Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” doc - Pdf 87

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Giải pháp thúc đẩy quan hệ
thương mại giữa Việt Nam – Lào trong
những năm tới”

1
MỤC LỤC
LỜ MỞ ĐẦU………………………………………………………….…………....1
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO.................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM – LÀO……………………………………….3
1.1.1 Tổng quan về Việt Nam……………………………………………………...3
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội………………………………………………….3
• Điều kiện xã hội……………………………………………………………...3
1.1.1.2 Chính sách đối ngoại………………………………………………………...3
1.1.1.3 Tình hình kinh tế…………………………………………………………….5
1.1.2 Tổng quan về Lào…………………………………………………………….7
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………..7
• Vị trí địa lý…………………………………………………………………...7
1.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Lào………………………………………………7
1.1.2.3. Tình hình kinh tế……………………………………………………………8
1.2. QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO……………………………………………….9
1.2.1. Quan hệ ngoại giao………………………………………………………….9
1.2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại.........................................................10
* Về xuất khẩu…………………………………………………………….........11
* Về nhập khẩu....................................................................................................12
1.2.3 Quan hệ hợp tác đầu tư.................................................................................12
• Đầu tư của Việt Nam tại Lào.........................................................................12
• Đầu tư của Lào tại Việt Nam.........................................................................14
1.2.4 Các lĩnh vực khác như giáo dục , đào tạo v.v…..........................................14
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM – LÀO............................................................................................................15

2.2.2.2 Hạn ngạch và giấy phép………………………………………………........25
3
2.2.2.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu………………………………........28
2.2.2.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu………………..........28
2.3. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM – LÀO…........28
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu Chính ngạch Việt Nam – Lào………………........29
2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch …………………………………..........29
2.3.1.2 Cán cân thương mại………………………………………………..…........31
2.3.1.3 Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch……………………………………........31
2.3.1.4 Hình thức xuất khẩu chính ngạch……………………………………........33
2.3.2 Thực trạng nhập khẩu chính ngạch Việt Nam – Lào……………….........33
2.3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch…………………………………….......33
2.3.2.2 Mặt hàng nhập khẩu…………………………………………..………........36
2.3.3 Thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch Việt Nam – Lào……………........36
2.3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu…………………………………………............37
2.3.3.2 Mặt hàng xuất nhập khẩu.............................................................................38
2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam –
Lào…………….........38
2.4.1 Ưu điểm đạt được……………………………………………………..........38
2.4.2 Những tồn tài và nguyên nhân……………………………….……...........39
2.4.2.1 Những tồn tại………………………………………………………….........39
2.4.2.2 Nguyên nhân………………………………………………………….........41
A. Nguyên nhân khách quan……………………………………………….........41
B. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………........43
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐÂY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – LÀO TRONG NHỮNG NĂM TÓI…………………...................44
3.1 TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG CƠ HỘI – THÁCH THỨC TRONG QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO……………………………...................44
3.1.1 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào…………………..........44
3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam –

thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác
toàn diện, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác, bền vững lâu
dài", trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế Việt Nam còn hạn chế nhưng luôn dành
cho Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện
những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào
vì sự nghiệp ổn định và phát triển của hai nước.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Lào gần 40 năm hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và đang hướng tới mục
tiêu giá trị trao đổi thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015. Tiềm năng hợp
tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Lào là rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi
trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành động năng thực sự đem lại hiệu quả
kinh tế. Chính vì vậy luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại
giữa Việt Nam – Lào trong những nănm tới” sẽ trình bày một cách tổng quát thực
trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua, những thuận lợi và
vướng mắc còn tồn tại cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa
ra các giải pháp cụ thể, đối với Nhà nước, các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ
thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn quá trình hợp tác và các văn bản
cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào; các Nghị định, Hiệp định,
Biên bản, Quy chế và các Thông tư có liên quan về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa
6
học kỹ thuật giữa Việt Nam với Lào; Những số liệu, số liệu thống kê và các số liệu
công bố của các bộ, ngành liên quan của hai nước.
Với quan điểm gắn thực tế với lý luận về quan hệ đặc biệt và hợp tác láng giềng,
kết hợp giữa phương pháp phân tích và tư duy, Đề tài nhằm đưa ra những giaỉ pháp
thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu gồm ba phần chính, mở đầu và kết luận.
CHƯƠNG I: Vài nét về quan hệ Việt Nam – Lào.
CHƯƠNG II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào.
CHƯƠNG III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào

