Tài liệu Tiểu luận "Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines" - Pdf 92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING

Môn Quản trị kinh doanh quốc tế
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES
GV hướng dẫn: Th.S. Quách Thị Bửu Châu
Nhóm thực hiện:
1. Ngô Hoàng Thu Hằng - NT4.K33
2. Dương Ngọc Quỳnh Như - NT4.K33
3. Trần Thị Thúy Quỳnh - NT4.K33
4. Lê Uyên Phương – NT4.K33
5. Bùi Ánh Ngọc - NT3.K33
Tp HCM, Tháng 11/2009
Trang 1
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Trang 2

3.5.2 Vốn.................................................................................................46
3.5.3 Thành lập tiêu chuẩn gạo Việt Nam xuất khẩu .............................48
3.5.4.Thuế...............................................................................................49
3.5.5.Pháp Luật.......................................................................................50
3.5.6 Một số chính sách về lương thực...................................................53
3.6.Vai trò về cơ hội vận may rủi.........................................................60
Kết luận...................................................................................................69
Tài liệu tham khảo...................................................................................70
Trang 4
hi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi
mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những
thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt
hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực quốc
gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới.
K
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia
của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo,
Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh
tranh còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, quá trình tự do
hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng làm cho
cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do vậy,
nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng
gạo để tạo ra những bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được vị
trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất
phát từ thực tế đó, chúng em thực hiện bài tiểu luận “Phân tích lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines” nhằm đánh giá khả năng
cạnh tranh của Việt Nam vào thị trường này nói riêng cũng như đối với những
nước khác nói chung nhằm giúp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí về xuất
khẩu gạo trên thị trường quốc tế.

lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã
giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu)
do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ
trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch
lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Năm 2008,
Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với
mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007.
2. PHILIPPINES VẪN DUY TRÌ VỊ TRÍ SỐ MỘT NHẬP KHẨU GẠO
LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM
Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì,
Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị
trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm
Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và
54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4%
Trang 7
về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá
trị và 14,5% về lượng.
Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin,
13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch
xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6%
tại Malaysia).
Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng
và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với
năm 2007. Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng
chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng
nhập khẩu vào năm 2007. Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền
thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hình 2: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008

t hàng năm vào khoa
̉
ng 10% nhu câ
̀
u. Năm 2008, nước na
̀
y nhâ
̣
p
khâ
̉
u 2,4 triê
̣
u tâ
́
n ga
̣
o chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan.
Dưới đây là thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực
Quốc gia Philippine từ tháng 12/2007, khi cơ quan này bắt đầu thực hiện việc
nhập khẩu gạo cho năm 2008. Năm đó, Philippine đã mua kỷ lục 2,3 triệu tấn gạo,
góp phần đẩy giá lên cao kỷ lục.
Thời gian Khối lượng (tấn) Loại gạo Xuất xứ
Tháng 12/2007 410.701,50 25% Việt Nam
12.000 25% Thái lan
Tháng 1/2008 300.000 25% Việt Nam
162.750 25% Thái lan
Tháng 3/2008 10.000 25% Pakistan
125.500 25% Thái lan
160.000 25% Việt Nam

Trong tổng số 1,775 triệu tấn gạo mà Philippine nhập khẩu cho năm 2009,
1,5 triệu tấn thông qua các hợp đồng liên chính phủ với Việt Nam, các công ty tư
nhân mua 200.000 tấn còn lại.
Hiện nay, sau khi Philippines ký hợp đồng nhập 250.000 tấn gạo từ Việt
Nam và Hàn Quốc trong cuộc đấu thầu ngày 4.11. 2009, Phlippines lại tiếp tục
Trang 11
công bố ba cuộc bỏ thầu trong tháng 12 năm 2009 với sản lượng mua mỗi đợt là
600 000 tấn.
Ngoài ra, Philippines dự tính mua thêm 100.000 tấn từ Pakistan, Mỹ, Úc và
Ấn Độ, còn lại là từ các nhà xuất khẩu Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.
Philippines sẽ nhập từ 2,5 – 3 triệu tấn gạo trong năm 2010, sau khi mùa màng bị
bốn cơn bão lớn tàn phá.
Như vậy tính đến thời điểm này, lượng gạo Philippines nhập khẩu cho năm
2010 trong năm nay có thể lên tới 2,05 triệu tấn. Đây là một số lượng nhập khẩu
kỷ lục trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Philippines cũng cho biết nhập khẩu gạo của nước này sẽ đạt ít nhất là 2,35
triệu tấn vào năm tới do ảnh hưởng nặng nề từ các đợt mưa bão. Và trong tình
huống xấu nhất, sản xuất gạo có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường
cùng hiện tượng El Nino, nước này có thể nhập đến 3 triệu tấn gạo.
PHẦN III
Trang 12
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
GẠO VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES
THÔNG QUA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER
rong thương mại quốc tế, các nước đều căn cứ vào lợi thế so sánh của
mình để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đem lại hiệu quả cao
nhất, như Heckscher- Ohlin đã nhấn mạnh: “Một nước sẽ sản xuất và
xuất khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ
và tương đối sẵn có của nước đó”.Chẳng hạn, xuất khẩu dầu mỏ của Trung Cận
Đông, đồng của Zambia, Zaica, Chilê,Pêru, hoặc gỗ của Malaixia, Philippin...Khí

