Nam, theo các nhà
kinh tế, tỷ lệ này phải là 2:1.
Nói như vậy để thấy một điều là : Nguồn vốn huy động trong nước và nguồn vốn huy

nước ngoài, đây là tiêu chí hàng đầu để cho vay vốn hoặc đầu tư trực tiếp. Ở nước ta, cùng
với việc khai thông nguồn vốn trong nước, từ năm 1998, nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư
phát triển kinh tế đã không ngừng gia tăng. Vào những năm 1997-1998, khi cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra làm cho tốc độ nền tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm
mạnh, kéo theo sự suy giảm của khối lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, vốn
trong nước vẫn tiếp tục gia tăng. Nhờ những nỗ lực trên, trong năm 2000 chúng ta đã ngăn
chặn được sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng và làm cho nguồn vốn nước ngoài gia tăng trở
lại với sức hút của một thị trường ổn định và an toàn cho hoạt động đầu tư.
8

Như vậy, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam với nguồn gốc là sự gia tăng lượng vốn
trong nước đã tạo uy tín cho thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế và qua đó
nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam đã tăng đáng kể. Sự tác động của vốn đầu tư trong
nước đối với sự tăng hay giảm của đầu tư nước ngoài còn thể hiện ở chỗ : Các nguồn vốn
trong nước, đăc biệt là nguồn vốn của ngân sách nhà nước được sử dụng để xây cơ sở hạ
tầng. Cơ sở hạ tầng càng hiện đại, càng đồng bộ thì hoạt động đầu tư càng thuận lợi và khi
đó dòng vốn chảy vào càng nhiều.
Theo những phân tích trên, nguồn vốn trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến các
nguồn vốn nước ngoài. Đến lượt mình, nguồn vốn huy động từ nước ngoài đã tạc dộng trở
lại đối với nền kinh tế Việt Nam một cách tích cực và tác động không nhỏ tới nguồn vốn
trong nước. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng GDP của nước ta năm
1995 là 9,5% nhưng nếu không có đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mức tăng trưởng chỉ đạt
được 5,2%, tức là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra tốc độ tăng trưởng GDP là 4,3%.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn tạo ra một
khối lượng lớn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đây chính là nguồn gốc của
tích luỹ để tăng vốn cho đầu tư. Mặt khác, đời sống của người lao động được cải thiện,
những nhu cầu thiết yếu được đáp ứng tốt hơn, các nhu cầu cao hơn nảy sinh, mở ra những
cơ hội lớn đối với các nhà sản xuất. Nói một cách khác, nó góp phần kích thích các nhà
cung ứng tăng tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thực tế là
cùng với chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, tiết kiệm trong nước đã tăng liên

1. Nguồn vốn trong nước
Đứng trên góc độ vi mô của nền kinh tế, chúng ta phân chia nguồn vốn trong nước
theo các nguồn hình thành sau:
Vốn của Doanh nghiệp quốc doanh
Nguồn vốn trong nước Vốn của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Vốn của các tổ chức phi lợi nhuận
Đứng trên góc độ vĩ mô, chúng ta lại chia nguồn vốn trong nước theo các nguồn sau:
Tiết kiệm của Chính phủ
Nguồn vốn trong nước Tiết kiệm của doanh nghiệp
Tiết kiệm của dân cư
Trong bài này chúng ta sẽ nhất quán phân tích nguồn vốn trong nước trên quan điểm
kinh tế vĩ mô.
1.1 Tiết kiệm của Chính phủ (nguồn vốn Nhà nước)
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của Ngân sách nhà nước, nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước.
10

• Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân
sách nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự
án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị
và nông thôn.
Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu của ngân sách nhà nước không ngừng
gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên,
bán hay cho thuê tài sản thuộc nhà nước quản lý…). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân
sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể, tăng từ

doang nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
DNNN vẫn đóng góp một lượng lớn vào GDP của nền kinh tế, nộp ngân sách chiếm
40% tổng thu của ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho trên 1,9 triệu người. Một số sản
phẩm của doanh nghiệp nhà nước có đóng góp chủ yếu vào cân bằng hàng hoá của nền
kinh tế như: xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông…
Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu
vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp nhà nước ngày
càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
1.2 Tiết kiệm của doanh nghiệp
Với khoảng vài vạn doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các HTX) đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích luỹ
của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội.
Thực hiện chính sách đổi mới, cơ chế mở cửa nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu
tư được thực hiện, trong những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp dân doanh có
những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động đầu tư từ khu vực này gia tăng mạnh mẽ. Hàng
chục ngàn doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn hàng chục tỉ đồng (chỉ riêng 8
tháng đầu năm 2001, có khoảng 11 ngàn doanh nghiệp mới được thành lập với số vốn
13.000 tỉ đồng). Nhà nước cũng có những hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường thêm sức
mạnh cho các doanh nghiệp tư nhân. Các cuộc hội thảo liên tiếp được mở ra, mục đích là
lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của các doanh nghiệp, từ đó tiến hành điều chỉnh luật cũng như
ban hành các chính sách mới tạo diều kiện hơn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế và khu vực. Đặc biệt là với các doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các dự án hỗ trợ về luật, nghiệp vụ, việc thành lập các tổ
chức, hiệp hội theo ngành nghề, lĩnh vực đang là những hoạt động có ý nghĩa được Đảng
và Nhà nước quan tâm kịp thời, đúng mức. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân đã
có thêm những sức mạnh mới, Việt Nam đã được bạn bè trên thế giới biết đến qua nhiều
thương hiệu nổi tiếng, điều này càng khẳng định vai trò không nhỏ của doanh nghiệp tư
nhân cũng như số lượng vốn huy động được từ khu vực này. Dự báo trong thời gian tới,
các doanh nghiệp sẽ còn tăng thêm cả về số lượng, quy mô vốn cũng như chất lượng hoạt
động. Đây sẽ là câu hỏi đặt ra cho các nhà kinh tế trong việc quản lý hoạt động và cũng sẽ

dàng có được công nghệ (do nguời đầu tư đem vào góp vốn và sử dụng), trong đó có cả
công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương, vì lý do cạnh tranh hay cấm vận
nước nhận đầu tư; học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công
nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhanh chóng được
thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải
chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ. Vì
vậy có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiêp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu
tư.
13

Tùy theo điều kiện cụ thể của mình các nước ASEAN và NICs Đông Á, có nước dựa
chủ yếu vào vốn đầu tư gián tiếp (Hàn Quốc, Philipin, Thái Lan, Inđônêsia, Malaixia), có
nhiều nước lại chủ trọng vốn đầu tư trực tiếp (Singapo, Hông Kông).
Để thu hút nhanh các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các nước ASEAN
và NICs Đông Á đã tạo môi trường thuận lợi cho nàh đầu tư như cung cấp cơ sở hạ tầng,
dịch vụ, có luật đầu tư ưu đãi, luật các khu chế xuất. Hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
ở các nước ASEAN là kỹ thuật cao, ở các nước NICs là phục vụ xuất khẩu.
2.2 Vốn đầu tư gián tiếp
Đây là nguồn vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được
thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho
vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể cả vay theo hình thức thông thường. Một
hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hình ODA-Viện trợ phát triển
chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn, cho nên
có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế,
xã hội của nước nhận đầu tư. Vai trò đầu tư gián tiếp được thể hiện ở những thành tựu phát
triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc, Philipin những năm sau giải phóng và đối với Việt Nam
những năm chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với
sự trả giá về chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng hiệu quả vốn vay và
thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay. Các nước Đông Nam Á và NICs Đông Á đã thực
hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngán hạn rất hạn chế và đặc biệt không vay thương mại.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status