Tiểu luận QTNNL - Làm thế nào để tạo môi trường thuậnlợi cho nhân viên làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp - Pdf 95

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các tổ chức,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn phải đối mặt với vô vàn khó khăn,
thử thách. Đó là sự cạnh tranh của các đối thủ trực tiếp trong ngành, các sản phẩm
thay thế trong tương lai, sự tụt hậu về công nghệ, sự yếu kém trong quản trị,…
Chính vì vậy, để vượt qua những trở ngại đó, nhà quản trị của một tổ chức, doanh
nghiệp cần phải nhận định đúng đắn những yếu tố mà tổ chức, doanh nghiệp mình
có thể tận dụng tối đa để đem lại lợi ích và hiệu quả cao nhất.
Chúng ta có thể khẳng định rằng con người chính là yếu tố quyết định đến sự
thành công hay thất bại của một tổ chức, doanh nghiệp; là nhân tố tiên quyết, tác
động trực tiếp lên các nhân tố khác. Nhà quản trị thực thụ luôn đặt nhân tố con
người lên hàng đầu. Trong mọi quá trình phát triển của 1 doanh nghiệp từ khởi
đầu, tăng trưởng phát triển và sung mãn thì yếu tố con người luôn luôn là nhân tố
quan trọng nhất. Một tổ chức, doanh nghiệp muốn sở hữu nguồn nhân lực đạt cả
về số lượng và chất lượng cần phải có những hoạt động tuyển dụng, tuyển mộ một
cách rộng rãi, chọn lọc sao cho có thể thu hút được sự quan tâm của những người
vừa có tài năng, vừa có đạo đức, sẵn sàng ra sức để làm việc, cống hiến cho doanh
nghiệp một cách say mê, nhiệt huyết và gắn bó nhất.
Đứng trên góc độ tổ chức, doanh nghiệp, họ luôn mong muốn sở hữu, sử dụng
hiệu quả những con người ưu tú. Trong thực tế thì mong muốn chủ quan và thực tế
khách quan có sự chênh lệch không nhỏ. Họ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt trong
việc tuyển dụng, tuyển mộ nguồn nhân lực bởi các đối thủ cạnh tranh. Vậy đâu là
kim chỉ nam cho một doanh nghiệp để thu hút được con người (nhân viên) về với
mình.Môi trường làm việc thuận lợi có phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân
viên hay không?Đó chính là đáp án cho câu trả lời làm sao để thu hút và giữ chân
nhân viên, là yếu tố quyết định đến khả năng sáng tạo, cống hiến của nhân viên cho
một doanh nghiệp. Nhà quản trị phải luôn nhớ rằng: “Tuyển dụng được nhân viên
giỏi đã khó, sử dụng nhân viên giỏi càng khó và giữ chân được họ thì càng khó hơn
nữa”. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Làm thế nào để tạo môi trường thuận
lợi cho nhân viên làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp?”
NỘI DUNG

Thứ hai, môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường tạo điều kiện thuận lợi
cho người lao động phát huy được tối đa năng lực của mình và được hưởng mức thu
nhập xứng đáng với mức cống hiến cho doanh nghiệp. Do vậy, môi trường đó cần có
những điều kiện sau:
-Có chiến lược phát triển rõ ràng. Kinh doanh có hiệu quả hoặc tiềm năng phát triển
tốt.
-Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp.
-Phân công công việc rõ ràng đến từng phòng ban và người lao động.
-Cấp trên gương mẫu: đi đầu trong sinh hoạt và công việc, dám chịu trách nhiệm.
-Khuyến khích cấp dưới làm việc tận tụy, đóng góp các ý kiến trong công việc, đưa
các sáng kiến.
-Kịp thời ghi nhận thành tích, đóng góp của CBCNV.
-Chế độ lương, thưởng - phạt rõ ràng, phúc lợi tốt.
Thứ ba, môi trường làm việc chuyên nghiệp hiểu theo nghĩa nhân sự bao gồm những
điều như sau:
-Quy trình làm việc rõ ràng - tài liệu hướng dẫn về qui trình
-Vị trí công việc rõ ràng - quyền hạn trách nhiệm , phương thức báo cáo
-Trang thiêt bị đầy đủ không phải đi mượn, không phải tranh dành nhau in bản báo
cáo
-Tinh thần làm việc chuyên nghiệp - ai làm chuyên môn người đó, họp tác với nhau
làm việc , không bè phái,
-Cấp trên quản lý chuyên nghiệp : thể hiện lãnh đạo chứ không phải lãnh quyền lợi,
phát triển nhân viên
-Mô hình kinh doanh lành mạnh: mô hình kinh doanh công ty lành mạnh không chộp
giựt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. không đè nén nhà cung cấp , thể hiện tinh
thần win- win, hướng về giá trị xã hội
-Công ty thật sự coi người lao động là tài sản công ty không phải là những con người
sử dụng với chi phí thấp
Qua một số khái niệm đã dẫn chứng ở trên ta có thể phần nào hình dung ra những
yếu tố mà một tổ chức, doanh nghiệp cần phải có để có thể hình thành một môi