nền tảng cho việc trồng lúa hướng xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những
nước tham gia xuất khẩu gạo tương đối sớm so với nhiều nước xuất khẩu khác
trên thế giới (năm 1880 Việt Nam xuất 300 ngàn tấn gạo sang các nước trong hệ
thống thuộc địa của Pháp).
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển
nông, lâm nghiệp. Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng
trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô,
cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh nghiệm
dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. và
theo đó, cây lúa rất thích hợp với việc trồng lúa cũng như là điều kiện cơ bản để
phát triển xuất khẩu lúa, gạo của nước ta.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên
10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông
lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và
phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m
3
nước.

Đặc điểm địa hình và nguồn nước ở Thái Lan
Thái Lan với tổng diện tích 513.120 km
2
được chia thành 4 vùng: (i) vùng
rừng núi phía bắc; (ii) vùng Đông-Bắc khô hạn với một cao nguyên rộng lớn, (iii)
vùng đồng bằng trung tâm thường xuyên bị ngập lụt; và (iv) vùng bán đảo phía
Nam. Trong số 26,79 triệu ha có thể phát triển nông nghiệp, chỉ có 40% được
canh tác do thiếu nước. Về các yếu tố khí hậu, ngoài chế độ gió mùa Tây-Nam,
Thái Lan chịu ảnh hưởng khô hạn và lạnh của của gió mùa Tây-Bắc. Lượng mưa
trung bình năm ở mức 1.485 mm, trong khi vùng đông bắc chỉ ở mức 1.100 mm.
Lưu vực sông Mê Công ở Thái Lan rộng 188,623 km2 chiếm 36,8% tổng diện tích
Trang 14

hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật - công nghệ.
3.1.2 Yếu tố tăng cường:
3.1.2.1 Phương tiện nghiên cứu
Hiện nay cả nước có khoảng 14 viện nghiên cứu rải đều trong cả nước,
ngoài ra còn có các trường đại học nghiên cứu và phát triến giống lúa và các loại
thuốc trừ sâu bệnh cho cây lúa. Các viện nghiên cứu đều được trang bị các thiết bị
hiện đại nhằm phục vụ tối đa các việc nghiên cứu.
3.1.2. 2 Bí quyết
Một số vùng bị nhiễm phèn, người nông dân ngoài việc dùng các loại vôi
hay phân bón làm giảm lượng phèn, còn dùng thêm bột thuốc lá để tăng độ xốp
của đất, nhiều dinh dưỡng, hạn chế tác hại của phèn, sâu đục thân và các loại
rầy…
3.1.2. 3 C ơ sở hạ tầng
Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường nhắc
tới các hạng mục công trình như: Đường giao thông (trong thôn, liên thôn, liên xã,
liên huyện...), hệ thống thuỷ lợi (các công trình thuỷ nông tưới tiêu nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn
hoá thể thao, trạm y tế, trường học, thông tin liên lạc...
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ tập trung đầu tư của
Nhà nước, cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được
cải thiện đáng kể, điều kiện sống, ăn ở, đi lại học hành, bộ mặt kinh tế-xã hội ở
nông thôn có sự thay đổi rõ rệt.
Từ năm 1999 đến nay đã huy động được trên 29 nghìn tỷ đồng từ nguồn
vốn trong nước, kết hợp với tài trợ quốc tế để xây dựng giao thông nông thôn.
Trong đó nhân dân đóng góp hơn 12 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,99%) và hơn 409
Trang 16
triệu ngày công lao động; địa phương đóng góp hơn 9,7 nghìn tỷ đồng (33,26%);
Trung ương hỗ trợ hơn 2,5 nghìn tỷ đồng (8,76%); các nguồn huy động khác hơn
4,6 nghìn tỷ đồng (15,99%).

