Phân tích luận điểm của hồ chí minh “ vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người “ vận dụng vào phân tích công cuộc đổi mới hiện nay ở việt nam - Pdf 87

ĐỀ BÀI
PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
“ VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY
VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI “
VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Ở
VIỆT NAM
************
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ thập kỉ đầu của thế
kỉ XX cho đến khi Người qua đời . Ngày hôm nay, khi Người đã đi xa hơn 40
năm , đất nước Việt Nam đã có nhiều thay đổi , con người Việt Nam đang sống
trong kỉ nguyên toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri
thức và cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Tuy vậy, những tư tưởng của
Người vẫn còn nguyên giá trị thời đại.
Đất nước Việt Nam nói riêng và toàn nhân loại nói chung đã và đang nhắc
tới một chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới . Chúng
ta tìm đến những tư tưởng của Bác như một giá trị bất biến trong thế giới đầy
vạn biến .
Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến những điểm tương đồng , mẫu số chung của
nhân loại dù là trong thời kì đấu tranh chống chế độ thực dân , giải phóng thuộc
địa hay trong công cuộc kiến thiết đất nước ,xây dựng xã hội mới . Trong thời
đại của chúng ta , thật khó mà tim ra một con người đã trở thành huyền thoại
ngay khi còn sống , một con người hội tụ đủ khát vọng của các dân tộc dù là
màu da ,tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo, văn hóa khác nhau . Dù là nơi đâu thì
nhân loại vẫn hướng về Người , nâng niu trân trọng và gìn giữ tư tưởng của
Người như những giá trị tinh thần quí báu nhất của thế giới . Tư tưởng của
người là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn ,sâu sắc và phong phú
trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội , mang trong đó sự kết tinh và tỏa sáng những
1
giá trị cao đẹp nhất của tâm hồn, trí tuệ , lỗi sống , nhân cách Hồ Chí Minh, thể
hiện chân thực và sinh động những tinh hoa , bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
Nam. Trong kho tàng tư tưởng của Người để lại , tư tưởng “ trồng cây “ gắn với

cũng nêu lên hiệu quả thiết thực của việc trồng cây , không những xây dựng
kinh tế mà còn phát triển văn hóa xã hội , giáo dục đạo đức lối sống cho con
người.
Khởi xướng Tết trồng cây , chính bằng sự kiên trì, gương mẫu của mình ,
không mùa xuân nào Bác không tham gia trồng cây . Cây đa đầu tiên Bác trồng
tại công viên Thống Nhất – Hà Nội chiều ngày 11 tháng 1 năm 1960 gắn với hai
câu thơ căn dặn của Người :
“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân “
Cây đa cuối cùng Bác trồng trên đồi Vật Lại – Ba Vì – Hà Tây sáng ngày 16
tháng 2 năm 1969 ( tức mồng 1 tết Kỉ Dậu ). Đúng như Bác mong đợi , Tết
trồng cây đã trở thành một truyền thống thường xuyên vô cũng đẹp đẽ của con
người Việt Nam. Bác Hồ đã nhận thấy giá trị to lớn của việc trồng cây , Người
mong muốn nhân dân ta coi đó là ngày Tết . Trồng cây được Người nhắc đến
như là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân vì đó là công việc, là
phong trào thì đua yêu nước .
Trong lần đến thăm và nói chuyện với lớp học chính trị của giáo viên cấp 2,
cấp 3 toàn miền Bắc (ngày 13 tháng 9 năm 1958 ) , Bác căn dặn: “ Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người “ . Bác Hồ
coi trọng việc “ trồng cây “ và “ trồng người “ đều là lợi ích quốc gia, là lợi ích
của toàn dân tộc . Trồng cây gây rừng là để bảo vệ môi trường cho ngày hôm
nay và cho cả mai sau . Còn trồng người là để bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ kế
thừa phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Cả trồng cây và trồng
người đều quan trọng , đều cần được Nhà nước , Đảng, nhân dân quan tâm và
thực hiện cho tốt.
3
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho chúng ta một định nghĩa về “con người”. “ Chữ
người nghĩa là gia đình , anh em , họ hàng, bầu bạn .Nghĩa là đồng bào cả nước.
Rộng nữa là cả loài người “ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có con người
trừu tượng .Con người ở bất cứ đâu và bao giờ cũng vậy , không tồn tại ở một

GD trở thành sự nghiệp của toàn thể dân tộc, và đối tượng của GD cũng là toàn
thể dân tộc. Người chắt chiu, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn
luyện cho từng tốp nhỏ học trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì, nhẫn nại.
Người thường xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào quần chúng, kiên
trì lắng nghe và tìm đọc, suy ngẫm về những gương tốt, những ý hay của nhân
dân. Người viết “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất
nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi".
Người căn dặn : “Phải học, học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở quần
chúng nhân dân, không học quần chúng là một sai lầm lớn.” Hồ Chí Minh nhấn
mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò của GD-ĐT, xây dựng con người mới
XHCN vŕ coi đó là một chiến lược lâu dài. Với câu nói nổi tiếng: Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Hồ Chí
Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của GD. Người chỉ rõ: Tiền đồ của dân tộc
chúng ta sẽ ra sao, một phần quan trọng lŕ do sự nghiệp GD trực tiếp quyết định:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện/ Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền/Hiền, dữ đâu
phải là tính sẵn/ Phần nhiều do GD mà nên". Hồ Chí Minh khẳng định: “...có gì
vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần
xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy
giáo - là người vẻ vang nhất". Theo Hồ Chí Minh "óc những người tuổi trẻ trong
sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ.
Vì vậy, sự học tập ở nhà trường, ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên
và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà".Với người học, người
được GD, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người phải : “Học để làm việc,
làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ
quốc và nhân loại" . Đặc biệt, Người coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ,
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status