chiếm 86,83% dân số cả nước. Bên cạnh đó là người Thái , người Mường….
1.1.1.2 Chính sách đối ngoại:
Để phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành
công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp
tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hội nhập quốc tế với phương
châm “ Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển .”
Trong cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp
tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu
tiên việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và
trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở
những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong những năm qua Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước
8
trong trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn
diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định thoả thuận quan trong đã được ký kết như Hiệp
định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên
bộ,Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp
định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia…Các mối quan hệ đa phương và
song phương đó đã đóng góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi
trương hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực
ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á-
Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp vào các hoạt
động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế và đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực ở Liên
Hiệp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó cũng là cơ sở để Việt Nam là
Uỷ viên không thườg trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế…để tạo ra một thể chế năng động, đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách mạnh mẽ trong gần 2 thập kỷ vừa qua đã mang lại
cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra một môi
trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Các quan
hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các
nguồn vốn đầu tư ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển
thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch,
xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối…
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi
đáng kể. Từ năm 1990 đến năm 2005, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống
20,89% GDP, nhường chỗ cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên
41,03%, còn khu vực du lịch duy trì ở mức gần như không thay đổi như 28,6% năm
1990 và 38,1% năm 2005. Thủy sản có tỷ trọng ngày càng tăng, tỷ trọng của ngàng
10
công nghiệp chế biến đã tăng từ 12,3% 1990 lên 20,8% năm 2003 đi với chất lượng
sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của ngành dịch vụ có hướng tăng nhanh
với chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Nhờ những nỗ lực cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước nên nền kinh tế Việt
Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng, đặc biệt là xuất nhập khẩu, đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam đạt 64.8 tỷ USD, trong đó
khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là
hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23.5% là hàng nông, lâm, thủy sản.
Trong khi đó thì giá trị nhập khẩu là 60,8 tỷ USD, trong đó khoảng 30.2% giá trị
nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63.7% là nguyên vật liệu, chỉ có
6.1% là hàng tiêu dùng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực cho tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải nhân thấp hơn nhiều
so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công
nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiêu vốn đầu tư FDI nhất - 67% số dự

lập, hữu nghị và hợp tác; Chính sách hợp tác đa phương, đa dạng; tăng cường hợp tác
mọi mặt với các nước bạn chiến lược XHCN trong đó nhấn mạnh : thắt chặt truyền
thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, quan hệ hợp tác toàn diện
với Trung Quốc, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng; tích cực tham gia
hoạt động trong hiệp hội các nước ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và
các tổ chức quốc tế. Hiện nay Lào có quan hệ ngoại giao với 107 nước , có quan hệ
thương mại với 40 nước.
Thời gian gần đây, Lào đã có đóng góp to lớn và tích cực vào hoạt động quốc tế
và khu vực như tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế như Hôi nghị Bộ trưởng
khu vực song Mekong- sông Hằng về hợp tác du lịch (10-11-200), Hội nghị bàn tròn
về tài trợ cho Lào lần thứ 7 (21-11-2000), Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN –
EU (11-12-2000)…Quốc hội Lào đã phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân, Hiệp ước cấm sử dụng vũ khí hạ nhân và các loại vũ khí giết người hang loạt.
12
Tháng 7-1997, Lào đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước
Đông Nam ASEAN. Lào tổ chức thành công nhiều hội nghị của ASEAN tại Viêng
Chăn như y tế, lao động.
1.1.2.3. Tình hình kinh tế
Lào là nước nằm sâu trong lục địa không có đường thông ra biển, đất đai chủ
yếu là đồi núi và cao nguyên, Lào có nhiều tài nguyên thiên nhiên với các mỏ khoáng
sản như thiếc, sắt, than,kẽm , lưu huỳnh và đá sapplire. Diện tích rừng bao phủ
khoảng 47% diện tích mặt đất với nhiều loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao, các loại
cây tre, các loại cây thuốc… Trong các cánh rừng của Lào còn tồn tại nhiều loại động
vật phong phú như voi , hổ , gấu , nai…
Tổng GDP của Lào là 11,92 tỷ đô la Mỹ ; thu nhập GDP tính theo đầu người là
500 đô la Mỹ/năm (số liệu 2007). Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng yếu, tạo ra
khoảng một nửa tổng GDP và thu hút 65% dân số làm việc trong lĩnh vực này. Ngành
thủ công nghiẹp chiếm tới 92,98% tổng đầu tư quốc gia. Hàng xuất khẩu chủ yếu là
gỗ, điện,sản phẩm rừng và hàng nhập khẩu chính là đồ tiêu dùng, và thiết bị máy
móc…