giao thông và dân cư. Bước đầu thực hiện các công trình thuỷ lợi ven biển phục
vụ nuôi trồng thuỷ sản, gắn ngọt hoá với việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước
lợ và tận dụng và khai thác thuỷ sản mùa lũ.
 Về hệ thống đê , từ năm 2000 đến nay đã tập trung thực hiện tu bổ, củng cố
đê biển, đê sông từ cấp III trở lên; cứng hoá mặt đê kết hợp giao thông và
phòng chống lũ; trồng tre chắn sóng bảo vệ đê.
 Về điện lưới quốc gia : Điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện
đạt 97,95%; 10.522 xã phường có điện lưới quốc gia, đạt 96,80%; số hộ
dùng điện lưới quốc gia đạt 93,34%.
 Về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến cuối năm
2005, đạt tỷ lệ 62% dân cư nông thôn đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đạt
vệ sinh. Tới cuối năm 2007, đã có 70% cư dân nông thôn có nước sinh hoạt
hợp vệ sinh và có khoảng 30% người dân được dùng nước đạt tiêu chuẩn
của Bộ Y tế, 12% số xã có hệ thống thoát nước thải chung...
 Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nên đã tạo điều kiện phát
triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nên thu nhập
của người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã giảm rõ rệt.
3.2 NHU C ẦU
Tại nhiều đại lý gạo, chợ đầu mối và một số siêu thị khu vực Tp.HCM, các
mặt hàng gạo cao cấp với những tên gọi mới như Hồng Hạc, Chín Rồng vàng
(Công ty Lương thực Tiền Giang), Trạng Nguyên (Công ty Lương thực sông
Trang 18
Hậu), Nàng hương Chợ Đào, Tài nguyên Chợ Đào, Tài nguyên thơm (Long An -
MECOFOOD), đã sánh vai cùng dẻo Thái, thơm Thái, thơm Đài Loan, Hàn Quốc,
thơm Nhật, Jasmine... và trở nên phổ biến, gần gũi với người tiêu dùng.
Vài năm trở về trước, thị trường gạo cao cấp này thường là “đặc quyền” của một
số người dùng có nhiều tiền, bởi giá khá cao. Giá 1kg gạo thơm Hàn Quốc lên đến
18.000 đ/kg; gạo thơm Đài Loan giá 8.600 đ/kg. Gạo Nàng hương Chợ Đào, dù
cho là không “chính gốc” cũng có giá từ 7.500 - 8.000 đ/kg. Ngoài ra, thị trường
còn có sự tham gia của một số sản phẩm gạo từ châu Âu như Hà Lan, Pháp...

gạo ngoại chất lượng... thấp!
Theo ban quản lý chợ Trần Chánh Chiếu - chợ đầu mối gạo lớn nhất hiện
nay tại TP.HCM, hiện có nhiều loại gạo được bán tại đây tuy nhiên chất lượng
không ai kiểm soát. Người mua chỉ biết nhìn vào bảng giá, tên gạo được người
bán niêm yết trên bao gạo. Hoạt động mua bán gạo chủ yếu dựa theo mối quen,
lòng tin của người tiêu dùng với người bán.
Theo ông Lê Văn Bảnh, để mua được gạo ngon, đúng chất lượng, người
dân nên tìm mua gạo có thương hiệu, được đóng gói cẩn thận. Với những gia đình
có thói quen mua gạo tại các điểm bán lẻ thì nên chọn cho mình mối quen hoặc
các đại lý gạo đầu mối, tỉ lệ pha trộn ít hơn
3.3 NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN VÀ HỖ TRỢ
3.3.1 Tóm tắt quy trình sản xuất chế biến gạo:
3.3.1.1 Quy trình sản xuất - chế biến gạo xuất khẩu gồm 03 công đoạn chính
sau:
A/ Công đoạn xử lý và xay xát lúa:

Thu hoạch: Lúa chín được thu hoạch đa phần bằng thủ công, sau đó qua máy
đập lúa loại bỏ rơm và các tạp chất hữu cơ và vô cơ khác. Nếu vụ Ðông – Xuân
Trang 20
thì nông dân phơi lúa dưới nắng mặt trời, vụ Hè – Thu có thể phơi lúa dưới tấm
nylon trắng hay sử dụng máy sấy xử lý độ ẩm sao cho còn khoảng 17 – 18% đem
đi tiêu thụ.

