Tài liệu Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của LQT - Pdf 86

Câu 11: Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của LQT; các văn kiện quốc tế quy
định các nguyên tắc cơ bản của LQT.
1.Khái niệm
a, Định nghĩa:
+ Nguyên tắc cơ bản của LQT là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính
chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đv mọi chủ thể LQT.
Trong LQT, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus
cogens đc ghi nhận ở ĐƯQT và TQQT.
+ Thực hiện 2 chức năng quan trọng: ổn định QHQT và ấn định khuôn khổ xử
sự cho các chủ thể trong QHQT, qua đó tạo điều kiện cho QHQT phát triển.
b, Đặc điểm:
+ Mang tính mệnh lệnh bắt buộc chung: tất cả các chủ thể đều phải tuyệt đối
tuân theo và không có quyền hủy bỏ các nguyên tắc cơ bản của LQT, bất kỳ
hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của LQT đều
đc xem là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật QT, các quy phạm điều ước và
TQQT có nội dung trái với các nguyên tắc này đều ko có giá trị pháp lý.
+ Là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm
pháp lý QT, là cơ sở của trật tự pháp lý QT
+ Có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất theo nghĩa
có sự ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc về nội dung và yêu cầu thực hiện
những nội dung đó.
2.Các văn kiện quốc tế quy định các nguyên tắc cơ bản của LQT.
Các nguyên tắc cơ bản của LQT đc ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế
+ Hiến chương LHQ (quan trọng nhất): các nguyên tắc của Hiến chương mang
tính bắt buộc chung đv tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của LQT, thậm
chí đv cả những quốc gia ko phải là thành viên của LHQ
+ Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia ngày 24/10/1970: chứa đựng những nội dung cơ bản nhất của
7 nguyên tắc cơ bản của LQT
Ngoài ra các nguyên tắc này cũng đc đề cập trong một loạt văn kiện quốc tế
quan trọng khác như: Định ước Hen-xin-ki (1/8/1975) về an ninh và hợp tác các

Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc
của luật quốc tế hiện đại.
Câu 13: Phân tích nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế (nguồn, nội dung của nguyên tắc, mối quan hệ với các
nguyên tắc khác)
Nguồn:
+ Khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nc thành viên LHQ
trong QHQT ko đc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn
vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm
những mục đích khác không phù hợp với mục đích của LHQ.” Theo quy định
này thì việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn
công, tấn công hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đv một chủ thể khác trong
QHQT là hành vi vi phạm luật quốc tế.
+ Nguyên tắc này đc cụ thể hóa trong trong một loạt các văn bản quốc tế quan
trọng đc thông qua trong khuôn khổ LHQ như: Tuyên bố về các nguyên tắc của
LQT điều chỉnh về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương LHQ (1970), Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ về định nghĩa xâm
lược (1974), Định ước Hen-xin-ki về An ninh và hợp tác của các nc châu Âu
(1975), Tuyên bố về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa
dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong QHQT (1987) và một số văn
kiện của phong trào Không liên kết, tổ chức ASEAN…
Nội dung:
Nguyên tắc này trước tiên nghiêm cấm việc tiến hành chiến tranh xâm lược.
Theo Định nghĩa xâm lược năm 1974, việc một quốc gia sử dụng lực lượng vũ
trang trước tiên đc coi là hành động gây chiến tranh xâm lược, là tội ác quốc tế,
làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia và trách nhiệm hình sự
quốc tế của các tội phạm chiến tranh.
Nội dung của nguyên tắc nêu rõ:
+ Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của LQT
+ Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực

khác).
Nguồn:
+ Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản, nguyên tắc này đc ghi nhận trong
Hiến pháp của một số nc tư bản nhưng vẫn còn nhiều hạn chế bởi LQT còn chịu
sự khống chế của nguyên tắc vũ lực “Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”
+ Khoản 7 Điều 2 Hiến chương LHQ đã ghi nhận, mở rộng. đồng thời cụ thể
hóa nội dung của nguyên tắc này, theo đó “Tổ chức LHQ ko có quyền can thiệp
vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào” và
nghĩa vụ này cũng đặt ra cho tất cả các thành viên khác của cộng đồng quốc tế
+ Nghị quyết về nguyên tắc này đc thông qua năm 1965 với việc ra tuyên bố
“Cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc
gia”, và sau đó đc phát triển đáng kể trong Tuyên bố của LHQ về các nguyên
tắc của LQT liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm
1970.
+ Đc ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của
LHQ về việc trao trả độc lập cho các nc và các dân tộc thuộc địa 1960, Tuyên
bố cuối cùng của Hội nghị Băng-đung 1955, Định ước cuối cùng của Hội nghị
Hen-xin-ki 1975, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương 1954, Hiệp định Pa-ri
về Việt Nam 1973…
Nội dung:
Bao gồm:
+ Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác
nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của một
quốc gia.
+ Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc
các quốc gia phụ thuộc vào mình.
+ Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền của quốc gia khác.
+ Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác.
+ Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh

Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh
chấp sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. Thực tiễn cho thấy pp đàm phán là
pp thường xuyên đc các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất
đồng.
Đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải là các biện pháp ngoại giao. Trọng tài,
Tòa án là các biện pháp tư pháp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status