Tài liệu Xử lý ô nhiễm môi trường Hà Nội - Pdf 86

Xử lý ô nhiễm môi trường Hà Nội
- Ô nhiễm nguồn nước nặng nề cả ở nông thôn và thành thị; thu gom và xử lý rác thải
còn nhiều hạn chế; ô nhiễm do khói, bụi cao hơn mức cho phép và ngày càng tăng; Ý
thức của người dân còn kém; công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn nhiều bất
cập… là bức tranh khá bi quan về tình trạng môi trường của Hà Nội hiện nay.
Ô nhiễm nghiêm trọng trên sông Nhuệ - ảnh: Tuệ Khanh

Ô nhiễm… toàn diện!

Theo báo cáo của đoàn giám sát môi trường của HĐND thành phố Hà Nội trong buổi làm
việc với UBND TP ngày 8/4, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở khắp các nơi
trên địa bàn Hà Nội cả ở nông thôn đến thành thị, cả ở cơ sở sản xuất công nghiệp riêng
rẽ, các sơ sở dịch vụ nhỏ lẻ cho đến các khu công nghiệp tập trung và các làng nghề, cả
trong sản xuất và sinh hoạt.

Cụ thể, 100% nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại
khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100% nước thải
sinh hoạt tại đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ,
ao, mương. Đa số các khu, cụm, điểm sản xuất công nghiệp
tập trung chưa có hoặc có các trạm xử lý nước thải tập trung
nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động.

Điều đặc biệt quan ngại là vấn đề chất thải lỏng của khu dân
cư và các bệnh viện (cụ thể là phân bùn bể phốt) đều chưa có
xử lý mà xả thẳng vào tự nhiên. Ngoài ra, theo báo cáo của
cảnh sát môi trường, không hiếm trường hợp các đơn vị dịch
vụ hút phân bùn bể phốt rồi lại xả thẳng ra tự nhiên hoặc bán
cho các cơ sở nuôi cá.

các chất khí như Benzen, oxit nitơ, ô xít các bon, nồng độ bụi… đều vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1-2 lần, cá biệt ở một số vị trí lên gấp 6-7 lần.

Xử lý: Còn nhiều bất cập
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã đặc biệt thu
hút sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân và các cấp chính
quyền từ trung ương đến địa phương các tỉnh, thành phố,
trong đó có Hà Nội. Đặc biệt từ sau khi Luật Bảo vệ môi
trường ra đời, công tác này đã ngày càng được chú trọng. Hà
Nội cũng đã làm được nhiều việc, tuy nhiên, tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn ngày càng trầm trọng và việc xử lý vẫn
còn nhiều tồn tại bất cập.

“Chúng ta đã hành động chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức.
Tuy nhiên, cho đến nay Hà Nội vẫn chưa có được một chiến
lược và quy hoạch tổng thể về môi trường. Mặc dù Thành phố
đã rất quan tâm đến việc đầu tư các dự án lớn cho xử lý môi
trường nhưng chưa có lộ trình rõ ràng, không cân đối và
không đồng bộ” – ông Hậu nhận xét. Theo ông Hậu, một điều
bất cập nhất hiện nay là việc xử lý môi trường không tập
trung một đầu mối. Sở TN&MT làm quản lý nhà nước về môi
Các hồ ở Hà Nội nói
chung đề bị ô nhiễm,
các chỉ tiêu ô nhiễm chủ
yếu là hàm lượng oxi
hoà tan, nhu cầu oxi
hoá sinh học, nhu cầu
oxihoá học, dầu mỡ, vi
sinh đều vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều

đề.

Nhận thức là quan trọng

Thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của môi
trường và hậu quả nặng nề mà nó mang lại, đặc biệt là trận
lụt lịch sử vừa qua, người dân Hà Nội đã nhận thức rõ hơn
về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, mức độ của nhận thức
chưa thực sự sâu sắc.

“Người dân một vùng ngoại thành Hà Nội có thể đi
ô tô ra
đồng để… đi vệ sinh, nhưng họ lại không bỏ tiền ra để đầu
tư xây một nhà vệ sinh phù hợp” – Phó Chủ tịch UBND
Vũ Hồng Khanh kể một câu chuyện vui nhưng rất có ý
nghĩa. Điều này minh chứng cho việc nhận thức về vấn đề
môi trường còn yếu kém trong một bộ phận người dân.

“Công tác xử lý môi trường của Hà Nội hiện đã trở nên rất đã rất cấp bách bởi Hà Nội
hiện chỉ được bằng những năm 70 của Hàn Quốc” – ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở
TN&MT Hà Nội nhấn mạnh. Theo ông Hậu, Việt Nam đã phát triển vượt bậc về
kinh tế
và được thế giới ghi nhận, tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường thì lại đi sau các nước
quá dài. Hiện chúng ta đã và đang phải trả giá cho sự phát triển không cân đối này.

Đồng quan điểm với ông Hậu, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, ông Lê Quang Nhuệ lý
giải: “Đã nhiều năm qua, chúng ta vì miếng cơm manh áo mà quên đi mất nguy cơ về
môi trường. Điều này sẽ khiến chúng ta, rồi con cháu chúng ta phải trả giá rất lâu”. Ông
Nhuệ phân tích: Chúng ta không thể “tham bát bỏ mâm”, không thể vì sản xuất đóng góp
một chút cho ngân sách, thu hút một ít lao động mà bỏ qua hành vi hủy hoại môi trường.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status