Tài liệu Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường - Pdf 98

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ
tim ở bệnh nhân đái tháo đường

Kiểm tra đường huyết.
Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy
cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ
số ĐH sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc
các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Hiện nay, đây là một trong
những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia
trên thế giới.
Mối liên hệ giữa ĐTĐ và các biến chứng tim mạch
ĐTĐ týp 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng ĐH mạn tính đã và đang là
một trong những mối đe doạ chủ yếu đến sức khoẻ con người ở thế kỷ 21. ĐTĐ là
một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở
bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người bình thường là một ví dụ minh
chứng cho nhận xét nói trên.
Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể điều chỉnh và thay đổi
được đó là tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu với LDL-C tăng, HDLC
giảm và nồng độ hemoglobine Alc (Hb A1 c). Với người bệnh ĐTĐ týp 2, những
yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhất là ĐH và/hoặc
nồng độ HbA1c. Cần nhấn mạnh rằng, tần suất các biến chứng tim mạch do tổn
thương vi mạch hay các mạch máu lớn đều liên quan đến sự cân bằng ĐH và biến
chứng tim mạch tăng lên rõ rệt ngay khi tỷ lệ HbA1c vượt quá 6%. Tỷ lệ nhồi máu
cơ tim trong 10 năm giảm tới 15% nếu nồng độ HbA1c giảm 0,9%. Điều này
chứng tỏ kiểm soát ĐH là một mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân
ĐTĐ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ thì không nên sử dụng
HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ ĐH bệnh
nhân, mà cần phải lưu ý đến lượng ĐH sau ăn của người bệnh.
Tăng ĐH sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh
nhân ĐTĐ
Chỉ chú ý điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói ở bệnh nhân ĐTĐ là chưa đủ.

HbA1c của bệnh nhân ổn định là đạt mục tiêu điều trị. Bình thường hoá và ổn định
ĐH khi đói, nồng độ HbA1c, nồng độ ĐH sau ăn cần phải tiến hành một cách hệ
thống và đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị ĐTĐ, hoặc rối
loạn dung nạp glucose là những quan niệm mới trong kiểm soát và điều trị tích cực
(traitement intensifié) bệnh ĐTĐ hiện nay.
Hiện nay, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối
với người bệnh ĐTĐ týp 2 là quan niệm điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm,
điều trị đồng bộ, nhằm bình thường hoá và ổn định ĐH khi đói và đặc biệt là ĐH
sau ăn - một thái độ điều trị mà hiện nay đang rất cần được sự lưu ý đúng mức
ngay cả đối với nhiều thầy thuốc chuyên khoa.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status