Tài liệu Phòng và tránh sinh con nhẹ cân - Pdf 87

Phòng và tránh sinh con nhẹ cân

Những bé có trọng lượng dưới 2.5kg khi chào đời được coi là nhẹ cân. Các
chuyên gia cho rằng, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu bà mẹ lưu ý các
chế độ dinh dưỡng, vận động ngay từ đầu.
1. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ trước khi có thai
Dựa vào chỉ số IBM (trọng lượng cơ thể (kg)/bình phương chiều cao), có
thể đánh giá được vóc dáng của bạn. Nếu IBM < 18.5, cơ thể yếu, bà mẹ có nhiều
khả năng sinh bé thiếu cân.
- Cân nặng, chiều cao: Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con
nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên
nhân khiến bạn khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng…
- Tình trạng bệnh tật: Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của em bé sau này. Tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và điều
trị dứt điểm nếu có bệnh trước khi chuẩn bị mang thai.
- Khoảng cách giữa các lần sinh: Những bà mẹ sinh con liên tiếp trong
vòng 2 năm, khi ấy cơ thể chưa kịp phục hồi cũng dễ gây nên tình trạng sinh con
nhẹ cân.
2. Khi mang thai
- Tuổi tác: Nhóm thai phụ có độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 có nguy cơ sinh
con nhẹ cân nhiều hơn so với nhóm bà mẹ còn lại. Với những phụ nữ còn quá trẻ,
cơ thể chưa phát triển toàn diện, khung chậu hẹp rất dễ gặp tai biến trong khi sinh
nở.
Ngược lại, nếu bà mẹ quá lớn tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa, các mạch máu
vận chuyển yếu, không đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
- Hút thuốc lá, uống rượu: Các độc tố trong thuốc lá và rượu gây cản trở
quá trình hấp thụ dinh dưỡng, chậm phát triển của thai nhi.
- Chế độ làm việc: Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng
khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng
của em bé trong bụng.
- Tình trạng bệnh tật: Những bà mẹ mắc chứng bệnh về tim mạch làm gia

2. Chế độ tập luyện
Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức
khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được
nhiều oxy và phát triển tốt.
- Quý I của thai kỳ: Lúc này thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung,
cho nên việc tập luyện phải hết sức nhẹ nhàng. Nên đi bộ, tập Yoga hay các động
tác thể dục đơn giản, vừa sức khác.
- Quý II của thai kỳ: Có thể tập các bài thể dục tốc độ chậm, cường độ nhẹ
nhàng, thời gian ngắn mỗi ngày. Đi dạo bộ và hít thở không khí trong lành cũng
khiến thai nhi tiếp nhận được nhiều oxy và phát triển tốt.
- Quý III của thai kỳ: Việc tập luyện phải hết sức thận trọng vì lúc này thai
đã lớn. Tập luyện quá sức hay gây chấn động cơ thể mạnh dễ làm động thai và dẫn
đến đẻ non. Tốt nhất là đi bộ trên quãng đường ngắn hàng ngày.
Lưu ý: Việc tập luyện phải tùy theo sức khỏe và tình trạng thai nghén của
mỗi người. Bất cứ một sự thay đổi nào dù nhỏ nhất về sức khỏe cũng phải hỏi ý
kiến của bác sĩ.
- Nhóm thai phụ sau nên cẩn thận với việc tập luyện: Chảy máu âm đạo;
Đau bụng; Bệnh tim mạch; Lao phổi; Nhiễm trùng cấp tính; Thần kinh; Đa ối;
Tăng huyết áp; Phù…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status