Đừng bao giờ để quyền lực đánh mất những niềm vui thường nhật của bạn,
cũng như tranh thủ tìm thấy những niềm vui trong công sở. Nụ cười trên môi cũng là
dấu hiệu chứng minh bạn luôn làm chủ được tình hình, dù trong cuộc sống hay trong
công việc. Nhân viên quét dọn, cô thư ký, thủ quỹ hay cả người bảo vệ luôn theo dõi
những biến đổi trên khuôn mặt của bạn. Họ cố gắng làm việc tốt và hi vọng được
ngợi khen bằng thái độ hòa nhã của bạn.
Nói như vậy không nhất thiết là bạn phải ép mình tỏ ra vui vẻ khi bạn không
muốn thế. Nụ cười chỉ có sức mạnh khi nó xuất phát tự đáy lòng. Và nên nhớ, nhân
viên của bạn luôn thừa thông minh để nhận biết đâu là nụ cười mỉa mai.
3. Hiểu tâm lý người khác
Không quá khi nói rằng tâm lý học là một phần quan trọng của khoa học quản
lý. Bạn luôn cần đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét những vấn đề của cấp
dưới. Cũng cần chấp nhận việc nhân viên này không hợp tính với nhân viên kia.
Trước khi làm cho mọi chuyện rõ ràng để có những điều chỉnh hợp lý, lãnh đạo không
nên cố xếp những nhân viên có cá tính trái ngược nhau vào cùng một nhóm. Công tác
nhân sự không thể tùy tiện “tự nhiên chủ nghĩa” vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả công việc.
Mặt khác, khi bạn đã đưa ra việc hỏi ý kiến nhân viên thì hãy chuẩn bị tinh
thần với những ý kiến không giống như mình mong muốn. Những ý kiến phản biện
mới là cơ sở để để người lãnh đạo nhận ra những sai sót trong cơ chế quản lý cũng
như mỗi dự án, từ đó đề ra phương án khắc phục hợp lý.
4. Không để tâm đến việc nhỏ
Việc quan tâm đến đội ngũ nhân viên chỉ nên dừng lại ở việc biết sinh nhật,
điều kiện sức khỏe, còn lại những mối quan hệ riêng tư hay thói quen tiến hành công
việc cụ thể, người lãnh đạo không cần quá quan tâm. Chỉ cần cho nhân viên thấy rõ
bạn đánh giá cao hiệu quả công việc và có những khen thưởng công bằng là được.
Việc có tình cảm riêng với nhân viên cũng được coi là điểm tối kỵ trong công
sở. Việc này sẽ gây sức ép cho cả bạn lẫn đối phương, các nhân viên khác cũng luôn
cảm thấy có nguy cơ của sự thiên vị. Trong trường hợp không tránh khỏi, tốt nhất là
chuyển người kia sang bộ phận khác. Với chuyện tình cảm của các nhân viên với

