Tài liệu Kỹ thuật trồng đậu đũa - Pdf 96

Kỹ thuật trồng đậu đũa

Nguồn: agriviet.com
ĐẬU ĐŨA
Tên khoa học: Vigna sesquipedalis Fruwirth
Vigna sinensis spp.
Dolichos sesquipedalis L.
Họ Đậu: Leguminosae, Fabaceae
1. GIỚI THIỆU
Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (
Vigna
unquiculata
) được trồng nhiều ở Trung Quốc; vùng Đông Nam Châu Á như Thái
Lan, Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và
mở rộng sang Châu Phi.
Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường
nước ngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất
trái dựa trên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất
thay đổi tùy mỗi thị trường. Dạng trái cực dài, màu xanh nhạt hầu hết được chấp
nhận ở Thái Lan và Hồng Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn, màu xanh
đậm vì có nhiều trái/kg. Đậu xuất khẩu sang Châu Âu và Canada thì thích trái dài
trung bình, màu xanh nhạt.
2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC
Cây thân thảo hằng năm, hệ thống rễ phát triển tốt.
Thân bò, leo quấn, có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím.
Lá kép 3 lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẻ, mặt lá ít lông tơ.
Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở đỉnh.
Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noản với 12 - 21 noản.
Hoa lưỡng tính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu
khô, nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỉ lệ nầy có thể tăng đến 40%.
Trái dài 30 - 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại. trái

Năng suất, phẩm chất trái, khả năng thích nghi điều hiện thời tiết của các giống rất
cũng khác nhau. Giống hạt trắng cho trái thịt dầy, ăn ngon, năng suất cao và
thường trồng trong mùa nắng. Giống hạt đỏ và hạt đen cho trái thịt mỏng, ăn giòn,
thích hợp canh tác trong mùa mưa. Đậu leo cho năng suất từ 18 -25 tấn/ha. Hiện
nay các Công Ty Giống có nhiều giống cao sản đã qua tuyển lựa và thích hợp canh
tác cho các mùa khác nhau và cho trái đáp ứng yêu cầu thương phẩm.
4. KỸ THUẬT CANH TÁC
4.1. Thời vụ
Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. Vụ Đông Xuân gieo tháng
11 - 12 dl, vụ Xuân Hè gieo tháng 2 - 3 dl, vụ Hè Thu gieo tháng 5 - 6 dl và vụ
Thu Đông gieo tháng 8 - 9 dl.
4.2. Cách trồng
Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và
phơi ải 7 - 10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 - 20 cm.
Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0.40 m, mỗi lỗ để 2 cây.
Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 50 x 30 cm, mỗi lổ để 2 cây.
Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên
gieo dầy để thu được năng suất cao.
Khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo.
Lượng giống gieo 18 - 20 kg hạt /ha (đậu leo) và 30 - 40 kg hạt (dạng lùn).
4.3. Bón phân:
Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu
của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove
nên thường bón lượng phân cao hơn. Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là:
N: 180 - 250 kg/ha
P2 O5: 150 - 200 kg/ha
K2O : 80 - 120 kg /ha
Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 : 1 tấn phân 16-16-8, 100 - 150 kg
Urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl hoặc 400 - 450 kg Urê, 800 - 1.000 kg super lân,
150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

dài 30 - 40 ngày với 12 -15 lứa. Khi thu dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái,
không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.
Năng suất các giống đậu đũa leo cải thiện từ 25 - 35 tấn/ha


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status