Tài liệu KHÓ THỞ Ở TRẺ EM - Pdf 90

KHÓ THỞ Ở TRẺ EM
Trong các bệnh về hô hấp ở trẻ em thì khó thở thanh quản là một
trong những bệnh được đặt trong tình trạng cấp cứu. Hiện nay số trẻ
nhập viện vì các bệnh ở đường hô hấp đang tăng lên, nhiều trường
hợp đến viện trong tình trạng bệnh rất nặng gây khó khăn cho công
tác điều trị. Nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần
thiết đối với các bậc cha mẹ.
Các mức độ nguy hiểm của bệnh
Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít
thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện
các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng
ngực. Bên cạnh đó trẻ còn có những triệu chứng khác như khàn
tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi
thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát sẽ thấy sụn
thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở
rộng.
Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ người ta chia ra 3
mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể
đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.
Trẻ khó thở có nguyên nhân thanh quản bị tổn thương:
Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi khóc, nói nhưng tiếng
ho có thể vẫn còn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển
hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít.
Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy
khóc nhiều.
Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông
ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít
thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái
kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành
tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc

nhiễm khuẩn nặng ở họng, đau không nuốt, nói được cũng hay mắc
phải tình trạng khó thở thanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch
hầu thanh quản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quan
trọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.
Các trường hợp khó thở mạn tính có thể do mềm sụn thanh quản, dị
dạng sụn thanh quản, (trong những trường hợp này trẻ sẽ có tiếng thở
rít thanh quản bẩm sinh) hoặc do hẹp thanh quản mạn tính (do hậu
quả của chấn thương hoặc hẹp thanh quản do u máu, dị dạng bẩm
sinh...). Khó thở mạn tính còn do papillon thanh quản, đó là loại u
nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khó thở
thanh quản từ từ. Để xác định chính xác cần phải soi thanh quản.
Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống
www.khoe24.vn
Nguồn: SKDS
BỆNH VIÊM RUỘT THỪA Ở TRẺ EM
Ruột thừa là một cơ quan nhỏ như ngón tay dính với ruột già nằm ở
phía dưới bên phải của ổ bụng. Bên trong ruột thừa hình thành một
túi cùng thường mở ra vào ruột già. Khi hoạt động mở của chiếc túi
cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm trùng
bởi vi khuẩn.
Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và
truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng, có thể dẫn đến
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi
11-20. Phần lớn các ca bệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Những
trẻ mà tiền sử gia đình có người bị viêm ruột thừa có thể tăng nguy
cơ mắc bệnh này, đặc biệt ở bé trai.
Điều quan trọng là phải biết cách nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh
này và phân biệt nó với bệnh đau dạ dày để trẻ được chăm sóc y tế
thích hợp.

Khỏe 24 (nguồn: SKDS)


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status