chức.
1. Xây dựng giao tiếp nội bộ
Khi DN phát động các chương trình thi đua, huấn luyện ngoài trời, các buổi liên hoan
nhằm xây dựng văn hóa tổ chức cũng như phát triển tinh thần đồng đội, gắn kết
nhân viên với nhau thì rất ít người quan tâm và các hoạt động này dần rơi vào quên
lãng.
Để tăng tính đoàn kết trong nhân viên, các DN cần quan tâm nhiều hơn đến “giao tiếp
nội bộ”. Giao tiếp nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, nếu DN có hệ thống thông tin tốt
và hiệu quả thì nhân viên sẽ biết rõ vị trí của mình, công việc mình phải làm, tình hình
kinh doanh của công ty và các mục tiêu mà công ty đang cố gắng đạt được. Lúc đó
nhân viên sẽ cảm thấy mình là thành phần quan trọng, là nhân tố tạo nên thành công
của công ty và tất cả sẽ phấn đấu hết mình vì các mục tiêu chung của tổ chức.
Giao tiếp nội bộ không những giúp DN hạn chế những xung đột có thể xảy ra trong tổ
chức, mà còn góp phần làm gia tăng tinh thần đồng đội.
2.Nhân sự tiên phong
Mọi hoạt động nhằm xây dựng nên môi trường làm việc lý tưởng đều cần có sự tham
gia của toàn thể nhân viên, bởi đây là hoạt động dành cho tập thể chứ không của
riêng ai. Đặc biệt, bộ phận nhân sự phải là đầu tàu dẫn dắt mọi người.
Những câu hỏi đơn giản nhưng đầy tình cảm, thể hiện sự quan tâm: “Vợ con anh dạo
này ra sao?”, “Công việc của em thế nào, có gặp khó khăn gì không?” chính là sự động
viên tinh thần lớn lao đối với toàn thể nhân viên công ty. Ngoài ra, những buổi sinh
hoạt dã ngoại, những bữa tiệc sinh nhật của nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng
không kém, nhằm tạo sự kết nối tập thể. Trong những hoạt động ấy, các cấp lãnh đạo,
không phân biệt cấp lớn hay nhỏ, đều cần phải chan hòa với tất cả nhân viên.
Thứ ba, các cấp quản lý cần có những cách thức gì để tạo ra môi trường làm việc lý
tưởng, phù hợp cho nhân viên?
1.Truyền động lực cho nhân viên
Tạo không khí tích cực giúp cho nhân viên có động lực làm việc, cũng như gắn kết với
công ty là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên và nên được duy trì thường xuyên tại các
công ty. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế

chia sẻ để loại bỏ những trở ngại không cần thiết. Làm được điều đó, bạn sẽ khiến
nhân viên đạt tới đỉnh cao năng suất và hiệu quả công việc.
4.Đánh giá khách quan và chia sẻ những với thất bại của nhân viên
Một cuộc đấu thầu không thành công, kế hoạch kinh doanh kết thúc bị thua lỗ, một
cuộc bảo vệ dự án thất bại… Nếu nhân viên gặp thất bại trong công việc mà không
nhận được sự đánh giá khách quan và chia sẻ từ sếp, họ sẽ có một tâm trạng nặng nề.
Tâm trạng này sẽ ảnh hưởng đến mọi công việc khác. Điều này tiếp diễn sẽ không chỉ
ảnh hưởng tới sự nghiệp của nhân viên nói riêng mà còn cả năng suất, hiệu quả của
công ty nói chung. Vì vậy, bên cạnh việc động viên nhân viên làm việc hết mình, một
người quản lý cũng cần giúp đỡ khi họ gặp thất bại, giúp họ nhìn nhận lại vấn đề một
cách khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm và động viên họ tiếp tục phấn đấu.
5.Thấu hiểu cảm xúc của nhân viên
“Con người là tổng hòa các mối quan hệ”, ngoài công việc nơi công sở họ còn có nhiều
vấn đề, mối quan tâm cần giải quyết và cũng có thể gặp những chuyện không như ý,
những điều làm họ tổn thương và vô hình chung nó sẽ "theo" họ đến nơi làm việc. Khi
nhân viên có nỗi niềm tâm sự, nhưng không ai chú ý tới, họ sẽ mắc kẹt trong trạng
thái cô độc. Họ cũng sẽ không lắng nghe hay quan tâm tới những điều bạn nói. Hãy
cảm thông điều đó và nếu cố gắng hiểu được những trăn trở của nhân viên, kể cả
trong công việc cũng như cuộc sống riêng, mối quan hệ giữa nhân viên và người quản
lý sẽ ngày càng gắn bó, góp phần xây dựng môi trường làm việc hòa hợp, vững mạnh.
6.Ghi nhận thành công của nhân viên
Chúc mừng thành công của công ty và của cá nhân không chỉ tạo ra tiếng vang tích
cực trong tập thể, mà còn tạo ra sự hưng phấn cho mỗi nhân viên khi được tôn vinh.
Hành động này chắc chắn sẽ nuôi dưỡng thái độ làm việc nhiệt huyết hơn và tinh
thần sẵn sàng đương đầu và vượt qua thách thức của nhân viên.
Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều có đặc thù riêng nên môi trường làm việc không
thể giống nhau. Môi trường làm việc của một nhân viên ngân hàng khác với một công
nhân khai thác mỏ, một cán bộ công chức khác với một kỹ sư xây dựng,… Việc tạo ra
môi trường làm việc thuận lợi là không hề đơn giản đối với nhà quản trị. Để làm rõ
vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể trong thực tế thì các tổ chức, doanh

