Tài liệu Phòng và chữa bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi - Pdf 86

Phòng và chữa bệnh thoái hóa hoàng
điểm ở người cao tuổi

Tổn thương thoái hóa hoàng điểm (x).

Thoái hóa hoàng điểm (THHĐ) là một tổn thương phức tạp, đa dạng và
không phục hồi, do tổn thương phức hợp mao mạch hắc mạc - màng bruch và biểu
mô sắc tố. THHĐ gặp ở người cao tuổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mù
loà ở người trên 60 tuổi.

Phát hiện THHĐ thế nào?
Thoái hoá hoàng điểm dạng teo: thường tổn thương cả hai mắt, đối xứng.
Có sự tiêu huỷ tế bào nón và tế bào gậy ở vùng hoàng điểm, kéo theo quá trình
thoái hóa của biểu mô sắc tố. Tổn thương gặp trong hình thái này là teo biểu mô
sắc tố hoặc có sự tích tụ chất thải dưới biểu mô sắc tố hình thành Drusen. Bệnh
nhân thấy thị lực giảm từ từ, khi nhìn vật, bệnh nhân cần ánh sáng nhiều hơn lúc
chưa bị bệnh. Người bệnh khó chịu vì giảm thị lực nhìn gần, có ám điểm trung
tâm ngày càng lớn hơn và tối hơn. Hình ảnh đáy mắt có 2 loại: một là có một
mảng tổn thương ở trung tâm màu nhạt hơn võng mạc xung quanh, hình tròn hoặc
hình bầu dục, đó là mảng teo biểu mô sắc tố, qua đó có thể nhìn thấy được những
tân mạch máu hắc mạc. Chụp huỳnh quang thì sớm thấy rõ mạch máu hắc mạc
trong vùng tổn thương. Ở thì sau thấy tăng huỳnh quang nhanh toàn bộ vùng teo
biểu mô sắc tố. Hai là có kèm theo thoái hoá Drusen. Trên huỳnh quang sẽ thấy
nhiều mảng tăng huỳnh quang rải rác đến tận chu biên võng mạc. Số ít trường hợp
có thể có biến chứng tân mạch dưới võng mạc.
THHĐ dạng xuất tiết là những thoái hoá có tân mạch dưới võng mạc tiến
triển. Người ta phân loại dựa vào các dấu hiệu: tân mạch nhìn thấy được; tân mạch
không nhìn thấy được; bong biểu mô sắc tố. Tân mạch nhìn thấy được hay gặp
trên những người tuổi cao hơn. Thị lực giảm nhanh với hội chứng hoàng điểm:
nhìn vật biến dạng, hình ảnh các đường thẳng biến dạng sóng, khi đọc sách báo
thấy dòng chữ không thẳng, có khi cong queo gãy khúc, có chữ chệch ra ngoài, lên

biểu mô sắc tố.
Phòng và chữa bệnh
Phương pháp phòng bệnh là: đeo kính râm bảo vệ mắt chống tia cực tím;
ngừng hút thuốc lá, thuốc lào; ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín và cá; dùng thuốc
có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoàng điểm, võng mạc như thuốc có
chứa vitamin C, E, beta-caroten... khám mắt định kỳ mỗi năm 1-2 lần, nhất là
người trên 50 tuổi.
Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ và ngăn chặn các biến chứng của bệnh nhất
là khi đã có sự xuất hiện của tân mạch. Đầu tiên là phải kiểm soát được huyết áp,
mỡ trong máu, không hút thuốc... Dùng các thuốc hỗ trợ để cung cấp thêm dinh
dưỡng cho mắt như các vitamin và protein cần thiết cho sự hoạt động của các tế
bào thị giác. Dùng laser để phá hủy các tân mạch. Ở nước ngoài người ta dùng
thuốc tiêm vào trong mắt để ức chế sự phát triển tân mạch võng mạc.

Nhóm nguy cơ THHĐ

THHĐ gồm 2 dạng: dạng teo khô chiếm 90% các trường hợp bệnh và dạng xuất tiết (ướt) chiếm
10%, nhưng lại chiếm 90% số người mất thị lực nghiêm trọng. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị THHĐ là:
người cao tuổi, những người trên 50 tuổi có khoảng 2% bị bệnh, nhưng trên 75 tuổi số bị bệnh lên tới 30%;
nồng độ cholesterol máu cao dễ bị mắc THHĐ dạng xuất tiết; hút thuốc lá; chế độ ăn mất cân đối kéo dài;
không kiểm soát được huyết áp; di truyền...


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status