định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật 1992-1995 (tháng 2/1992); Hiệp
định về kiều dân (01/4/1993); Hiệp định quá cảnh hàng hóa (23/4/1994); Hiệp định
hợp tác lao động (29/6/1995); Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ
thuật 1996-2000; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần (14/01/1996); Hiệp định vận tải đường bộ (26/02/1996); Hiệp định về hợp
tác nông lâm và phỏt triển nông thôn năm 1997 và giai đoạn 1998-2000; Hiệp định
Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (tháng 3/1998); Hiệp định
tương trợ tư pháp; Hiệp định hợp tác chống ma túy; Hiệp định hợp tác về năng lượng
- điện (6/7/1998); Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật giữa hai
Chính phủ Việt Nam - Lào thời kỳ 2001-2005; Thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về
Quy chế sử dụng cảng Vũng Áng (tháng 7/2001); Thỏa thuận về cơ chế tài chính và
quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào
(thỏng 1/2002); Thỏa thuận Viêng Chăn (thíng 8/2002); Hiệp định miễn thị thực cho
công dân mang hộ chiếu phổ thông (05/4/2004); Hiệp định về hợp tác kinh tế - văn
hóa - khoa học, kỹ thuật 2006 -2010 (04/01/2006)...
1.2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại
Quan hệ thương mại: kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều
trong những năm qua. Hai bên đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khuyến khích phát
triển thương mại như giảm thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi
nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên
Bảng 1: Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Lào giai đoạn 2004-2009
Đvt:1000 USD
Năm Việt Nam xuất
(Lào nhập)
Việt Nam nhập
(Lào xuất)
Tổng kim ngạch hai chiều
15
2004 68.426 74.335 142.761

* Về nhập khẩu: Lào là thị trường xếp vị trí thứ 29 cung cấp hàng hoá cho các
doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009 với tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường
này là 248,5 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2008. Xét trong nội khối ASEAN thì
kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Lào vào Việt Nam xếp thứ 6 (cao hơn nhập khẩu từ
Campuchia, Myamar và Brunei) và chiếm 1,8% trị giá nhập khẩu hàng hoá từ tất cả
các nước ASEAN vào Việt Nam.
1.2.3 Quan hệ hợp tác đầu tư
Việt Nam và Lào đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khuyến khích phát triển
đầu tư, thương mại như thực hiện các chính sách ưu đãi, thông thoáng cho các nhà
đầu tư của hai nước, giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ
mỗi nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên... Do vậy trong hai
năm gần đây (2008-2009) tổng giá trị đầu tư của hai bên đã được nâng lên.
• Đầu tư của Việt Nam tại Lào:
Kể từ năm 1991 đến nay, đầu tư của Việt Nam tại Lào đã gia tăng cả về số lượng
và giá trị. Tính đến tháng 12/2008, Việt Nam và Lào đã có 142 dự án đầu tư tại Lào
với tổng giá trị hơn 758.609.396 USD. Trong đó, phía Việt Nam đầu tư 91 dự án
100% vốn và 51 dự án liên doanh với Lào. Có thể kể một số dự án tiêu biểu như nhà
máy thủy điện Sêkaman 3 với tổng giá trị 275 triệu USD, chiếm 36,3% tổng giá trị
đầu tư toàn quốc. Tiếp theo là đầu tư nông nghiệp chiếm 25,08%, ngành khoáng sản
15,24% và phần còn lại cho lâm nghiệp (trồng cây cao su) và các ngành khác. Đầu tư
của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tăng đáng kể (nếu tính tất cả các dự án đầu
tư do các doanh nghiệp địa phương đầu tư tại Lào thì Việt Nam là nước đứng thứ 3
tại Lào (sau Trung Quốc và Thái Lan).
Ngoài ra, còn có nhiều dự án đầu tư khác đang trong giai đoạn đệ trình. Trong số
này, lĩnh vực được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là khoáng sản, năng lượng,
nông nghiệp, dịch vụ... Một vài lĩnh vực đặc thù cũng được doanh nghiệp Việt Nam
quan tâm như Công ty Petro Vietnam Insurance Joint Stock Corporation đang xúc
tiến đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm.
17
Với Việt Nam, bên cạnh chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu từ 0-5% cho

