Tài liệu Tiểu luận "Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với việc phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" doc - Pdf 86

TIỀU LUẬN
Đề tài " Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với việc
phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay”
1
Mục Lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................2
I.Cơ sở lý luận.............................................................................................................................3
II.Tính tất yếu và mâu thuẫn bản chất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.........................9
II.1.tính tất yếu của quá trĩnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.............................9
II.2.Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ................................13
II.3.Thực trạng và phương hướng giải quyết những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường.
...................................................................................................................................................23
KẾT LUẬN...............................................................................................................................26
MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh
tế thị trường của Việt Nam là tất yếu. Vào những năm 70 , cuối những năm 80
của thế kỷ XX , khi mà những khủng hoảng kinh tế trong hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa đã phát triển đến đỉnh điểm, Việt Nam cũng không nằm
ngoài tình trạng này . Trước tình hình này , Đảng và Nhà nước ta đã quyết
định chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu , bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, mà mốc đánh dấu là Đại hội Đảng VI (tháng 12 năm
1986).
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển nhất cho tới nay với rất
nhiều mặt ưu đIểm. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường , nước ta không tránh khỏi những khó khăn . Theo quan đIển triết học
duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật , hiện tượng nào cũng chứa đựng
trong nó những mâu thuẫn của các mặt đối lập . Điều này cũng đúng trong
nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam hiện nay, trong lòng nó đang chứa đựng
các mâu thuẫn . Trong giai đoạn chuyển tiếp này , trước hết đó là mâu thuẫn
của sự xuất hiện cơ chế mới của nền kinh tế thị trường và cơ chế cũ trong nền

tương đồng . Trái lại tất cả bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập gọi là
sự thống nhất Âm – Dương. Quy luật nay thừa nhận mọi thực tại trên tinh
thần biện chứng là trong cái mặt đối lập kia – ít nhất cũng ở trạng thái tiềm
3
năng sinh thành. Triết học ấn Độ thì đưa ra phạm trù “vô ngả”, “vô
thường”(của trương phái Phật Quốc ). “Một tồn tại “ nào đó chẳng phải là nó
mà là “tổng hợp”, “hội họp” của những cái không phảI là nó mà nhờ hội đủ
nhân – duyên . Không có tồn tại nào độc lập tuyệt đối với tồn tại khác Nhưng
đã như vậy thì tất yếu phải đi đến một khẳng định về lẽ vô thường . Vô
thường là chẳng “thường hằng” , “thường hằng “ là cái bất biến, chẳng bất
biến là biến động , biến tức là biến động . Có thể nói , cùng với sự phát triển
của các hình thức kinh tế – xã hội các tư tưởng về mâu thuẫn cũng ngày càng
rõ nét.
Hêraclit – nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đầu của
nó thì phỏng đoán rằng: mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật của thế giới . Theo
ông , các mặt đối lập gắn bó , quy định , ràng buộc với nhau. Heraclit còn
khẳng định vũ trụ là một thể thống nhất nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các
cuộc đấu tranh của các lực lượng đối lập, nhờ vậy vũ trụ tồn tại và vận động .
Vì thế đấu tranh là “cha đẻ của tất cả , là ông hoàng của tất cả”.
Trải qua hơn một ngàn năm đêm dài trung cổ , nền triết học thời kỳ
này chủ yếu là triết học linh viện tập trung vào cái chung và cái riêng . Sang
đến triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại cùng với những thành tựu về
khoa học tự nhiên thì sự đấu tranh giữa triết học duy tâm và triết học duy vật
cũng diễn ra hết sức gay gắt . Nhưng các quan đIểm thời kỳ này vẫn rơi nhiều
vào siêu hình , máy móc .Tới triết học cổ điển Đức mới thực sự bao hàm
những tư tưởng triết học tiến bộ . Cách mạng và khoa học . Triết học cổ diển
Đức đã đạt được trình độ khái quát và tư duy trừu tượng rất cao với những hệ
thống kết cấu chặt chẽ , thể hiện một trình độ tư duy tài biện thâm cao vượt xa
tính trực quan , siêu hình của nền triết học Anh – Pháp ở thế kỷ XVII –
XVIII, do vậy các tư tưởng triết học về mâu thuẫn đã có những bước tiến

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách
rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng . Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại
5
trọng cùng một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không
nằm yên bên nhau mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhâu tạo thành động lực
phát triển của bản thân sự vật . Sự đấu tranh chuyển hoá , bài trừ , phủ định
lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau .
Ví dụ : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuẩt trong xã hội có đối
kháng giai cấp , mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản
xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt . Chỉ có thể thông
qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có
thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia thành nhiều giai đoạn .
Thông thường khi nó mới xuất hiện , hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung
khắc gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau . Tất nhiên không phải
bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn . Chỉ những sự khác
nhau nào cùng tồn tại trong cùng một sự vật có liên hệ hữu cơ với nhau , phát
triển ngược chiều nhau , tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai
mặt đối lập đó mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn . Khi hai mặt đối
lập của một mâu thuẫn phát triển đến xung đột gay gắt , nó biến thành độc
lập . Sự vật cũ mất đi , sự vật mới hình thành . Sau khi mâu thuẫn được giải
quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất
của hai mặt đối lập mới , hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo
thành mâu thuẫn .Mâu thuẫn được giải quyết , sự vật mới xuất hiện . Cứ như
thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ
thấp đến cao . Chính vì vậy Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc đấu
tranh của các mặt đối lập “.
Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập , Lênin chỉ ra rằng :’Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn

nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
7
Từ mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới thực , bất kỳ sự vật , hiện
tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt những thuộc tính có khuynh
hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối
lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn . Mâu thuẫn là hiện tượng
khách quan , phổ biến của thế giới . Mâu thuẫn được giải quyết , sự vật cũ
mất đi , sự vật mới hình thành . Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và
mâu thuẫn mới .
Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau dể tạo
thành sự vật mới hơn . Cứ như vậy các sự vật , hiên tượng trong thế giới
khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng . Vì vậy mâu
thuẫn là nguồn gốc và động lực phát triển của mọi quá trình phát triển.
8
II.Tính tất yếu và mâu thuẫn bản chất của nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam.
II.1.tính tất yếu của quá trĩnh xây dựng nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
* Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan trong quắ
trình phát triển nền kinh tế đất nước .
Như đã biết ,kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh
trình độ phát triển nhất của văn minh nhân loại .Từ trước đến nay nó tồn tại
và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản. Ngày nay , kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa đã phát triển tới trình độ khá cao và phồn thịnh ở các nước tư
bản phát triển
Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn
năng. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái , có khuyết tật từ trong bản
chất của nó do chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất chi phối.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất , càng ngày mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc , không giải quyết được các vấn đề xã hội ,

kinh tế Xô Viết bộc lộ ra rất rõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo ,
quản lý lúc bấy giờ đã làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng trì trệ . Một số nhà
lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tình
hình bằng công cuộc cải cách , cải tổ nhưng với một “ tư duy” chính trị mới ,
họ đã mắc sai lầm nghiêm trọng cực đoan , phiến diện đãn tới sự tan rã của
Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới , đã làm lộ rõ
những khuyết tật của mô hình kinh tế cứng nhắc , phi thị trường , mặc dù
những khuyết tật đó không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn tới sự sụp đổ .
Việt nam là một nước nghèo , kinh tế kỹ thuật lạc hâu , trình độ xã hội
còn thấp , bị chiến tranh tàn phá nặng nề , di lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu
lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam , là khát vọng
10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status