được hôm nay có các món ăn nào. Các món ăn thay đổi hàng ngày và rất phong phú,
đủ khẩu vị của các quốc gia có nhân viên làm việc tại trụ sở. Các quầy kệ được bố trí
khá bắt mắt, từ khu ăn uống đa quốc gia, đến khu dành cho các món ăn của người Ấn
Độ, từ khu tiệc mặn đến khu ăn chay, rồi đến quầy giải khát và tráng miệng, tất cả
như một nhà hàng buffet hảo hạng phục vụ các thực khách khó tính.
Đặc biệt, cứ chiều thứ 6, và lúc 4 giờ chiều, ngày mọi người thở phào “Thanks God it’s
Friday”, các Googler được phục vụ nhiều món ngon hơn, có cả bia và sâm banh sau
một tuần làm việc cật lực. Chưa hết, mỗi nhân viên hàng tháng được dẫn thêm hai
người bạn vào cùng ăn uống.
Vũ cho biết hơn 300 Googler ở đây có thể chọn cho mình nhiều nơi chốn để làm việc
hoặc thư giãn. Google luôn tạo ra một phong cách làm việc mở, chính vì thế trong
khuôn viên trụ sở các nhà ăn, khu vui chơi giải trí, thư viện và nơi làm việc không hề
có sự ngăn cách. Bất cứ mọi người, mỗi khi có chuyện cần trao đổi đều có thể kéo
nhau vào các phòng họp, quán cà phê, ghế thư giãn, bàn ghế đủ loại hình thù hay
những thiết kế rất riêng tùy chọn. Những phòng họp nhỏ được bài trí khá bắt mắt,
với đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất, đều dành cho nhân viên sử dụng. Đặc biệt, mỗi
phòng họp được đặt tên và trang trí theo phong vị của một thành phố châu Á để nhắc
nhở về văn hóa cổ truyền của phương Đông mà Nha Trang là một phòng trong đó.
Những bà mẹ có con nhỏ thì đã có phòng riêng cho mình để lấy sữa chăm con. Ai mệt
mỏi nhưng không muốn nghỉ ngơi thì có thể dùng một trong hai phòng massage mà
công ty xây ngay trong khuôn viên. Khỏe thì đánh bóng bàn, chơi billards, banh bàn.
Muốn nhâm nhi thì có góc cà phê khá riêng tư và tĩnh lặng. Không thích thì kéo nhau
ra thư viện để vừa ăn, vừa đọc sách, vừa nói chuyện, trao đổi, chia sẻ, lại vừa có thể
tranh thủ chợp mắt trong những quầy nhỏ, kín đáo. Muốn đánh giấc thì kê mình lên
những chiếc võng rộng rãi và êm ái. Ai thích ngắm cảnh thì bưng đồ ăn vào một
phòng có vách ngăn, nhìn ra vịnh Marina ngắm những con tàu đến và đi hay các tòa
tháp chọc trời đang nối đuôi nhau mọc lên, cũng đủ thấy thú vị. Chưa hài lòng nữa thì
ra bếp nhỏ, nơi có đồ ăn, thức uống ngay bên cạnh chỗ làm việc, chẳng phải phiền
lòng đi xa.
Hãng dịch vụ tìm kiếm này trong nhiều năm qua được đánh giá là một nơi đáng để

