Tài liệu Phòng và tránh bệnh đái tháo đường - Pdf 92

Phòng và tránh bệnh đái tháo đường

Người bệnh ĐTĐ nên ăn nhiều chất xơ.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày nay không còn là căn bệnh nguy
hiểm chết người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được.
Khi bệnh nhân được kiểm tra và chữa trị thường xuyên bằng cách giảm thiểu
nồng độ đường trong máu, chữa huyết áp cao, chữa độ máu đông cao thì
bệnh không còn nguy hiểm. Nếu được chữa trị tốt và các bệnh nhân chịu thay
đổi chế độ ăn uống, họat động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những
người khỏe mạnh bình thường.
Theo định nghĩa đơn giản, bệnh ĐTĐ tương ứng với hàm lượng đường
trong máu cao hơn 1,2g/L lúc nhịn ăn và cao hơn 2g/L bất cứ lúc nào trong ngày.
Nếu vượt quá tỉ lệ này, sẽ xuất hiện các biến chứng về mắt, suy thận, cao huyết áp,
viêm động mạch các chi dưới và lở loét bàn chân.
Có 2 dạng (týp) ĐTĐ. Dạng 1 còn gọi là ĐTĐ lệ thuộc insuline thường xuất
hiện trước tuổi 20 và liên quan đến 10 – 15% số trường hợp. Dạng 2 còn gọi là
ĐTĐ béo phì - xảy ra chủ yếu sau 50 tuổi và chiếm tỷ lệ từ 85 – 90% số trường
hợp. Ở dạng 1, tuyến tụy không sản xuất insulin nữa, đây là một loại hormone điều
tiết hàm lượng đường glucose và được các cơ quan khác nhau sử dụng. Từ đó mà
có thuật ngữ lệ thuộc insuline. Ở dạng 2, cơ thể vẫn còn sản xuất insuline, nhưng
với hàm lượng không đủ hoặc không sử dụng nó một cách hợp lý. ĐTĐ dạng 1 là
căn bệnh tự miễn nhiễm, trong đó cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại tuyến
tụy. ĐTĐ dạng 2 là chứng bệnh di truyền, trong đó các yếu tố môi trường, đặc biệt
là chứng béo phì, giữ vai trò quan trọng. Vậy làm thế nào để hạn chế căn bệnh
này. Dưới đây chỉ là một số lời khuyên bổ ích:
Khống chế trọng lượng
Trọng lượng là vấn đề rất cần được quan tâm đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ,
đặc biệt ĐTĐ týp 2.
Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Vừa béo phì vừa
mắc ĐTĐ týp 2 là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu. Các
chuyên gia khuyên bạn nên bằng cách này hay cách khác phải “tiêu bớt” chất béo

Luyện tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn
chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc
hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30
phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe,
bơi lội hay ngay cả khi thay việc đi thang máy bằng việc leo cầu thang bộ cũng
đem lại hữu ích.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status