Thu mua & kiểm phẩm: Khi thu mua lúa đã được sơ chế phải thực hiện công
việc lấy mẩu kiểm tra nguyện liệu đầu vào. Mẩu lấy sau khi được phân tích các
chỉ tiêu như độ ẩm, tạp chất, hạt trong nguyên, hạt bệnh, hạt xanh non… bằng các
thiết bị phân tích thử nghiệm chuyên dùng để phân loại lúa. Lúa loại 1 dùng để
sản xuất các loại gạo có phẩm chất cấp thường như gạo: 20%, 25%, 35% tấm….
Sấy công nghiệp: Lúa chưa đạt ẩm độ cần thiết phải cho qua máy sấy để xử lý
độ ẩm; thường là loại máy sấy tầng sôi và loại máy sấy vĩ ngang. Cả hai loại đều

biệt (kết hợp đưa gạo qua sàng tạp chất và hệ thống máy hút bụi trong máy đấu).
Từ các bồn chứa riêng qua bộ phận rải liệu xuống băng tải gạo được chuyển đến
bồ đài tổng, đưa lên bồn chứa qua máy hút bụi làm sạch lần thứ hai.
Công đoạn này có sự giám định của Giám sát viên các cơ quan Giám định
như FCC, SGS, VINACONTROL…
Tùy theo thành phần và chất lượng gạo nguyên liệu mà phân ra thành nhiều
loại khác nhau như: 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 20% tấm, 25% tấm… và tùy
thuộc vào độ ẩm phân loại để xử lý.
Trên cơ sở phân loại gạo nguyên liệu, theo từng loại nguyên liệu cho qua
máy chế biến, thu loại thành phẩm tương ứng sẽ đạt được các thành phần chỉ tiêu
chất lượng xuất khẩu.
Ðóng gói: Nhằm tạo sự đồng nhất của sản phẩm và đạt các tiêu chuẩn trong
hợp đồng xuất khẩu từ bồn chứa gạo thành phẩm được đóng gói bằng bao P.P.
qua cân đạt trọng lượng theo hợp đồng, miệng bao may hai đường chỉ coton song
song với nhau để đảm bảo trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.
Ðặc biệt đơn vị thường xuyên theo dõi hàng hóa trong các phân xưởng -
kho bãi, kịp thời xử lý côn trùng sâu mọt, duy trì môi trường trong và ngoài phân
xưởng – kho bãi luôn thoáng mát, sạch sẽ; hạn chế tối đa tình trạng hàng hóa
xuống cấp.
Trang 22
C/ Công đoạn bốc xếp và vận chuyển gạo thành phẩm đến Cảng xuất
hàng:
Vận chuyển & xuất hàng: Gạo thành phẩm sau khi đóng gói hoàn thành công
nhân vác chuyển xuống sà lan, năng lực bốc xếp bình quân tại bến xuất nhập hàng
hóa của đơn vị khoảng 200 – 300 tấn gạo / ngày. Tùy theo yêu cầu có thể hun
trùng tại kho hoặc dưới sà lan. Từ bến của đơn vị, sà lan vận chuyển đến Cảng
xuất hàng không quá 24 giờ.
Trong quá trình sản xuất, bảo quản và giao thương, đơn vị luôn thực hiện tốt:
 Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng đúng loại thuộc hun
trùng, đúng liều và đúng lúc.

giảm giá mua nguyên liệu đầu vào phù hợp và được người bán chấp nhận.
3.3.2 Những ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ:
Với sự phát triển đi lên của xã hội, nhu cầu gạo cấp cao, gạo đặc sản sẽ
ngày càng tăng lên, ngược lại nhu cầu gạo cấp thấp sẽ ngày càng giảm dần. Gạo
phẩm cấp thấp vừa có sức cạnh tranh kém hơn vừa khó mở rộng thị trường xuất
khẩu. Ngược lại, đa số những nước phát triển có nhu cầu lớn về loại gạo chất
lượng cao. Xu thế này đang chiếm đa số, nên khả năng mở rộng thị trường lớn
hơn. Mặt khác, chất lượng gạo xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo thị
trường xuất khẩu. Với những loại gạo có chất lượng càng cao thì giá cả càng cao,
làm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo. Để sản xuất lúa gạo nói chung và xuất khẩu
gạo nói riêng nâng cao hiệu quả kinh tế, con đường nhanh nhất là phải tăng sản
lượng gạo phẩm cấp cao, hạ sản lượng gạo phẩm cấp thấp. Do vậy, có thể khẳng
định rằng chất lượng gạo là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh
xuất khẩu của mặt hàng gạo xuất khẩu.Trên thực tế, chất lượng gạo xuất khẩu phụ
thuộc vào những yếu tố cơ bản sau.
3.3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo:
3.3.2.1.1Giống lúa
Trên thực tế, giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất
Trang 24
lượng gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài,
gạo hạt ngắn hạt....Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại giống lúa và
chủng loại khác nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng gạo vừa để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú. Ví dụ,
người Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản....ưa dùng loại gạo hạt dài, chất lượng cao; còn
người Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hàn Quốc....ưa dùng loại gạo hạt trong, dẻo; một
số thị trường cấp cao thích gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.... Đối
chiếu với Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự đa dạng về chủng loại gạo xuất khẩu
của ta còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh vốn có của mình. Đó là
chúng ta có những giống lúa thơm đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám thơm,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status