trưởng tiếp theo của Google.
Thứ hai là FPT, một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.
Phát huy tính sáng tạo và tài năng
FPT Telecom mang đến cho nhân viên nhiều cơ hội để sáng tạo, đưa ra đề xuất và cải
tiến, khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến và tranh luận; đánh giá cao những ý
tưởng mới, sự đóng góp và đặt biệt đề cao tính đa dạng, từ đó giúp nhân viên phát
huy tính sáng tạo và tài năng của bản thân.
Quyền lợi tương xứng với năng lực
Với phương châm coi đội ngũ cán bộ nhân viên (CBNV) là nhân tố chủ yếu quyết định
sự thành công hay thất bại của công ty, FPT Telecom hết sức quan tâm đến việc phát
triển và củng cố đội ngũ CBNV, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBNV. Điều
này thể hiện ở chỗ FPT Telecom luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật lao động,
các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho CBNV trong
công tác, học tập, thăng tiến.
Chính sách lương
Một năm, ngoài lương cơ bản hàng tháng, nhân viên được hưởng thêm tháng lương
thứ 13.Ngoài ra tuỳ theo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty, đơn vị, nhân viên
FPT Telecom còn được hưởng lương kinh doanh, lương mềm vào cuối năm.
Chế độ phụ cấp
Ngoài chế độ lương, tuỳ thuộc vào vị trí công việc và chức danh theo quy định của
từng thời kỳ, nhân viên FPT Telecom còn được hưởng các chế độ phụ cấp nhằm góp
phần bù đắp kịp thời, tương xứng sức lao động, sự đóng góp của nhân viên như phụ
cấp điện thoại, phụ cấp kiêm nhiệm
Chế độ phúc lợi khác
• Tại FPT Telecom, tất cả nhân viên chính thức đều được tham gia Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của Luật Lao
động và Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhân viên FPT Telecom còn được
hưởng bảo hiểm FPT Care cho bản thân và gia đình, bảo hiểm đi công tác nước
ngoài theo quy định công ty.
• Trợ cấp đồng phục: dành cho các đối tượng ở các vị trí như lễ tân, dịch vụ

bởi theo em nghĩ môi trường làm việc sẽ tác động trực tiếp đến niềm đam mê, hứng
thú làm việc và sáng tạo của mình chứ không phải là chế độ lương thưởng cao hay
thấp.
Ngân hàng X trả lương cao hơn, chế độ tốt hơn nhưng môi trường làm việc chỉ xoay
quanh 4 bức tường, không có sự tương tác giữa các nhân viên với nhau và giữa lãnh
đạo và nhân viên thì bản thân em cũng như mọi người sẽ không cảm thấy thoải mái
trong quá trình làm việc, sẽ không thể sáng tạo, ra sức hết mình vì ngân hàng mình và
ngược lại nếu ngân hàng Y trả lương thấp hơn khoảng 30%, chế độ kém hơn một tí
nhưng nếu môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái thì chắc chắn ngân hàng Y chính
là sự lựa chọn của em.
Có thể nói là 2 yếu tố vật chất và tinh thần luôn đi đôi với nhau trong quá trình làm
việc. Tiền lương, thu nhập từ công việc là mối quan tâm của đa phần giới trẻ hiện nay
nhưng thực tế nếu làm việc trong một môi trường mà tinh thần, cảm xúc không được
thỏa mãn thì hiệu quả công việc sẽ không như mong muốn, lâu dần sẽ tạo ra sự ức
chế, suy nghĩ tiêu cực từ 1 cá nhân rồi lây lan sang 1 tập thể và hậu quả là không thể
lường trước được.
LỜI KẾT
Quan những nội dung đã trình bày ở trên, có cả lý thuyết, thực tiễn và quan điểm của
bản thân, bài tiểu luận một lần nữa khẳng định rằng yếu tố môi trường làm việc
thuận lợi, lý tưởng, thoải mái chính là yếu tố tiên quyết để một tổ chức, doanh nghiệp
thu hút sự quan tâm của người lao động, sử dụng hiệu quả sức lao động và giữ chân
được nhân viên, tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động và doanh nghiệp.
Nhà tuyển dụng, nhà quản trị cần nắm rõ tâm lý này của nhân viên, không chủ quan
trong việc đưa ra các quyết định, không gây áp lực, lợi dụng và coi nhân viên như một
công cụ kiếm tiền cho doanh nghiệp mà ngược lại phải có sự tương tác, quan tâm,
lắng nghe tâm tự, nguyện vọng của họ, phải coi nhân viên là một thực thể không thể
thiếu trong doanh nghiệp, một nguồn lực, một tài sản quý giá của doanh nghiệp, từ
đó tạo ra một môi trường thuận tiện nhất cả về cơ sở vật chất, tinh thần đáp ứng
được yêu cầu của nhân viên.
Bản thân nhân viên cũng cần có sự tự giác, tinh thần học hỏi, đoàn kết giữa cá nhân


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status