12 2007 33 617
13 2008 51 448
18
14 6/2009 43 554
Tổng số 189 2.081
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế
giới)
Từ năm 1994 đến năm 2003 so dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào
tăng và giảm không đồng đều. Đây có thể là do ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997 và có thể là do viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành
cho Lào đã tăng lên v.v..
Nhìn trên bảng 2 trên ta có thể thấy từ năm 2004 đến năm 2009 tổng số dự án
đầu tư của Việt Nam vào Lào tăng mạnh từ 5 dự án năm 2004 lên 17 năm 2005 với
số vốn đăng ký là 388 (triệu USD) và tăng lên 33 dự án vào năm 2007 với số vốn 617
(triệu USD) và tiếp tục tăng qua các năm 2008 là 51 dự án với số vốn đầu tư 448
(triệu USD) và trong tháng 6/2009 là 43 dự án với số vốn đầu tư trong 6 tháng đầu
năm là 554 (triệu USD). Tính đến 6/2009 thì tổng số dự án đầu tư của Việt Nam vào
Lào đã tăng lên 189 dự án với số vốn là 2.081 (triệu USD).
• Đầu tư của Lào tại Việt Nam:
Ngược lại, môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng đã và đang rộng mở đón những
nhà đầu tư từ Lào. Cụ thể là tính đến tháng 12/2008, Lào có 7 dự án đang hoạt động
tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 17 triệu USD, trong đó đã thực hiện được
khoảng 5,5 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như: bưu điện, giao thông vận tải
v.v...
1.2.4 Các lĩnh vực khác như giáo dục , đào tạo v.v…
Sáng 8/1/2009 Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt
Nam – Lào đã được lãnh đạo hai nước ký kết. Theo hiệp định này, VN sẽ dành cho
Lào khoản viện trợ không hoàn lại năm 2009 trị giá 320 tỉ đồng, 650 suất học bổng
cho cán bộ, học sinh Lào theo học ở VN. Phía Lào dành cho VN 30 suất học bổng hệ
đào tạo chính quy dài hạn tập trung cho cán bộ, học sinh học tập các ngành nghề tại

toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc các quốc gia phải hội nhập
tích cực để có thể đương đầu với cuộc cạnh tranh thương mại và thị trường ngày càng
gay gắt hơn và Việt Nam , Lào cũng không phải ngoại lệ . Hơn nữa Việt Nam và Lào
20
đều là thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vì thế
việc tham gia khu vực mậu dịch tự do và áp lực thực hiện lộ trình AFTA khiến hai
nước cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi, từng bước thu hẹp về khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực
và trên thế giới , tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Thực tế trải nghiệm cho
thấy , đây là cuộc cạnh tranh không kém phần khốc liệt , bởi muốn thắng lợi không
những đòi hỏi tinh thần đoàn kết mà còn là sự nhạy bén, sáng tạo trong thương mại
của cả Viêt Nam và Lào.
Ngoài ra cả hai nước cũng đều đang trong quá trình phát triển nên cần nguồn lực
để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước là kênh quan trọng
giúp hai nước bổ sung , hỗ trợ cho nhau nguồn lực còn thiếu, khai thác tối đa lợi thế
của nhau. Lào cũng là một nước dồi dào về tài nguyên nhưng lại chưa thể đảm bảo
sản xuất và tiêu dùng trong nước. Còn Việt Nam lại rất cần thị trường tiêu thụ và
nguồn nhiên liệu để phát triển sản xuất.
Trong khu vực Đông Nam Á , Lào là nước duy nhất không có biển nên việc
vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là bằng đường bộ và đường hàng
không nên chi phí rất đắt. Trong khi đó , Viêt Nam lại được coi là cửa ngõ trong bản
đồ hàng hải quốc tế , lại nằm trong khu vực có vận tải quốc tế sầm uất nhất thế giới ,
có các quốc gia trung chuyên hàng hoá chuyển hàng hoá chuyên nghiệp như
Singapo , Hồng Kông. Từ Việt Nam hàng hoá có thể dễ dàng đến các quốc gia khác
nhau trên thế giới. Chính vì vậy việc phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ
giúp cho hàng hoá của Lào có cơ hội xâm nhập thị trường thế giới một cách dễ dàng
hơn vì chi phí vận tải thấp. Và Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hoá của
Lào , đóng góp vào sự phát triển của vận tải biển nước nhà. Bên cạnh đó Lào cũng là
cửa ngõ để Việt Nam mở rộng thị trường vể phía tây như Thái Lan , Myanmar…
Tóm lại: , những lợi ích mà mối quan hệ này đem lại là rất lớn cho cả hai nước

