Thực trạng của khu vực kinh tế cú vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - Pdf 90

Mục lục
A. Lời mở đầu
B. Nội dung :
I. Những vấn đề cơ bản để phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài :
1. Các khái niệm
2. Vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
II. Thực trạng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam :
1. Thành tựu đạt được :
1.1. Lợi thế của Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.2. Kết quả đạt được
2. Khó khăn và hạn chế
3. Đánh giá thực trạng
III. Giải pháp phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài :
1. Cải thiện nhanh chóng môi trường đầu tư
2. Ổn định chính sách vĩ mô, nâng cao hiệu quả quản lý của
nhà nước
3. Đa dạng hoá hình thức và mở rộng lĩnh vực đầu tư
nước ngoài
4. Xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu của đầu tư nước ngoài
C. Kết luận
1
A. Lời mở đầu :
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành
xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia và quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Với vai trò quyết định của nguồn vốn trong nước thì không thể không
phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

tiếp tham gia vào việc tổ chức, điều hành dự án mà thu lợi dưới hình
thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là
vốn cổ phần), hoặc có thể không thu lợi trực tiếp (nếu cho vay ưu đãi).
người đầu tư gián tiếp không có quyền khống chế xí nghiệp đầu tư mà
chỉ có thể thu lợi tức trái phiếu, cổ phiếu và tiền lãi. Các hình thức
như: viện trợ có hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi hoặc
không ưu đãi, mua cổ phiếu và các chứng khoán theo mức quy định
của từng nước. Trong các nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì một bộ phận
quan trọng là viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ một
số nước có nền kinh tế phát triển.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp
có thể 100% vốn nước ngoài có thể liên kết, liên doanh với doanh
nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước được đầu tư.
2. Vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài :
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam.
3
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
Thứ hai, đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà
nước, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển
vốn và thu ngoại tệ gián tiếp. Đồng thời đóng góp đáng kể vào sự tăng
trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch
vụ.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài là con đường ngắn nhất để dổi mới
công nghệ, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước
như viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử, tin học…góp phần thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng hơn.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo

đoạn 1996-2000 và duy trì ở mức 17-18% tổng vốn đầu tư từ năm
2001 đến nay. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những
năm gần đây ngày càng tăng cao. Trong 5 năm 2001-2005, Việt Nam
thu hút 18,5 tỷ USD; năm 2006 đạt trên 12 tỷ USD. Đặc biệt, năm
2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng 70% so
với 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005
và chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Trong quý I -2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạt 5.436 triệu
USD, tăng 31% so với cùng kì năm 2007.
Về dự án đầu tư, có nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài có quy
mô trên 100 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư lớn trị giá từ 1
tỷ USD trở lên. Tiêu biểu là dự án của tập đoàn Intel Corp (Mỹ) đầu tư
5
xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỷ USD tại TP. Hồ Chí
Minh trong năm 2006, dự án xây dựng Nhà máy Sản xuất Gang thép
(do tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) đầu tư tại miền Nam) trị giá tới
1,126 tỷ USD. Năm 2006, vốn đăng ký đầu tư của 10 dự án đầu tư
nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD. Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút
được hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng
98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã
hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn khoảng
8.590 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số
này, đã có khoảng 50% số dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn
43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký. Trong tháng 3/2008, cả
nước có 75 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu
tư đăng ký là 2.627 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong quý 1
năm 2008 lên 147 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.156 triệu
USD, bằng 36% số dự án và tăng 43% về vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm trước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status