Tài liệu Chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cho trẻ - Pdf 87

Chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cho trẻ

Ở trẻ từ sơ sinh đến 3-5 tuổi, chức năng thị giác được hình thành dần. Khả
năng nhìn sẽ tăng từ từ bắt đầu khoảng 20cm khi mới sinh ra và thị lực phát triển
tăng dần đến 10/10 tương đương thị lực người trưởng thành khi bé được 5 tuổi.
Đây là tuổi rất nhạy với tình trạng giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn.
Trong giai đoạn này, não phải nhận rõ hình ảnh từ hai mắt để từ đó đường
thị giác trong não mới được phát triển một cách đúng đắn, bất cứ điều gì gây cản
trở sự thu nhận hình ảnh rõ xảy ra trong giai đoạn này mà không được phát hiện,
không được điều chỉnh hoặc là điều chỉnh không đủ đều có thể dẫn đến tình trạng
nhược thị hay còn gọi là tình trạng mất thị lực không hồi phục lại được. Ngược lại,
nếu được điều trị sớm, tình trạng này sẽ được cải thiện tốt, thị lực sẽ được cải thiện
tốt.
Khám mắt định kỳ
Trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp những vấn đề về tật
khúc xạ, bị lé. Thông thường, các bà mẹ hay mắc phải một sai lầm, là đợi trẻ lớn
mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác được. Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh
nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như là bị
lé, nháy mắt hay dụi mắt thường xuyên, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc là
nghiêng đầu nhìn, chảy nước mắt… tất cả những bất thường về mắt hoặc nhìn thấy
ánh đồng tử trắng, hoặc ở những bé có nhiều nguy cơ như là trẻ sinh non.
Tóm lại, theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc mắt định kỳ của Hội Nhãn khoa
Hoa Kỳ, cũng như theo kinh nghiệm của các bác sĩ nhãn khoa, từ lúc mới sinh tới
khoảng 3-5 tuổi, bé cần phải được khám mắt định kỳ ít nhất khoảng 3 lần:
Lần khám đầu tiên: từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi.
Lần khám tiếp theo: khoảng 6 tháng tuổi, để phát hiện những tình trạng lé,
sự phát triển của cơ vận nhãn, những bất thường về cấu trúc của mắt.
Lần khám thứ 3: từ 2 - 3 tuổi, bé cần phải được kiểm tra.
Lựa chọn đúng kính đeo mắt nếu trẻ có tật khúc xạ
Khi mới lên 5-6 tuổi, cơ quan thị giác của trẻ đang trong quá trình hoàn
thiện, vì thế việc lựa chọn kính đeo khi mắt bị bệnh cần thận trọng. Vì nếu đeo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status