sự phát triển tốt đẹp, hai thị trường tiềm năng của nhau.
22
Thứ tư: Về mục tiêu và đường lối phát triển : hai nước có chung mục tiêu năm
2010 xoá nghèo cơ bản, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp , Lào cơ bản trở thành nước công
nghiệp và nông nghiệp phát triển, có mặt hiện đại tạo tiền đề công nghiệp hoá , hiện
đại hoá. Ngoài ra chính sách đối ngoại của hai nước là hoà bình, độc lập, hữu nghị,
hợp tác, thắt chặt mối quan hệ với các nước láng giềng.
• Về Phía Việt Nam:
Luôn coi trọng quan hệ thương mại giữa hai nước. Nên để thúc đẩy mối quan hệ
này chính phủ Việt Nam đã đầu tư cơ sở hạ tầng như các cửa khẩu, các trung tâm
thương mại tại Lào, tuyến hành lang Đông Tây, xây dựng hàng loạt các cảng nước
sâu ở Miền Trung như cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa. Hay gân đây nhất là vào
4/2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chế sẳn xuất được xăng và không lâu nữa
những lít xăng “ Made in Việt Nam ” sẽ có mặt tại thị trường Lào. Ngoài ra còn có
chính sách giảm 50% thuế đối với hang hoá xuất nhập khẩu với Lào.
• Về Phía Lào:
Dù điều kiện khó khăn hơn Việt Nam nhưng chính phủ Lào đã cố gắng cao nhất
để thương mại hai nước phát triển như: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam
tổ chức hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, khuyến khích nhân dân dùng hàng Việt
Nam, có chính sách ưu đãi đối với bà còn Việt Kiều, cho phép nhân dân hai nước đi
lại bằng giấy thông hành biên giới… Chính phủ Lào cũng cam kết tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Lào với mọi thủ tục hành
chính. Các doanh nghiệp Việt Nam được ưu đãi vốn vay, hưởng mức thuế chỉ bằng
50% mức thuế chung khi đầu tư vào Lào. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại Lào
được hưởng hạn ngạch xuất khẩu của Lào sang các nước khac.
1.4.2. Các nhân tố tiêu cực
Một là, toàn cầu hoá và khu vực hoá đem lại những cơ hội nhưng cũng đem lại
những thách thức không nhỏ cho quan hệ thương mại hai nước. Trước sụ điều chỉnh
chính sách với Lào của các nước lớn như Mỹ , Nga, Trung Quốc..., các mối quan hệ

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LÀO
2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LÀO
2.1.1 Sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào được hình thành từ xa xưa thông
qua việc trao đổi hàng hóa của dân cư vùng biên hai nước. Mối quan hệ này được xác
lập chính thức thông qua con đường nhà nước, kể từ khi chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam và chính phủ Vươn quốc Lào ký Hiệp định thương mại ngày 13 tháng 7
năm 1961 tạo cơ sở pháp lí đầu tiên cho quan hệ thương mại hai nước phát triển.Một
trong những nội dung quan trọng của Hiệp định thương mại là chính thức công nhận
trao đổi hàng hóa giữa hai nước dưới ba hình thức: Mậu dịch trung ương, mậu dịch
địa phương và mậu dịch tại cửa khẩu. Trong suốt giai đoạn này, quan hệ thương mại
hai nước mới chỉ phát triển dưới dạng hàng đổi hàng vùng biên.
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1991
Đến năm 1976 hai nước trao đổi thương mại trên cơ sở hiệp định thương mại kỳ
5 năm và các nghị định thương mại hàng năm được kí kết mở ra giai đoạn mới trong
quan hệ thương mại hai nước. Bắt đầu từ đây, quan hệ trao đổi hàng hóa chính ngạch
giữa hai nước chính thức bắt đầu. Bên cạnh đó các hiệp định và nghị định thư quy
định một các chặt chẽ tổng giá trị hàng hóa trao đổi, danh mục mặt hàng, số lượng
hàng hóa và chỉ định tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện trao đổi hàng hóa
giữa hai nước. Các địa phương trao đổi hàng hóa cho nhau nhưng cũng chỉ bó hẹp ở
những mặt hàng do trung ương hai nước giao cho các địa phương thực hiện. Do vậy
thực chất trao đổi hàng hóa thời kì này chỉ là trao đổi giữa hai nước với nhau và được
cấp bằng ngân sách mỗi bên
2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay.
Từ năm 1991 quan hệ toàn diện Việt – Lào nói chung và quan hệ thương mại
nói riêng diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có nhiều thuận lợi và có nhiều khó khăn,
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status